Công tác ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại vườn quốc gia phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 38 - 41)

3. Ý nghĩa cuả đề tài

2.4.2. Công tác ngoại nghiệp

2.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn

Sử dụng phương pháp điều tra thông qua các bảng hỏi, phỏng vấn linh hoạt với các câu hỏi mở, phỏng vấn bán cấu trúc… Phỏng vấn sâu những người có kinh nghiệm như:

- Phỏng vấn cán bộ địa phương: Được thực hiện đầu tiên nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của thôn: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng và LSNG.

- Phỏng vấn những người dân có tham gia thu hái, sử dụng các loài thực vật rừng làm thuốc, thực phẩm. Địa điểm phỏng vấn tại các gia đình hoặc trên đường họ đi rừng hái thực vật rừng làm dược liệu và thực phẩm, hoặc ở chợ. Phỏng vấn được thực hiện tại 5 xã thuộc Vườn quốc gia, mỗi xã phỏng vấn 20 hộ. Các hộ phỏng vấn

được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên.

- Sử dụng bảng câu hỏi: đề nghị người cung cấp tin (NCCT) liệt kê đầy đủ tên những loài lâm sản ngoài gỗ được người dân trong vùng sử dụng làm thực phẩm bằng tiếng dân tộc của họđể tránh được sự nhầm lẫn tên cây giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.

- Phỏng vấn cán bộ Vườn quốc gia: Cuộc phỏng vấn này nhằm tìm hiểu tình hình chung về quản lý rừng và đất rừng của Khu bảo tồn, các chính sách, chương trình thực hiện tại vùng đệm và việc sử dụng LSNG, tài nguyên rừng của các cộng đồng

địa phương trong vùng đệm. Đồng thời nhằm kiểm tra chéo thông tin thu thập tại các thôn điểm và thu thập bổ sung tài liệu.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra theo tuyến

- Điều tra theo tuyến với người cung cấp thông tin quan trọng: Dựa trên cơ sở

kết quả tổng hợp thông qua bảng hỏi, lựa chọn người cung cấp thông tin quan trọng và tiến hành xác định tên khoa học và vị trí phân loại của các LSNG.

- Xác định tuyến điều tra: Tuyến điều tra được xác định dựa trên thực trạng thảm thực vật, địa hình và phân bố loài LSNG trong khu vực. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau như: nơi ẩm, ven suối, bờ ruộng, chân đồi, chân núi,…để

xác định sự phân bố, sinh trưởng, tái sinh, mật độ,… của các loài lâm sản ngoài gỗ cần tìm hiểu để kiểm chứng những thông tin thu được qua bảng hỏi. Mỗi tuyến cứ 100m chênh cao thì lập 1 ô tiêu chuẩn. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra được chọn cụ thể là các tuyến sau:

+ Thị trấn Tĩnh Túc:

Tuyến 1: Bắt đầu từđộ cao 742m – 923m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từđộ cao 923 – 1012m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 3: Bắt đầu từđộ cao 1012m – 1241m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 4: Bắt đầu từđộ cao 1241m – 1419m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từđộ cao 1419m – 1610m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từđộ cao 1610m – 1824m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 7: Bắt đầu từđộ cao 1824m – 1931m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. + Xã Hưng Đạo:

Tuyến 1: Bắt đầu từđộ cao 1200m – 1350m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từđộ cao 700 – 950m. Lập 3 ô tiêu chuẩn. Tuyến 3: Bắt đầu từđộ cao 1150m – 1220m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 4: Bắt đầu từđộ cao 950m – 1250m. Lập 3 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từđộ cao 1120m – 1270m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từđộ cao 1100m – 1380m. Lập 3 ô tiêu chuẩn. + Xã Quanh Thành:

Tuyến 1: Bắt đầu từđộ cao 810m – 921m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từđộ cao 921m – 1012m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 3: Bắt đầu từđộ cao 1012m – 1095m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 4: Bắt đầu từđộ cao 1095m – 1180m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từđộ cao 1180m – 1280m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từđộ cao 1280m – 1345m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. + Xã Phan Thanh:

Tuyến 1: Bắt đầu từđộ cao 753m – 912m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từđộ cao 912m – 1023m. Lập 1 ô tiêu chuẩn. Tuyến 3: Bắt đầu từđộ cao 1023m – 1233m. Lập 2 ô tiêu chuẩn.

Tuyến 4: Bắt đầu từđộ cao 1233m – 1427m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từđộ cao 1427m – 1635m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từđộ cao 1635m – 1810m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. + Xã Thành Công:

Tuyến 1: Bắt đầu từđộ cao 753m – 912m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Bắt đầu từđộ cao 912m – 1023m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 3: Bắt đầu từđộ cao 1023m – 1233m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 4: Bắt đầu từđộ cao 1233m – 1427m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 5: Bắt đầu từđộ cao 1427m – 1635m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 6: Bắt đầu từđộ cao 1635m – 1810m. Lập 2 ô tiêu chuẩn. Tuyến 7: Bắt đầu từđộ cao 1810m – 1931m. Lập 1 ô tiêu chuẩn.

Trên tuyến điều tra, tại mỗi vị trí có sự thay đổi về thảm thực vật, tiến hành lập ô tiêu chuẩn với kích thước 100m2 (10 x 10 m). Trên ô tiêu chuẩn điều tra một số chỉ

tiêu: Thành phần loài, xác định mật độ loài, tần số xuất hiện.

2.4.2.3. Phương pháp đánh giá cho điểm

* Xác định các loài cây LSNG (Cho điểm theo viện sinh thái tài nguyên sinh vật)

+ Mức độ sử dụng của loài đối với người dân địa phương: sử dụng thang 3 điểm - Loài không có tiềm năng được dùng ởđịa phương: 0 điểm

- Loài sử dụng ít đối với người dân địa phương: 1 điểm

- Loài có tầm quan trọng đối với người dân địa phương: 2 điểm

+ Mức độ thường gặp (vị trí mọc của loài dễ bị tìm thấy để khai thác): sử dụng thang 2 điểm

- Loài mọc ở nơi rất khó tìm thấy: 0 điểm - Loài mọc ở nơi rất dễ dễ tìm thấy: 1 điểm

+ Mức độ phân bố (sự xuất hiện của loài thể hiện khả năng sống thích nghi của loài hạn hẹp hay phổ biến): sử dụng thang 3 điểm

- Loài xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau: 0 điểm - Loài xuất hiện ở một số ít nơi sống: 1 điểm

+ Mức độ tác động đến sự sống của loài (sự tác động của người dân ảnh hưởng

đến sự sống của loài): sử dụng thang 3 điểm

- Loài có ít nhất vài nơi sống của loài ổn định: 0 điểm

- Loài có nơi sống phần nào không ổn định hay bị đe dọa: 1 điểm - Loài có nơi sống không chắc còn tồn tại: 2 điểm

* Đánh giá nhóm LSNG chủ yếu để phát triển dược liệu, thực phẩm (Theo phương pháp PRA về cho điểm khi lựa chọn cây trồng)

Các tiêu chí thuận lợi có thang điểm tối đa là 10 điểm, điểm số sẽđược người dân lựa chọn cho phù hợp như: Phù hợp điều kiện tự nhiên; dễ bảo vệ; dễ thu hái; dễ

tiêu thụ; giá trị cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại vườn quốc gia phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 38 - 41)