Đánh giá nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại vườn quốc gia phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 35)

3. Ý nghĩa cuả đề tài

1.3.3. Đánh giá nhận xét chung

1.3.3.1. Thuận lợi:

- VQG Phia Oắc - Phia Đén có diện tích đất đai rộng lớn và tính chất đất còn tốt do vậy đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sựđa dạng về thành phần loài và hệ

sinh thái của địa phương.

- VQG có hệ thống ban quản lý với số lượng lớn và chất lượng cao do vậy việc bảo tồn được duy trì và phát triển tốt, đóng góp lớn vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học cho VQG.

- Địa hình phức tạp hiểm trở do vậy việc khai thác trái phép và các hoạt động làm suy giảm giá trị sinh học ít.

- Khí hậu là điều kiện thuận lợi để VQG lưu giữ và bảo tồn một số loài động thục vật đặc hữu.

- Lực lượng lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống lao động cần cù, chịu khó. - Có tiềm năng phát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái

1.3.3.2. Khó khăn:

- Một số hộ dân còn sinh sống và làm nương bãi vùng lõi trong VQG.

- VQG có hệ động thực vật tương đối phong phú là nơi nhòm ngó của các đối tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên.

- VQG rộng nhưng số kiểm lâm viên địa bàn thì quá ít không đáp ứng được nhu cầu về bảo vệ.

- Người dân sống một phần chủ yếu dựa vào rừng nên cần có thời gian thay đổi lối sống này.

- Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí chưa cao, chủ

yếu là trồng trọt và khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng làm cho diện tích rừng bị giảm đi nhanh chóng.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cu: Đề tài chỉ nghiên cứu các loài cây LSNG hiện có ở

Khu Bảo tồn dùng làm dược liệu và thực phẩm.

- Phm vi nghiên cu: Đề tài nghiên cứu về thành phần loài lâm sản ngoài gỗ

dùng làm dược liệu và thực phẩm, hiện trạng khai thác và sử dụng, đặc điểm phân bố, mức độ gây trồng các loài này tại địa phương.

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: tại các xã thuộc Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2019 đến tháng 6/2020

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, thống kê những loài lâm sản ngoài gỗđược người dân trong vùng sử

dụng làm dược liệu và thực phẩm (danh lục các loài LSNG).

- Điều tra hiện trạng khai thác và sử dụng những cây lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm của người dân.

- Phân tích nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên LSNG dùng làm dược liệu và thực phẩm.

- Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững những loài cây này.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thp và phân tích s liu th cp

- Thu thập và phân tích số liệu thứ cấp (bao gồm: Luận chứng kỹ thuật thành lập khu bảo tồn; các nghiên cứu đã được thực hiện trong khu vực, các điều tra cơ bản của khu bảo tồn về thành phần loài động thực vật, điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội, các nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam, các văn bản luật và chính sách có liên quan…). Đây là những cơ sở dữ liệu ban đầu, là nguồn thông tin định hướng cho các bước nghiên cứu tiếp theo.

2.4.2. Công tác ngoi nghip

2.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn

Sử dụng phương pháp điều tra thông qua các bảng hỏi, phỏng vấn linh hoạt với các câu hỏi mở, phỏng vấn bán cấu trúc… Phỏng vấn sâu những người có kinh nghiệm như:

- Phỏng vấn cán bộ địa phương: Được thực hiện đầu tiên nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của thôn: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng và LSNG.

- Phỏng vấn những người dân có tham gia thu hái, sử dụng các loài thực vật rừng làm thuốc, thực phẩm. Địa điểm phỏng vấn tại các gia đình hoặc trên đường họ đi rừng hái thực vật rừng làm dược liệu và thực phẩm, hoặc ở chợ. Phỏng vấn được thực hiện tại 5 xã thuộc Vườn quốc gia, mỗi xã phỏng vấn 20 hộ. Các hộ phỏng vấn

được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên.

