3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.6.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Vùng đệm
1. Giải pháp về pháp luật và chính sách
Xây dựng các cơ chế chính sách về vấn đề được hưởng lợi cho người dân khi tham gia công tác PCCCR, tham gia chữa cháy rừng; các cơ chế chính sách cho người dân trong trường hợp xảy ra những rủi ro trong quá trình tham gia.
Có chế độ chính sách đảm bảo khuyến khích mọi người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.
Về giảm xâm lấn trái phép: Cần có cơ chế chính sách tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra của các cấp. Tăng cường sự tham gia, lấy ý kiến các cấp, các ngành và cộng đồng địa phương trong quá trình ra quyết định.
2. Giải pháp về quản lý, phân công, quản lý bảo vệ
Ưu tiên giao đất, giao và khoán rừng các hộ gia đình, cá nhân là hộ nghèo, tăng cường tạo công ăn việc làm, hợp đồng thời vụ cho người dân địa phương, trong đó chú trọng những hộ nghèo.
Xây dựng các mô hình kinh tế lâm nghiệp, trang trại hộ gia đình, NLKH. Xây dựng các mô hình khuyến lâm cho các loại hình rừng trồng phòng hộ kết hợp kinh tế, rừng trồng kinh tế kết hợp phát triển LSNG để tăng thu nhập cho hộ gia đình.
Tiếp tục rà soát, xác định diện tích, chất lượng từng lô rừng, tiến hành thiết kế, lập hồ sơ quản lý bảo vệ, xác định, đóng mốc phân giới, niêm yết nội dung bảo vệ rừng trên đường đi lối lại, gần khu dân cư để người dân nâng cao nhận thức trong bảo vệ và chăm sóc rừng.
Xây dựng kế hoạch mở rộng vùng đệm của rừng trồng trong những năm tiếp theo. Với mục tiêu ngày càng mở rộng, hiện nay Công ty đã lên kế hoạch một năm trồng ít nhất 2ha rừng cây bản đị (sao đen, Dầu rái, Sến ...) và xác định những diện tích mới cần bổ sung thêm vào hệ thống quản lý. Đặc biệt là khu vực quản lý của Đội Sản Xuất 3-5(Các tiểu khu 800 và 803) trong những năm sau 2017. (thể hiện ở hình 3.1).
3. Giải pháp ứng dụng công nghệ
Hiện nay, công tác quản lý diện tích rừng trồng bản đồ số trở lên phổ biến. Tuy nhiên mới chỉ rừng lại ở biên tập bản đồ hiển thị các khu vực thi công. Ngoài ra chưa phát huy hết chức năng mạnh mẽ của các ứng dụng này.
Phòng kỹ thuật công ty đang nhận được sự hỗ trợ của tác giả về việc áp dụng hệ thống quản lý diện tích rừng trồng bằng bản đồ số. Những phần mềm được sử dụng như: Trên máy tính sử dụng các phần mềm QGIS, Mapinfo và Globalmapper. Ra hiện trường bản đồ được chuyển vào điện thoại thông minh sử dụng ứng dụng Locus Map để theo dõi và quản lý tại hiện trường. Đây là những phần mềm mã nguồn mở hoặc được cung cấp miễn phí bởi các dự án. Đối với đai xanh, vùng đệm cũng cũng được quản lý và theo dõi bằng hệ quản trị bản đồ số này.
4. Giải pháp về kỹ thuật, tuyên truyền, phối kết hợp với địa phương
Tập huấn nâng cao năng lực QLBVR, tăng cường kỹ năng về quản lý và thúc đẩy sự tham gia. Trang bị thêm kiến thức về các Phương thức tuyên tuyền vận động
Tập huấn, nâng cao năng lực cho cho các bên liên quan về kỹ năng giám sát tài nguyên rừng có sự tham gia, điều tra rừng có sự tham gia, và phòng cháy chữa cháy rừng.
Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến lâm cơ sở, đảm bảo các xã có rừng có ít nhất một cán bộ lâm nghiệp; Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ khuyến lâm cơ sở.
Xây dựng, phổ biến sổ tay hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng… cho các xã, nhóm hộ, tổ đội tham gia quản lý rừng, quan tâm tới đối tượng là hộ dân.
Tập huấn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, trong đó chú trọng kỹ năng tự giám sát, đánh giá.
