Mở đường vận xuất khai thác gây xâm hại Vùng đệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 55 - 61)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.1. Mở đường vận xuất khai thác gây xâm hại Vùng đệm

3.4.1.1. Thực trạng mở đường vận xuất trong khai thác:

Mở đường vận xuất trong khai thác có tác động rất lớn đến môi trường, cũng như tác động đến khu vực vùng đệm mà Công ty đang quản lý, phần lớn Vùng đệm là là nơi trú ngụ, nơi sinh sản, kiếm thức ăn...của các loài động vật khi các hoạt động lâm nghiệp diễn ra (Khai thác, mở đường, trồng rừng…).

Trong một thời gian dài, công ty đã chưa chú trọng đến việc mở đường vận xuất trong khai thác, mà chủ yếu do các nhà thầu tự thiết kế mở đường và không tuân theo quy trình nên đã ảnh hưởng đến dòng chảy và các hệ sinh thái trong Vùng đệm.

Mở đường vận xuất song song hoặc băng qua với khe suối, Vùng đệm làm đất đá, cành nhánh khai thác gãy đổ xuống khu vực dòng chảy, dẩn đến ách tắc dòng chảy, phá hủy đai xanh Vùng đệm

3.4.1.2. Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ quan: Chưa có quy trình khai thác và các điều khoản với Nhà thầu khai thác, đây là mâu thuẩn chính vì nhà thầu luôn mở đườngnhiều để tiết kiệm nhân công khai thác. Ngoài ra, do hồ sơ khai thác chưa đề cập đến diện tích Vùng đệm phải chừa lại nên các hoạt động khai thác và vận xuất đã làm hư hỏng và tàn phá hiện trạng của những diện tích vùng đệm chừa lại. Sau cùng, kỹ thuật giám sát và form giám sát chưa được thiết kế hợp lý nhằm thực sự phản ánh đúng thực trạng tại khu vực khai thác.

Các chế tài sử phạt chưa nghiêm còn mang tính chất hình thức.

Nguyên nhân khách quan: Các thủ thầu khai thác chưa thực sự hiểu rỏ tầm quan trọng và chức năng của vùng đệm lên bảo vệ đất đai, nguồn nước nên dẫn đến việc mở đường gây tác động tiêu cực đến chức năng của Vùng đệm.

3.4.1.3. Biện pháp khắc phục và phòng ngừa

3.4.1.3.1. Biện pháp khắc phục:

* Ban hành quy trình về khai thác gổ rừng trồng trong Công ty:

Được quy định tại Mục 3.3; Điều 3; Chương II. Trong Quy trinh khai thác gổ

a. Các khu vực tránh khai thác

Các khu vực tránh khai thác là những diện tích cần được bảo vệ, cần để lại hành lang rừng cần thiết nhằm hạn chế tác động của các hoạt động khai thác.

- Xung quanh làng mạc, cụm dân cư sinh sống;

- Xung quanh các đền thờ, miếu mạo, các khu vực thuộc về tâm linh, tín ngưỡng, các khu rừng thiêng…

- Xung quanh hồ, đập chứa nước, vùng đầm lầy, vùng đất dễ sạt lở; - Nơi có dòng chảy đi qua bao gồm:

+ Suối loại 1: Bề rộng lòng suối lớn hơn 20m

+ Suối loại 2: Bề rộng lòng suối 10-20m

+ Suối loại 3: Bề rộng lòng suối nhỏ hơn 10m

+ Khe cạn: Là nơi được tạo bởi 2 mái dốc, ít nhất 1 mái dốc có độ dốc lớn hơn 15o. Nơi tập trung nước mặt chỉ xuất hiện vào mùa mưa lũ, đáy là đất, đá, lá cây...

+ Rãnh nước: Nơi được tạo bởi 2 sườn dốc có độ dốc không lớn lắm, thường nhỏ hơn 15o. Rãnh nước thường xuất hiện ở những nơi có mức nước ngầm sát mặt đất, vùng thường xuyên ẩm ướt. Cấu tạo đáy rãnh thường là đất, có lá cây nhỏ...