- Sử dụng bảng câu hỏi: đề nghị người cung cấp tin (NCCT) liệt kê đầy đủ tên những loài lâm sản ngoài gỗ được người dân trong vùng sử dụng làm thực phẩm bằng tiếng dân tộc của họđể tránh được sự nhầm lẫn tên cây giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.

- Phỏng vấn cán bộ Vườn quốc gia: Cuộc phỏng vấn này nhằm tìm hiểu tình hình chung về quản lý rừng và đất rừng của Khu bảo tồn, các chính sách, chương trình thực hiện tại vùng đệm và việc sử dụng LSNG, tài nguyên rừng của các cộng đồng

địa phương trong vùng đệm. Đồng thời nhằm kiểm tra chéo thông tin thu thập tại các thôn điểm và thu thập bổ sung tài liệu.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra theo tuyến

- Điều tra theo tuyến với người cung cấp thông tin quan trọng: Dựa trên cơ sở

kết quả tổng hợp thông qua bảng hỏi, lựa chọn người cung cấp thông tin quan trọng và tiến hành xác định tên khoa học và vị trí phân loại của các LSNG.

- Xác định tuyến điều tra: Tuyến điều tra được xác định dựa trên thực trạng thảm thực vật, địa hình và phân bố loài LSNG trong khu vực. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau như: nơi ẩm, ven suối, bờ ruộng, chân đồi, chân núi,…để

xác định sự phân bố, sinh trưởng, tái sinh, mật độ,… của các loài lâm sản ngoài gỗ cần tìm hiểu để kiểm chứng những thông tin thu được qua bảng hỏi. Mỗi tuyến cứ 100m chênh cao thì lập 1 ô tiêu chuẩn. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra được chọn cụ thể là các tuyến sau:

+ Thị trấn Tĩnh Túc:

Tuyến 1: Bắt đầu từđộ cao 742m – 923m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từđộ cao 923 – 1012m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 3: Bắt đầu từđộ cao 1012m – 1241m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 4: Bắt đầu từđộ cao 1241m – 1419m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từđộ cao 1419m – 1610m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từđộ cao 1610m – 1824m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 7: Bắt đầu từđộ cao 1824m – 1931m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. + Xã Hưng Đạo:

Tuyến 1: Bắt đầu từđộ cao 1200m – 1350m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từđộ cao 700 – 950m. Lập 3 ô tiêu chuẩn. Tuyến 3: Bắt đầu từđộ cao 1150m – 1220m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 4: Bắt đầu từđộ cao 950m – 1250m. Lập 3 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từđộ cao 1120m – 1270m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từđộ cao 1100m – 1380m. Lập 3 ô tiêu chuẩn. + Xã Quanh Thành:

Tuyến 1: Bắt đầu từđộ cao 810m – 921m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từđộ cao 921m – 1012m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 3: Bắt đầu từđộ cao 1012m – 1095m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 4: Bắt đầu từđộ cao 1095m – 1180m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từđộ cao 1180m – 1280m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từđộ cao 1280m – 1345m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. + Xã Phan Thanh:

Tuyến 1: Bắt đầu từđộ cao 753m – 912m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từđộ cao 912m – 1023m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 3: Bắt đầu từđộ cao 1023m – 1233m. Lập 2 ô tiêu chuẩn.

Tuyến 4: Bắt đầu từđộ cao 1233m – 1427m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từđộ cao 1427m – 1635m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từđộ cao 1635m – 1810m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. + Xã Thành Công:

Tuyến 1: Bắt đầu từđộ cao 753m – 912m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từđộ cao 912m – 1023m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 3: Bắt đầu từđộ cao 1023m – 1233m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 4: Bắt đầu từđộ cao 1233m – 1427m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từđộ cao 1427m – 1635m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từđộ cao 1635m – 1810m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 7: Bắt đầu từđộ cao 1810m – 1931m. Lập 1 ô tiêu chuẩn.