Rà soát lại quỹ đất hiện nay các hộ gia đình đang canh tác manh mún để tiến hành trồng rừng, trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các bên.
Cụ thể hóa và hoàn thiện chính sách giao đất khoán rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng. Cần xây dựng/ củng cố hoạt động của ban giám sát việc thực thi các chương trình và dự án tại địa phương để đảm bảo các nguyên tắc dân chủ cơ sở được áp dụng và các quyền chính đáng của người dân được thực thi.
Có tư vấn kỹ thuật, chính sách cho người dân trong việc lựa chọn loại hình, cơ cấu đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp
Hỗ trợ kiến thức sản xuất; canh tác cho người dân bằng tập huấn, tuyên truyền, hội thảo đầu bờ.
Khuyến khích người dân sử dụng nguồn năng lượng thay thế gỗ củi. Hỗ trợ người dân vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng mô hình sử dụng nguồn chất thải chăn nuôi để làm biogas, hạn chế ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ở hạ lưu.
Tăng cường hỗ trợ thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng, các công trình quản lý bảo vệ rừng (chòi canh lửa, băng cản lửa, …);
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị, phương tiện làm việc cho lực lượng Bảo vệ rừng của Công ty để nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng.
Xây dựng hệ thống giám sát bảo vệ rừng có sự tham gia.
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục và vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.
5. Giải pháp lập ô khoanh nuôi có trồng bổ sung
Đối với diện tích vùng đệm có trồng bổ sung Công ty cần lựa chọn rất kỹ lưỡng và lưu ý một số điểm sau:
Địa điểm triển khai trồng rừng bổ sung: Đây là những địa điểm thuộc diện tích vùng đệm đã hoặc đang bị nguy cơ xâm lấn phá hủy. Cần trồng bổ sung các hàng cây dọc theo mép suối, vùng lầy từ 2 - 3 hàng cây, nhằm đảm bảo diện tích rừng trồng luôn cách mép suối hoặc mép đầm lầy từ 10 - 20 m.
Loài cây lựa chọn: là những loài cây bản địa, có chu kỳ kinh doanh dài. Trồng cây dưới tán và không phát thực bì.
Chú ý theo dõi và trồng bổ sung những khu vực cây chết hoặc bị phá hoại. Có lập ô theo dõi tăng trưởng của diện tích này.
6. Giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
Đây là giải pháp ít tốn kinh phí nhất và dễ áp dụng, tuy nhiên giải pháp này cũng cần lưu ý một số điểm sau:
Lựa chọn vị trí phù hợp nhằm giảm thiểu những tác động trực tiếp của con người từ các hoạt động lâm sinh: Mở đường khai thác, phòng cháy chữa cháy, phá hoại và xâm lấn…
Những khu vực được lựa chọn thường là: Khu vực có độ dốc lớn (khe suối, vực sâu, núi đá…) khu vực có nhiều cây mẹ gieo hạt tự nhiên, khu vực có các loài cây đặc hữu, đặc sản hoặc các dạng sinh cảnh dễ bị tổn thương.
Đối với những khu vực này: Chỉ cần xác định trên bản đồ đánh dấu ngoài thực địa (Đánh dấu sơn, treo biển cấm tác động…), lập ô theo dõi tăng trưởng hàng năm và hạn chế các tác động cơ giới tới khu vực này.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng quản lý đai xanh vùng đệm tại địa bàn phân bố lâm phần rừng trồng mà Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải đang quản lý tại 3 huyện thị xã, tôi đã rút ra một số kết luận đã được như sau:
- Công tác quản lý diện tích đai xanh vùng đệm của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải đang từng bước được cải thiện. Hầu hết cán bộ công nhân viên trong công ty đã hiểu được tầm quan trong của diện tích này đối với môi trường và đa dạng sinh học, và đặc biệt hiểu được tầm quan trọng của sự hiện diện phần trăm diện tích này khi đạt yêu cầu tham gia cấp chứng chỉ Quốc tế FSC.
- Tổng diện tích đai xanh vùng đệm mà công ty đang quản lý là 442,46 ha chiếm 12,3% so với tổng diện tích trồng keo thuần loài. Thấy được sự cam kết thưc hiện kế hoạch gia tăng diện tích đai xanh vùng đệm khi triển khai các chương trình FSC (kế hoạch thực hiện tăng bình quân 2ha/năm) và những ảnh hưởng tích cực của diện tích này đối với hoạt động sản xuất kinh doanh rừng trồng.