+ Đầm lầy: Nơi trũng xuống do cấu tạo địa hình, địa chất. Đầm lầy là nơi tập trung nước mặt,nước ngầm. Mức nước xuất hiện thời gian từ 6 tháng trở lên.

b. Yêu cầu chiều rộng tối thiểu của hành lang bảo vệ

- Xung quanh làng mạc, cụm dân cư sinh sống: Bề rộng tối thiểu của hành lang bảo vệ là 100m;

- Hành lang bảo vệ xung quanh hồ, đập nước tuỳ thuộc vào độ dốc địa hình lưu vực xung quanh hồ, đập nước được xác định:

Khi độ dốc ≤10o- bề rộng vùng đệm là 50m; Khi độ dốc≥10o- bề rộng vùng đệm là 100m.

(Chiều rộng được tính từ mực nước cao nhất của hồ, đập nước)

- Vùng đất dễ sạt lở: Tuỳ thuộc vào cấu tạo địa chất của vùng này mà quy định chiều rộng hành lang bảo vệ phù hợp;

- Vùng có dòng chảy đi qua: Hành lang bảo vệ dòng chảy được tính từ ranh giới mép suối và tuỳ thuộc vào loại suối.

Suối loại 1: Hành lang bảo vệ 30m mỗi bên cộng thêm 10m nếu không có thảm thực vật;

Suối loại 2: Hành lang bảo vệ 20m mỗi bên cộng thêm 10m nếu không có thảm thực vật;

Suối loại 3: Hành lang bảo vệ 10m mỗi bên cộng thêm 10m nếu không có thảm thực vật;

- Đối với khe cạn: Những cây gỗ có giá trị hai bên khe có thể chặt được nhưng các thiết bị vận xuất không được phép đi vào bên trong phạm vi 10m mỗi bên.

- Đối với rãnh nước: Những cây gỗ có giá trị kinh tế 2 bên rãnh có thể chặt hạ được nhưng các thiết bị vận xuất không được phép đi vào bên trong phạm vi 10m.

c. Quản lý vùng tránh khai thác

- Tất cả các loại suối, khe cạn, rãnh nước, đầm lầy và các hành lang bảo vệ chúng phải được thể hiện rõ trên bản đồ và trong bản thiết kế;

- Không được chặt cây trong các khu vực cần bảo vệ và hành lang bảo vệ chúng (trừ hành lang bảo vệ khe cạn và rãnh nước);

- Không được chọn hướng cây đổ vào khu vực loại trừ;

- Không được mở đường vận xuất và bãi gỗ trong khu vực loại trừ;

- Không được đưa phương tiện cơ giới vào khu vực loại trừ để kéo gỗ hay thu gom cành ngọn;

- Trong quá trình thi công các công trình phục vụ khai thác tránh để rơi đất đá và cây cối vào dòng chảy và hành lang bảo vệ nó.

* Bổ sung các điều khoản với chủ Thầu khai thác:

Bổ xung phụ lục Hợpđồng các điều khoản sau: ( Mục 6, Phần I : Tuân thủ các tiêu chí FSC.) Trong hợp đồng Khai thác được quy đinh tại Điều 3như sau: Ngoài số tiền mua rừng các chủ nhà thầu phải đặt cộc số tiền từ 20.000.000 - 50.000.000 tùy theo diện tích vào Tài khoản của Công ty để đảm bảo việc thực hiện đúng Hợp đồng và trả lại khi thanh lý hợp đồng, mục đích để các nhà thầu tuân thủ đúng quy trình mở đường của công ty.

Bổ xung các quy định khi mở đường: Cấm các hoạt động phá rừng tự nhiên, Vùng đệm đai xanh rùng tự nhiên chừa lại ven khe suối, kiểm soát mật độ đường ủi phù hợp tránh sói mòn sạt lở đất, không được mở đường vận suất dọc theo khe suối hoặc đai xanh vùng đệm, khai thác đúng quy trình khai thác tác động thấp, tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, tuân thủ các nguyên tác về phòng trừ Sinh vật hại, nghiêm cấm khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp, nghiêm cấm phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ phát triển rừng, nghiêm cấm các hành vi khác sâm hại đến rừng trồng, hệ sinh thái rừng.

3.4.1.3.2. Biện pháp phòng ngừa:

Lập kế hoạch tập huấn từ đầu năm: - Tập huấn khai thác tác động thấp

- Tập huấn về giám sát các hoạt động lâm sinh.

- Tăng cường công tác kiểm tra và tuyên truyền cho các đơn vị thi công. - Phát hiện kịp thời nhằm tránh các trường hợp tương tự có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)