Chăn thả gia súc gây hư hại vùng đệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 62 - 63)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.3. Chăn thả gia súc gây hư hại vùng đệm

3.4.3.1. Thực trạng chăn thả gia súc.

Tình trạng gia súc thả vào rừng diễn ra quanh năm, nhưng phần lớn tập trung nhiều nhất vào tháng 10( âm lịch) đến tháng 2. Số lượng đàn lớn, mỗ đàn từ 60-70 con, phần lớn do người dân tự ý thả vào rừng.

Khu vực trú ngụ thường là các khu vực Vùng đệm được chừa lại trong quá trình khai thác, làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái sinh của cây bản địa.

Một số trâu bò được thả lâu vào rừng bị thất lạc đã thành trâu hoang, ảnh hưởng rất lớn cho lực lượng bảo vệ.

3.4.3.2. Nguyên nhân.

Nguyên nhân chủ quan: Công ty chưa có chế tài xử phạt, lực lượng bảo vệ còn mỏng, số lượng đang tập trung lớn.

Nguyên nhân khách quan: Tập quán chăn thả gia súc vào rừng không có sự chăn dắt, nuôi nhốt, Chưa có quy hoạch nơi chăn thả, Giá trị Trâu bò cao và lợi nhuận đem lại từ việc chăn nuôi, lao động địa phương chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập không ổn định.

3.4.3.3. Biện pháp khắc phục và phòng ngừa

* Biện pháp khắc phục.

Lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên tuần tra và không cho trâu bò vào hiện trường đang khai thác cũng như trồng rừng.

Cho rào bằng thép gai trên toàn lô đang trồng rừng, đặt bãy hoặc làm Ruông để đuổi Trâu hoang.

* Biện pháp phòng ngừa.

Trước mùa trồng rừng Công ty thường ra Công văn gửi cho các Xã trên địa bàn để người dân chăn dắt gia súc về tránh trường hợp gia súc phá hoại cây con.

Kết hợp tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật đến với người dân về việc chăn thả gia súc vào rừng làm phá hoại tài sản sẻ bị xử phạt theo Điều 17 nghị định số: 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013.

Điều 17. Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm

Người chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn thả gia

súc trong rừng trồng dặm cây con, rừng trồng mới đến bốn năm tuổi, rừng khoanh nuôi tái sinh đã có quy định cấm chăn thả gia súc.

* Biện pháp khắc phục hậu quả.

Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)