Thấy được tính ổn định của những diện tích đai xanh vùng đệm hiện có khi áp dụng các giải pháp quản lý và phục hồi.
- Hiện trạng diện tích đai xanh suy giảm có nhiều nguyên nhân và các giải pháp để cải thiện là công tác quản lý bảo vệ cũng như phối kết hợp với các ban ngành để từng bước phổ biến tuyên truyền nâng cao giá trị của diện tích đai xanh vùng đệm có trong rừng trồng mà Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải đang quản lý. Hầu hết cán bộ công nhân viên đã thấy được tầm quan trọng và các giải pháp nhằm khắc phục sự suy giảm diện tích này.
-Với công cụ quản lý diện tích bằng bản đồ số trên nền Mapinfo đã đem đến giải pháp ứng dụng công nghệ với chi phí thấp - trực quan dễ sử dụng đã làm thay đổi cách nhìn nhận về công tác quản lý rừng trồng, không chỉ có quản lý riêng biệt diện tích canh tác sản xuất mà bên cạnh đó diện tích đai xanh vùng đệm của các diện tích rừng chuyển tiếp cũng cần quan tâm và quản lý một cách bài bản nhằm nâng cao giá trị về mặt môi trường cũng như đóng góp giá trị cho sản phẩm khi mang thương hiệu Quốc tế FSC trên toàn cầu.
Với mục tiêu phát triển công ty theo định hướng kinh doanh phát triển rừng trồng một cách bền vững định hướng FSC, Ban lãnh đạo công ty đã có những động thái tích cực không chỉ chú tâm vào diện tích trồng keo và sản phẩm đầu ra mà còn biết quan tâm sâu sắc đối với những diện tích phụ trợ là đai xanh vùng đệm, các dạng sinh cảnh dễ bị tổn thương...Với mục tiêu tiếp cận và thực hiện chương trình FSC của Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải một cách bền vững thì diện tích hàng năm sẽ không ngừng được thống kê tăng lên và nâng cao chất lượng về mặt giá trị bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ đa dạng sinh học.
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp ứng dụng và phát triển diện tích đai xanh vùng đệm ở trên địa bàn nghiên cứu cũng như toàn tỉnh.
4.2. KIẾN NGHỊ
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu hiện trạng quản lý đai xanh vùng đệm tại Lâm nghiệp Triệu Hải, đề tài còn gặp phải những khó khăn và tồn tại như sau:
Kết quả nghiên cứu của luận văn còn gặp nhiều hạn chế do nhiều yếu tố khách quan như: Nguồn dữ liệu ảnh viễn thám ở nước ta còn nhiều hạn chế, chất lượng ảnh viễn thám thu thập cho luận văn chưa được cao, vì vậy trong quá trình thực hiện đề tài còn gặp phải một số khó khăn trong qúa trình phân loại, đánh giá hiện trạng.
Kết quả nghiên cứu thực hiện trên một khu vực tương đối lớn vì vậy việc khảo sát, điều tra đánh giá và thực hiện các công việc ngoại nghiệp còn có nhiều hạn chế.
Ảnh sử dụng trong đề tài chủ yếu là ảnh Google Earth, thuộc loại ảnh có độ phân giải không cao nên trong quá trình phân loại ảnh vẫn còn tồn tại những sai số do mẫu, các loại diện tích gần tương đồng nhau như (Đất rừng trồng, khe suối nhỏ, rừng tự nhiên, rừng nghèo, nông nghiệp - rừng nghèo; rừng non mới trồng - đất nông nghiệp; đất nông nghiệp có nước - mặt nước ...)
