Về xây dựng hệ thống văn bản quy định cho hoạt động gây nuôi các loài ĐVHD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh bình định (Trang 73 - 78)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.2. Về xây dựng hệ thống văn bản quy định cho hoạt động gây nuôi các loài ĐVHD

Hiện nay, công tác quản lý động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng, cũng như cả nước nói chung hoạt động gây nuôi các loài động vật hoang dã phát triển mạnh mẽ, mang lại công ăn, việc làm, tạo nguồn thu nhập cho một bộ phận dân cư, góp phần vào xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hỗ trợ cho công tác bảo tồn nguồn gen các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên, việc nuôi động vật hoang dã có tiềm ẩn những nguy cơ như mất an toàn, lây lan bệnh dịch, thậm chí còn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của con người; nhiều hoạt động quản lý còn chưa theo kịp sự phát triển và đòi hỏi của thực tiễn, thiếu các quy định về quản lý an toàn chuồng, trại, vệ sinh môi trường và quản lý dịch bệnh đối với các loài hoang dã. Để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động này, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động gây nuôi động vật hoang dã, chúng tôi đề xuất một số quy trình quản lý và trình tự thủ tục đăng ký gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:

3.4.2.1. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền

Để ban hành các quy định về cấp phép gây nuôi, chúng ta cần xác định được trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành, trong đó cơ quan tham mưu để ban hành các quy định về quản lý, thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi động vật hoang dã là cơ quan Kiểm lâm, trách nhiệm và công việc thực hiện như sau:

- Hạt Kiểmlâm huyện, thành phố, Đội kiểm lâm cơ động (sau đây gọi chung

là Ht Kiểm lâm) có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn, kiểm tra xác nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý chuyển Chi cục Kiểm lâm tỉnh thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký (đối với ĐVHD quý hiếm).

Trường hợp hồ sơ đăng ký trại nuôi thuộc loài ĐVHD thông thường thì Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn, kiểm tra; phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký. Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký, Hạt Kiểm lâm gửi 01 bộ hồ sơ đầy đủ về Chi cục Kiểm lâm để báo cáo và theo dõi.

+ Quản lý, kiểm tra, xác nhận việc cập nhật biến động số lượng cá thể động vật hoang dã của các chủ trại nuôi đã được Chi cục Kiểm lâm cấp sổ theo dõi; tổng hợp báo cáo tình hình quản lý trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn quản lý theo quy định.

- Chi cục Kiểm lâm căn cứ h sơ báo cáo của Ht Kim lâm, tiến hành các công vic:

+ Thẩm định hồ sơ đã được Hạt Kiểm lâm kiểm tra, xác nhận, xét cấp hoặc đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã quý hiếm theo đúng quy định.

+ Hướng dẫn, quản lý, kiểm tra và cấp sổ theo dõi biến động số lượng cá thể động vật hoang dã quý hiếm của các trại nuôi; tổng hợp báo cáo tình hình quản lý trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.

3.4.2.2. Đề xuất vềquy trình thủ tục, hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã

- Đối với ĐVHD thông thường người nuôi phải bảo đảm các loại giấy tờ gồm: + Đơn xin đăng ký trại nuôi của tổ chức, cá nhân gây nuôi có xác nhận của chính quyền địa phương.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp. + Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y của cơ quan có thẩm quyền cấp. + Giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường có xác nhận của Chính quyền địa phương và Hạt Kiểm lâm sở tại.

+ Bản cam kết của người nuôi có xác nhận của Chính quyền địa phương và Hạt Kiểm lâm sở tại.

+ Biên bản kiểm tra nguồn gốc lâm sản kèm theo bảng kê động vật hoang dã thông thường có xác nhận của (Hạt Kiểm lâm) sở tại.

+ Tài liệu, hồ sơ chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp.

phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan khoa học CITES Việt Nam là việc nuôi loài đó không ảnh hưởng tới các loài động vật khác và hệ sinh thái trong nước.

+ Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở gây nuôi của cơ quan chức năng (Hạt Kiểm lâm, Thú y, chính quyền địa phương).

+ Giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản/sinh trường ĐVHD thông thường do Hạt Kiểm lâm sở tại xác nhận và cấp phép.

+ Thông báo của chủ trại nuôi ĐVHD lên Chính quyền địa phương để theo dõi. + Sổ theo dõi gây nuôi động vật hoang dã.

- Đối với ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, hung dữ; ngoài các loại giấy tờ như ĐVHD thông thường, người nuôi còn phải bảo đảm các loại giấy tờ sau:

+ Sau khi đầy đủ các loại giấy tờ như thủ tục đăng ký ĐVHD thông thường, Hạt Kiểm lâm hoặc người nuôi gửi toàn bộ hồ sơ về Chi cục Kiểm lâm để tổ chức kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận trại nuôi.

+ Trường hợp động vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES: Đăng ký với Chi cục Kiểm lâm để thẩm định và gửi hồ sơ đã thẩm định cho cơ quan quản lý CITES Việt Nam xem xét.

