Khó khăn, thách thức trong quy hoạch Vùng đệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 53 - 54)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.4. Khó khăn, thách thức trong quy hoạch Vùng đệm

3.3.4.1. Khó khăn về kỹ thuật

Vùng đệm phân bố chủ yếu tại các địa hình dốc, hiểm trở nên công tuần tra, giám sát khoanh vẻ bản đồ gặp nhiều khó khăn. Với địa hình bị chia cắt bởi sông Thạch Hãn, hàng năm diện tích rừng trồng của công ty thường bị xói mòn, sạt lở, nhất là các tuyến đường tạm thời phân chia các lô khoảnh và sát với diện tích vùng đệm.

Đội ngủ giám sát chưa thực sự hiểu về mục đích của việc bảo vệ Vùng đệm: thứ nhất Quản lý rừng bền vững là một khái niệm mới trong quản lý rừng nên sự tiếp cận còn hạn

chế, thứ hai thời gian tổ chức các lớp tập huấn về giám sát còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu dẩn đến khâu giám sát còn hạn chế.

3.3.4.2. Khó khăn về tài chính.

Diện tích đất Công ty đang quản lý đã được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, nên hàng năm phải nộp thuế thuê đất cho Nhà nước, nhưng phần diện tích Vùng đệm không được sử dụng cho mục đích kinh doanh vẫn phải nộp thuế.

Hàng năm phải chi trả cho quản lý bảo vệ Vùng đệm này rất lớn( 100.000đ/ha) Hổ trợ cho cán bộ kỹ thuật giám sát , và khoanh vẻ cập nhật bản đồ hàng năm

3.3.4.3. Nhân sự:

Phần lớnlà công tác hiện trường chủ yếu do hai phòng là Kỹ thuật và Quản lý bảo vệ rừng, nên ngoài công việc chuyên môn của từng phòng, thì cán bộ giám sátphải lòng ghép thêm việc giám sát FSC, cho nên khối lượng công việc rất lớn.

3.3.4.4. Chủ trương chính sách.

Áp lực về doanh thu hàng năm mà các Công ty lâm nghiệp là rất lớn( đặc biệt là về quản lý Vùng đệm) do số lượng gổ được cấp chứng FSC còn thấp nên giá trị bán ra thị trường chưa đáp ứng được doanh thu hàng năm mà Công ty phải trả ( như : Thuế đất, các lương cho cán bộ Công nhân viên...), hàng năm Công ty phải thuê các tổ chức đánh giá để cấp chứng chỉ rừng FSC rất lớn ( khoảng 200.000.000đ)

Các nhà máy MDF trên địa bàn còn thu mua nguyên liệu từ gổ rừng tự nhiên nên đã gây ra áp lực lên Vùng đệm, phần lớn là các gổ tự nhiên tại các Vùng Đệm như, Bời lời, Căng, Muồng truống, Vối, Mưng... Giá trị bán ra nhà máy MDF khoảng 500.000-600.000đ/Tấn.

Các chính sách về tạo Công ăn việc làm cho người dân địa phương chưa tốt dẩn đến tình trạng thiếu đất sản xuất, người dân đã tự ý vào tranh chấp đất với các Công ty Lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)