Đặc điểm về kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 40 - 41)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.7. Đặc điểm về kinh tế và xã hội

3.2.7.1. Xã hội.

Dân số

Số liệu thống kê về tình hình dân số và mật độ được thể hiện ở biểu sau:

Bảng 3.4: Dân số và mật độ dân số TT Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2)

1 Triệu Ái – TP 102,1168 4.389 43 2 Triệu Thượng - TP 67,4436 5.870 87 3 Hải Phú - HL 17,3678 4.333 249

4 Hải Lâm - HL 82,7467 3.885 47

5 Hải Lệ- TXQT 64,7527 4.168 64

Tổng cộng 22.645

Toàn bộ dân số sống ở địa bàn 5 xã với số dân là 22.645 người thuộc 5785 hộ gia đình. Mật độ bình quân dao động từ 43÷ 249 người /km2

Lao động

Số liệu thống kê về tình hình lao động được thể hiện ở biểu thống kê sau:

Bảng 3.5: Số hộ và số lao động

TT Số hộ Lao động

1 Triệu Ái – TP 990 2.279

2 Triệu Thượng - TP 1.453 3.082

3 Hải Phú - HL 1.260 2.578

4 Hải Lâm - HL 1.054 1.943

5 Hải Lệ - TXQT 1.028 2.125

- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là khá cao, khoảng 53%. Hiện tại số lao động trong độ tuổi mới chỉ sử dụng hết trên 50% vào mùa vụ tháng 3, 4, 5 và tháng 8, 9, 10; các tháng còn lại trong năm nhàn rỗi hơn và có tới 50% số lao động trong độ tuổi không có việc làm.

Đây là nguồn lực lao động vô cùng quan trọng để thu hút vào phát triển sản xuất lâm nghiệp, phục vụ cho yêu cầu quản lý rừng bền vững. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp sử dụng lao động hợp lý thì ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội và phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng.

Dân tộc

Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Triệu Hải, chỉ nằm tiếp giáp với các Xã bán sơn địa nên chỉ có 1 dân tộc duy nhất là dân tộc Kinh.

3.2.7.2. Kinh tế .

Về phát triển sản xuất nông nghiệp: Thu nhập và đời sống của người dân chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: Lúa, Ngô, hoa màu, Hồ tiêu, cây ăn quả trong đó cây lúa là loại nông sản mang lại thu nhập chính, ổn định của người dân. Bên cạnh sản xuất trồng trọt, sản xuất chăn nuôi giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Về quy mô chăn nuôi, nhìn chung chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ lẻ, mang tính tận dụng thức ăn.

Về phát triển sản xuất Lâm nghiệp: Một số hộ đã mạnh dạn đầu tư phát triển nghề rừng theo hướng thâm canh đa dạng hóa sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển vườn rừng, vườn đồi. Các loại cây chủ yếu như: Keo lá tràm, keo lai, keo tai tượng.

Về phát triển kinh tế trang trại: Hiện nay trên địa bàn các xã đã có nhiều trang trại phát triển theo tiêu chí mô hình về trang trại sản xuất, mô hình sản xuất chủ yếu là trang trại tổng hợp, mô hình sản xuất lợn - cá, sản xuất cá giống...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)