Thời gian nghiên cứu có giới hạn nên chưa đi sâu phân tích hết được các nhân tố tác động tiêu cực đến đai xanh vùng đệm tại khu vực nghiên cứu.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu hiện trạng quản lý đai xanh vùng đệm tại Lâm nghiệp Triệu Hải, đề tài còn gặp phải những khó khăn, tồn tại và xin được phép kiến nghị như sau:
- Để phản ảnh rõ và thực tế nhất hiện trạng diện tích rừng và đai xanh vùng đệm đang quản lý cần có dữ liệu ảnh viễn thám với độ phân giải cao hơn để đạt được hiệu quả cao trong quá trình phân tích hiện trạng. Ảnh sử dụng trong đề tài chủ yếu là ảnh Google earth, thuộc loại ảnh có độ phân giải không cao và chưa được cập nhật thường xuyên nên trong quá trình phân loại ảnh vẫn còn tồn tại những sai số do các loại diện tích gần tương đồng nhau như (Đất rừng trồng, khe suối nhỏ, rừng tự nhiên, rừng nghèo, nông nghiệp - rừng nghèo; rừng non mới trồng - đất nông nghiệp...)
- Cần có nhân lực về kỹ thuật, thời gian và kế hoạch nghiên cứu sâu hơn nhằm xác định được toàn bộ diện tích đai xanh vùng đệm hiện có, xác định được rõ hơn các đặc trưng của từng trạng thái vùng đệm (thành phần loài thực vật, lập địa..)
- Cần triển khai ngay những giải pháp đã đề xuất nhằm hạn chế việc suy giảm diện tích đai xanh vùng đệm cũng như nắm rõ và hạn chế triệt để được các tác nhân tác gây suy giảm chất lượng - diện tích đai xanh vùng đệm trong khu vực đất rừng mà Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải đang quản lý và kinh doanh rừng trồng sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt
[1]. Hướng dẫn khai thác gỗ tác động thấp tại Indonesia, CIFOR 2001 [2]. Luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 năm 2014.
[3]. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 29/2004/QH11, năm 2004 [4]. Luật đa dạng sinh học 20/2008/QH12 năm 2008.
[5]. Luật đất đai 45/2013/QH13 năm 2013.
[6]. Luật tài nguyên nước 17/2012/QH13 năm 2012
[7]. Nghị định số 02-CP (15/1/1994) về giao đất rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cho mục đích lâm nghiệp dài hạn.
[8] Nghị định số 23/2006/NĐ-CP (03/3/2006) về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng [9]. Nghị định số 43/2015/NĐ-CP (06/5/2015) Nghị định quy định lập, quản lý hành
lang bảo vệ nguồn nước.
[10]. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTG về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
[11]. Quyết định 73/2010/QĐ-TTg (16/11/2010) Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.
[12]. Quyết định 845/TTg (22/12/1995) Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam
[13]. Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN (07/07/2005) Quy định về thu hoạch gỗ và các lâm sản khác.
[14]. Tài liệu cập nhật hướng dẫn bảo vệ môi trường thuộc tài liệu Dự án phát triển ngành Lâm Nghiệp tài trợ bổ sung (10/10/2011)
[15]. Thông tư 23/2016/TT-BNN PTNT (30/6/2016) Hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh.
[16]. Thông tư 69/2011/TT-BNN PTNT (21/10/2011) Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg (16/11/2010) của Thủ tướng Chính phủ.
[17]. Thông tư số 38-2014/TT-BNN PTNT (3/11/2014) Hướng dẫn về phương án quản lý rừng bền vững.
[18]. Tiêu chuẩn Tạm thời cho Hội đồng quản trị rừng tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phiên bản 1.1 GFA, 2015.
[19]. UBND tỉnh Quảng Trị (2015), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng 2030.
Tài liệu tiếng anh
[20]. Buffer Zone Management Guideline – Nepal, 1999.
[21]. Buffer zone management in Vietnam D.A. Gilmour and Nguyen Van San, 1999. [22]. Buffer Zone Management Rules – Nepal, 1996
[23]. Code of Practice for Forest Harvesting in Asia-Pacific, FAO ,1999 [24]. FSC International Generic Indicators FSC-STD-01-004 V1-0 EN, 2014
[25]. FSC Principles and Criteria for Forest Stewardship FSC-STD-01-001 V5-2 EN, 2015 [26]. FSC Forest management Bureau Veritas referential for Vietnam - version 2.1, 2016 [27]. GFA generic standard adapted to Vietnam version 1.1 EN, 2015
[28]. Guidelines for Plantation Forestry in South Australia, Primary Industries and Resources SA, 2009
[29]. Harvesting design guideline based on FSC criteria and principles, GIZ, 2011 [30]. Pedoman Reduced Impact Logging Indonesia- CIFOR 2001.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KÈM THEO