Hoạt động trồng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 63 - 67)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.4. Hoạt động trồng rừng

3.4.4.1. Thực trạng trồng rừng hiện nay.

Vì áp lực quỹ đất, áp lực về diện tích đất trồng rừng phục vụ cho sản xuất mà các đơn vị đã không ngần ngại khai hoang, mở rộng diện tích rừng trồng bằng mọi cách như là: Khai hoang, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp từ đất rừng nghèo kiệt sang đất trống, tận dụng triệtđể những diện tích đất rừng ven khe suối,đất đầm lầy, hay những khu vực có độ dốc lớn…để trồng rừng bán nguyên liệu.

Một phần là do các nhà thầu (và cả cán bộ kỹ thuật giám sát của công ty) chưa nhận thức và không hiểu rõ chức năng của vùng đệm, chưa hiểu rõ quan hệ giữa vùng hành lang bảo vệ chức năng cho khe suối, bảo vệ đất khỏi sạt lở xói mòn…

3.4.4.2. Nguyên nhân.

Áp lực về quỹ đất tại các chủ rừng, chưa hiểu hết được sự cần thiết của việc phải chừa Vùng đệm, giám sát của cán bộ kỹ thuật còn yếu, hồ sơ trồng rừng chưa thể hiện diện tích Vùng đệm cần phải chừa lại.

3.4.4.3. Biện pháp khắc phục và phòng ngừa.

3.4.4.3.1. Biện pháp khắc phục.

* Bổ xung trong quy trình kỹ thuật.

Được quy định trong quy trình thiết kế trồng rừng cụ thể: (Mục 12.) Các quy định

chung. Trong quá trình thi công trồng rừng, phát dọn thực bì, cuốc hố, trồng cây phải xa khu vực vùng đệm ven khe suối tối thiểu 10 mét, tất cả các loại suối, khe cạn, rãnh nước và các hành lang bảo vệ chúng phải được thể hiện rõ trên bản đồ và trong bản thiết kế trồng rừng; Không được mở đường trong khu vực loại trừ; Không được đưa phương tiện cơ giới vào khu vực loại trừ; Nghiêm cấm không được trồng cây xâm lấn, không trồng các loài biến đổi gen, không được trồng những loại cây chưa được chứng minh thích nghi đối với lập địa, không trồng rừng trên đất chưa xác định chủ quyền hoặc đang tranh chấp, trong quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng không ngăn cản dòng chảy, thay đổi dòng chảy, không làm xói mòn rửa trôi đất. Không tiến hành các hoạt động gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến nguồn nước và các thành phần của nước, không được vứt rác thải bừa bãi trong rừng, không được chôn lấp rác thải, không thực hiện việc chuyển rác thải tại các khe, suối, hồ. Rác thải phải được tập kết một chỗ và được vận chuyển ra khỏi rừng để giao cho cơ quan có chức năng xử lý đúng quy định, bản đồ thiết kế trồng rừng phải thể hiện rỏ khu vực diện tích vùng đệm được chừa lại.

* Bổ xung các điều khoản đối với nhà thầu:

Được quy định cụ thể trong Hồ sơ thiết kế trồng rừng hàng năm cụ thể: Ở phần III ( Các nội dung thiết kế kỹ thuật) - Mục 3( Các bước kỹ thuật trồng rừng).

Yêu cầu các bên thi công kỹ thuật trồng rừng ( Xử lý thực bì, múc hố, trồng rừng, Vận chuyển cây…), không được xâm hại đến Vùng đệm đã được thiết kế trông hồ sơ.

* Phát hành công văn:

- Bảo vệ, không phát thực bì đối với diện tích rừng tiếp giáp Vùng đệm. - Chừa cách Vùng đệm 5-10m không phát chăm sóc

3.4.4.3.2. Biện pháp phòng ngừa.

- Nâng cao các thông tinh tuyên truyền: bảo vệ Vùng đệm, duy trì đai xanh. - Tuyên truyền trong các đợt tập huấn.

- Tăng cường kiểm tra giám sát các gói thi công.

- Bảo vệ, không phát thực bì đối với diện tích rừng tiếp giáp Vùng đệm. - Chừa cách Vùng đệm 5-10m không phát chăm sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)