CÁC HOẠT ĐỘNG TÁC ĐỘNG LÊN KHU VỰC VÙNG ĐỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 54 - 55)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4. CÁC HOẠT ĐỘNG TÁC ĐỘNG LÊN KHU VỰC VÙNG ĐỆM

Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội trong khu vực: Địa bàn hoạt động và tổ chức SXKD của Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải nằm trên nằm trên địa bàn 3 huyện, thị: Hải Lăng, Triệu Phong, và thị xã Quảng Trị. Đại bộ phận dân cư trong khu vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra có một số dân cư phải làm thêm các ngành nghề phụ như: Khai thác gỗ, củi, thu nhặt phế liệu chiến tranh như sắt thép, mảnh bom đạn và các loại lâm sản phụ khác từ rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép, chăn nuôi trâu, bò để góp thêm nguồn thu nhằm ổn định đời sống. Trong những năm qua nhờ phong trào trồng rừng, bảo vệ rừng tốt đã làm cho nhiều hộ gia đình, cá nhân khá lên, mang lại nhiều công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình, góp phần vào

sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên do đặc thù của sản xuất lâm nghiệp thời gian dài, vốn đầu tư ban đầu khá lớn, rủi ro thiên tai luôn rình rập nên người dân gặp nhiều khó khăn.

Hàng năm Công ty phải xây dựng Phương án Quản lý rừng bền vừng làm căn cứ để triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Mặc dù phương án QLRBV của công ty đã có đề cập đến diện tích chừa lại, vị trí và biện pháp quản lý các diện tích vùng đệm, trên thực tế thực trạng quản lý vùng đệm rất phức tạp do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Về chủ quan, Công ty chưa lồng ghép được quy hoạch thiết kế đường vận xuất cho từng lô khoảnh khi hợp đồng trồng rừng với nhà thầu, thứ hai cán bộ giám sát kỹ thuật chưa thực sự hiểu rõ nguyên căn của việc mở đường vận xuất ảnh hưởng đến Vùng đệm, dẩn đến các nhà thầu đã tự ý mở đường vận xuất không đúng với các tiêu chí FSC.

Ngoài ra, hoạt động Trồng rừng của công ty cũng chưa bao quát được các bước triển khai trên hiện trường – trong đó có các hoạt động như đào hố, dọn thực bì thường xâm hại đến các diện tích vùng đệm ven ao hồ, khe suối… Về phương diện khách quan, do người dân sinh sống ở vùng đệm còn nghèo nên các hoạt động chăn thả gia súc, khai thác gỗ làm nhà và thu hái củi nguyên liệu vẫn còn diễn ra…

Trước năm 2014 Công ty vẫn canh tác theo kiểu truyền thống ít quan tâm đến tác động đến môi trường, khi áp dụng chứng chỉ rừng FSC trong sản xuất kinh doanh, mặc dù có rất nhiều khó khăn từ tư duy đến việc làm. Nhưng Công ty đã dần dần tiếp cận được cách quản lý rừng một cách bền vững, đặc biệt là tác động đến Môi trường, Qua 4 năm tham gia chứng chỉ rừng FSC, Công ty đã đúc rút được 04 nguyên nhân nêu ở dưới, có thể thấy hai nguyên nhân Mở đường và Trồng rừng là do nội tại quản lý của công ty và công ty đã và đang khắc phục; Còn 02 nguyên nhân: Xâm lấn và Chăn thả gia súc là do sinh kế cư dân vùng đệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)