Phân tích tính hiệu quả của việc bảo vệ Vùng đệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 68 - 70)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.2. Phân tích tính hiệu quả của việc bảo vệ Vùng đệm

3.5.2.1. Bảo vệ đa dạng sinh học

Khi nói đến rừng trồng sản xuất, mà đặc biêt là khu vực canh tác rừng sản xuất thuần loài với diện tích lớn thì tính đa dạng sẽ giảm xuống vì yếu tố đơn loài được ưu tiên trên một diện tích phủ lớn. Lúc này vùng đệm với phần diện tích nhỏ nằm xen kẽ các khoảnh rừng rộng lớn có tác dụng bảo vệ đa dạng sinh học cho các loài thực vật và động vật nhằm duy trì những thành tổ thực vật vốn dĩ đã xuất hiện tại khu vực này ngay cả khi có hoạt động lâm sinh.

Hàng năm, với kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng Quản lý rừng bền vững, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải sẽ khai thác từ 250 ha - 300 ha và sau đó trồng lại trên diện tích này sau khi hoàn thiện khai thác nhằm đàm bảo không để diện tích đất trống trong một thời gian dài. Bên cạnh đó khi khai thác và trồng rừng trên diện tích lớn tính đa dạng sinh học sẽ giảm nghiêm trọng. Lớp phủ bề mặt sẽ bị cuốc cày và thay vào đó là trồng rừng thuần loài hoặc diện tích đất trống trong thời gian dài, lúc này có thể nói vùng đệm phát huy rất hiệu quả trong vai trò như là ngôi nhà cho các loài động thực vật có khả năng tồn tại và tái sinh sau gieo hạt hoặc phát tán.

Trong quá trình điều tra đánh giá trạng thái của các dạng vùng đệm, đề tài đã chỉ ra được các trạng thái khác nhau của vùng đệm: Hố bom, khe suối có nước, khe cạn, đầm lầy, hồ nước…Ở mỗi một loại trạng thái này các loài thực vật và động vật cũng khác nhau, chính sự đa dạng đó đã tạo lên sự đa dạng về sinh cảnh tồn tại ngay giữa rừng trồng sản xuất thuần loài với diện tích rộng lớn. Tuy diện tích này còn nhỏ, chỉ chiếm hơn 10% trên tổng thể diện tích của toàn lâm phần rừng trồng keo của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải đang quản lý, xong đây cũng thể hiện những động thái tích cực của nhà quản lý/chủ rừng đối với công tác bảo vê đa dạng sinh học cho rừng trồng.

3.5.2.2. Bảo vệ môi trường

Nói đến chức năng bảo vệ môi trường nói chung của một tổ thành rừng là rất lớn khi đã hình thành một hoàn cảnh rừng hoàn chỉnh và đi vào ổn định. Tuy nhiên đối với rừng trồng sản xuất với đặc thù kinh doanh theo chu kỳ và có thời gian ấn định khai thác trắng thì tầm quan trọng của những đám rừng chừa lại rất quan trọng, hơn nữa những đám rừng với chức năng phòng hộ bảo vệ lại càng không thể xem nhẹ. Khi có rừng, bầu không khí được lọc và giảm ô nhiễm rất lớn, trái lại khi các hoạt động lâm sinh diễn ra như: khai thác, tỉa thưa, trồng rừng mới, xử lý thực bì, chăm sóc…thì hoàn cảnh rừng mất đi và chức năng của rừng tại thời điểm đó không còn nữa. Lúc này, thì chức năng của vùng đệm phát huy tính hiệu quả cao nhất, và đặc biệt thể hiện ở những điểm nổi bật sau:

- Giảm tốc độ dòng chảy bề mặt tại những nơi khai thác trắng hoặc ủi đường khai thác, giảm thiểu xói mòn, sạt lở đất…

- Hoàn cảnh rừng, điều kiện khí hậu sẽ không thay đổi quá đột ngột nếu mật độ đai xanh, vùng đệm đạt mức ở phạm vi yêu cầu >10% (Diện tích này đảm bảo phân bố đều trên diện tích).

- Những vùng đệm để lại cũng góp một phần tích cực vào việc chống biến đổi khí hậu do hoạt động khai thác rừng trồng trên một diện tích trắng lớn gây ra.

- Việc giữ gìn đai xanh vùng đệm cũng tạo điều kiện cải thiện môi trường sống cho các loài động vật di trú hoặc con người sinh sống tạm thời khi triển khai các hoạt động lâm nghiệp.

3.5.2.3. Thay đổi cách đối xử của con người đối với tài nguyên rừng

Việc khai thác rừng trồng một cách triệt để không còn là giải pháp kinh tế hiệu quả bền vững. Mà thay vào đó là bảo vệ đai xanh, vùng đệm, các khu vực rừng có tính chất sung yếu hay các khu vực loại trừ trong diện tích rừng trồng dần dần đã trở thành một nguyên tắc và yêu cầu bắt buộc khi tham gia chứng chỉ FSC. Bời vì Công ty muốn bán được gỗ có giá cao hơn mức mặt bằng từ 10 - 15% (theo thời điểm đề tài nghiên

cứu) thì cần đáp ứng một trong những yêu cầu mà tiêu chuẩn FSC đặt ra. Thể hiện rõ nhất là khi tham gia quản lý vùng đệm thì hiệu quả kinh tế kinh doanh rừng trồng tăng rõ nét, đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty được thay đổi.

Bên cạnh đó cách thức và cách đối xử của những người hoạt động lâm nghiệp trong Công ty sẽ cần thay đổi theo thời gian, tuy chưa thể thực hiện nghiêm túc 100% yêu cầu đựt ra, với những cam kết thực hiện và tiếp cận một FSC sẽ tạo điều kiện cho diện tích này ngày càng gia tăng.

Một khi sự nhận thức của con người đối với tài nguyên đã thay đổi theo chiều hướng tích cực nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học thì các hoạt động phát triển kinh tế ngày một bền vững và cải thiện với chiều hướng ổn định hơn.

Có thể nói việc bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ những khu vực rừng bị loại trừ, đai xanh vùng đệm nói riêng đem lại hiệu quả rất to lớn và chỉ khi những nhà quản lý nhận thức sâu sắc được vấn đề này thì mới góp tay vào giải quyết các vấn đề về môi trường và phát triển bền vững. Vì vốn dĩ những hoạt động này thường ở một phạm vi quy mô chưa lớn và sự tác động hay thay đổi chưa thể hiện rõ nét nên nhiều người chưa thể nắm được rõ và hiểu được tầm quan trọng của vùng đệm.

3.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÙNG ĐỆM MỘT CÁCH HIỆU QUẢ. 3.6.1. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý và bảo vệ vùng đệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)