Trên tuyến điều tra, tại mỗi vị trí có sự thay đổi về thảm thực vật, tiến hành lập ô tiêu chuẩn với kích thước 100m2 (10 x 10 m). Trên ô tiêu chuẩn điều tra một số chỉ

tiêu: Thành phần loài, xác định mật độ loài, tần số xuất hiện.

2.4.2.3. Phương pháp đánh giá cho điểm

* Xác định các loài cây LSNG (Cho điểm theo viện sinh thái tài nguyên sinh vật)

+ Mức độ sử dụng của loài đối với người dân địa phương: sử dụng thang 3 điểm - Loài không có tiềm năng được dùng ởđịa phương: 0 điểm

- Loài sử dụng ít đối với người dân địa phương: 1 điểm

- Loài có tầm quan trọng đối với người dân địa phương: 2 điểm

+ Mức độ thường gặp (vị trí mọc của loài dễ bị tìm thấy để khai thác): sử dụng thang 2 điểm

- Loài mọc ở nơi rất khó tìm thấy: 0 điểm - Loài mọc ở nơi rất dễ dễ tìm thấy: 1 điểm

+ Mức độ phân bố (sự xuất hiện của loài thể hiện khả năng sống thích nghi của loài hạn hẹp hay phổ biến): sử dụng thang 3 điểm

- Loài xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau: 0 điểm - Loài xuất hiện ở một số ít nơi sống: 1 điểm

+ Mức độ tác động đến sự sống của loài (sự tác động của người dân ảnh hưởng

đến sự sống của loài): sử dụng thang 3 điểm

- Loài có ít nhất vài nơi sống của loài ổn định: 0 điểm

- Loài có nơi sống phần nào không ổn định hay bị đe dọa: 1 điểm - Loài có nơi sống không chắc còn tồn tại: 2 điểm

* Đánh giá nhóm LSNG chủ yếu để phát triển dược liệu, thực phẩm (Theo phương pháp PRA về cho điểm khi lựa chọn cây trồng)

Các tiêu chí thuận lợi có thang điểm tối đa là 10 điểm, điểm số sẽđược người dân lựa chọn cho phù hợp như: Phù hợp điều kiện tự nhiên; dễ bảo vệ; dễ thu hái; dễ

tiêu thụ; giá trị cao.

2.4.3. Công tác ni nghip

- Lập danh mục:Từ các mẫu tiêu bản đã có tên, tiến hành lập danh lục thực vật, Tên khoa học của các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. Danh lục cuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc: Tên các họ và trong mỗi họ thì tên cây được sắp xếp theo thứ tự abc. Trong bảng danh lục có các cột là: Stt, Tên dân tộc - dân tộc, tên phổ thông, tên khoa học, họ thực vật, chế biến và sử dụng, địa điểm thu mẫu (tỉnh).

- Tổng hợp, phân tích số liệu, thống kê tất cả các loài cây làm thực phẩm, lên danh mục thực vật được sử dụng tại địa phương và viết báo cáo.

Quá trình xử lý và phân tích thông tin được thực hiện bằng tay và các phần mềm máy tính Excell, phân tích so sánh các mẫu quan sát, thống kê phân tích, phân tích logic (kết hợp giữa kiến thức bản địa và kiến thức hiện đại để đánh giá). Kết quả xử

lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ.

* Phương pháp chuyên gia

Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia để tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện những giải pháp đã được hình thành sau khi phân tích tài liệu ngoại nghiệp. Với phương pháp này đề tài đã gửi báo cáo sơ bộ tham khảo ý kiến của một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực LSNG. Những ý kiến của họ sẽđược sử dụng để điều chỉnh và hoàn thiện các giải pháp quản lý bền vững LSNG ởđịa phương.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Những loài lâm sản ngoài gỗđược người dân trong vùng sử dụng làm dược liệu và thực phẩm. liệu và thực phẩm.

Qua kết quả phỏng vấn đối với nhiều thành phần, đối tượng bao gồm: (hộ gia

đình, cán bộ Ban quản lý rừng Đặc dụng, chính quyền xã, thôn (bản)...), kết hợp tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra sơ bộ trên các tuyến và ÔTC ngoài hiện trường tại 5 xã Thành Công, Phan Thanh, Quang Thành, Hưng Đạo, Tĩnh Túc cho thấy hầu hết các loài LSNG tại Khu bảo tồn chủ yếu khai thác từ rừng tự nhiên, thuộc vùng đệm hoặc khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn. Kết quả điều tra cho thấy có tới 128 loài được người dân trong vùng sử dụng làm thuốc và thực phẩm (phụ lục 1 và 2), trong đó nhóm thực vật cho LSNG làm thuốc được khai thác chủ yếu trong rừng tự nhiên chiếm tới 80 loài chiếm 62,5% và nhóm thực vật cho lương thực thực phẩm 48 loài chiếm 37,5%. Kết quảđược thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3. 1 Phân nhóm giá trị sử dụng của thực vật LSNG tại VQG Phia Oắc Phia Đén

TT Công dụng Số loài Tỷ lệ (%) Loài đại diện

1 Dược liệu 80 62,5

Tam thất, Hà thủ ô, Sa nhân, Hoàng đằng, Kim tuyến, Hoàng tinh trắng, Lông culi, Lá khôi,..

2 Thực phẩm 48 37,5

Trám trắng, Nấm ngọc cẩu, Bò khai, Rau dớn, Rau má núi, Sặt, Rau sắng, Thảo quả,...

Hình 3.1 Biu đồ t l phân nhóm LSNG theo giá tr s dng ti khu vc nghiên cu

Trong nhóm loài cây sử dụng làm dược liệu có 51 loài khai thác cả cây, thân, dây; 9 loài khai thác lá; 14 loài khai thác rễ, củ; 2 loài khai thác vỏ; 4 loài khai thác quả, hạt.

Hình 3.2 Biu đồ t l khai thác các b phn ca các loài cây làm dược liu

Trong nhóm loài cây sử dụng làm thực phẩm có 35 loài khai thác cả cây, thân, lá; 02 loài khai thác củ; 11 loài khai thác quả.

Hình 3. 3 Biu đồ t l khai thác các b phn ca các loài cây làm thc phm

Kết quả trên cho thấy hiện người dân địa phương đã và đang sử dụng các loài thực vật rừng để làm thuốc, thực phẩm với số lượng tương đối lớn. Mặc dù con số

trên chưa chắc chắn đã đầy đủ song nó cũng phản ánh thành phần loài thực vật dùng làm thuốc, thực phẩm ở đây hết sức phong phú. Điều này cho thấy tiềm năng để phát triển thực vật cho LSNG tại địa bàn là rất lớn

3.2. Thực trạng khai thác và sử dụng thực vật rừng làm dược liệu và thực phẩm của người dân. của người dân.

3.2.1. Ngun gc ca nhng loài LSNG được khai thác làm dược liệu, thc phmti khu vc nghiên cu ti khu vc nghiên cu

Các loại thực vật rừng làm dược liệu, thực phẩm, ở địa phương phần lớn được người dân thu hái từ rừng tự nhiên, đồi thấp, khe nước, bờ suối, bờ ruộng, nơi đất ẩm và một ít ở quanh vườn nhà.

Theo phản ánh của người dân trước đây khi rừng nguyên sinh chưa bị khai thác nhiều, họ thu hái chủ yếu các sản phẩm LSNG trong rừng tự nhiên mà không cần quan tâm đến sự tái sinh cũng như việc bảo vệ và phát triển chúng. Hiện nay khi diện tích rừng tự nhiên đang dần bị thu hẹp thì số lượng, chủng loại các sản phẩm LSNG từ rừng tự nhiên ngày càng ít đi. Do vậy người dân trong khu vực đã bước đầu tìm kiếm chúng trong những khu rừng thứ sinh phục hồi, rừng trồng nhưng số lượng khai thác không được nhiều.

Kết quả phỏng vấn 100 hộ gia đình tại 5 xã Thành Công, Phan Thanh, Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại vườn quốc gia phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 35)