+ Trường hợp động vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III của Công ước CITES và Nhóm IIB theo quy định của pháp luật Việt Nam; trại nuôi động vật hoang dã hung dữ có ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của người dân xung quanh: Đăng ký với Hạt kiểm lâm để được hướng dẫn kiểm tra, xác nhận và chuyển hồ sơ về Chi cục Kiểm lâm thẩm định và cấp phép.

Bên cạnh thủ tục cấp phép thì cần hướng dẫn cho trang trại thực hiện tốt trình tự thủ tục tục vận chuyển động vật hoang dã của trại nuôi xuất ra. Để thực hiện vấn đề này, tổ chức, cá nhân khi xuất ĐVHD và sản phẩm của chúng phải lập thủ tục theo quy định tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản và các văn bản pháp luật có liên quan.

Trường hợp vận chuyển động vật hoang dã là các loài thú dữ; ngoài các thủ tục theo quy định, động vật phải được nhốt trong các loại dụng cụ chuyên dùng (lồng, chuồng…) làm bằng vật liệu chắc chắn, tuyệt đối không để động vật thoát ra ngoài đe dọa tính mạng, sức khỏe của con người.

3.4.2.3. Đề xuất các mẫu hồ sơ quản lý gây nuôi các loài ĐVHD trên địa bàn tỉnh Bình Định

Trong quá trình nghiên cứu và thảo luận, tôi có đề xuất 09 mẫu hồ sơ để quản lý gây nuôi các loài ĐVHD trên địa bàn tỉnh Bình Định (Phụ lục 1).

3.4.2.4. Đề xuất quy định vềđiều kiện trại nuôi ĐVHD

Trại nuôi động vật hoang dã phải đáp ứng các điều kiện, đó là:

1. Chuồng, trại nuôi phù hợp với đặc tính của loài nuôi và theo quy định hiện hành.

2. Bảo đảm an toàn cho người nuôi và người dân trong vùng, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

3. Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.

4. Chủ trại nuôi phải cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về các hậu quả của hoạt động nuôi động vật hoang dã gây ra.

Đối với động vật hoang dã là các loài thú dữ thì ngoài các điều kiện quy định trên phải có chuồng nuôi và hàng rào kiên cố, bảo đảm an toàn tuyệt đối không để động vật thoát ra ngoài. Nếu nuôi để phục vụ tham quan du lịch, phải có nhân viên kỹ thuật hướng dẫn, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng, sức khỏe cho khách tham quan. Trường hợp động vật thoát khỏi nơi nuôi, chủ nuôi phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn; đồng thời, báo ngay cho Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Đội Kiểm lâm cơ động, chính quyền địa phương, cơ quan Công an hoặc cơ quan, đơn vị có liên quan để kịp thời xử lý.

Trong quá trình xây dựng quy định trên, Chi cục Kiểm lâm đã lấy ý kiến các nhà khoa học, các ngành liên quan và đặc biệt là ý kiến, nguyện vọng của các chủ trang trại nuôi nhốt thông qua các buổi hội thảo hay góp ý trực tiếp cho cán bộ phụ trách lĩnh vực này, nhằm đảm bảo các quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận nuôi nhốt ĐVHD vừa thỏa mãn các quy định của pháp luật hiện hành; đồng thời, vừa đáp ứng tính cấp thiết về thời gian hoàn chỉnh thủ tục cấp phép thông qua việc quy định thời gian cụ thể đối với từng nhóm đối tượng nuôi nhốt. Các quy định đã được đăng công báo hoặc đưa lên trang web của Bình Định để người dân nắm bắt thông tin một cách thuận tiện nhất.

Ngoài các mẫu như hồ sơ đăng ký trại nuôi, giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi còn xây dựng mẫu phương án sản xuất kinh doanh và mẫu sổ theo dõi động vật gây nuôi. Trên nền tảng chung của các phương án sản xuất kinh doanh cùng với tình hình thực tế gây nuôi sinh sản động vật doang dã, tỉnh Bình Định đã xây dựng phương án kinh doanh cho hoạt động này, giúp các chủ trang trại định hướng kinh doanh cũng như thuận tiện trong việc quản lý số cá thể động vật nuôi nhốt.

Bên cạnh việc cấp phép nuôi nhốt ĐVHD cho các trang trại thì công tác thông tin tuyên truyền trong quản lý cũng hết sức quan trọng, nhằm làm cho người dân ý

thức được vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ ĐVHD và hoạt động nuôi nhốt ĐVHD không ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ ĐVHD trên địa bàn. Chi cục Kiểm lâm phải chọn lọc các nội dung liên quan đến quản lý gây nuôi ĐVHD để đưa vào trong các cuộc thi của cộng đồng và thi truyền hình cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với tổ chức WWF triển khai Lều truyền thông giáo dục lưu động tại các trường phổ thông để truyền thông về bảo tồn ĐDSH, chống buôn bán ĐVHD và quản lý gây nuôi ĐVHD.

3.4.2.5. Công tác kiểm tra, lập hồsơ quản lý

Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, năm cơ quan Kiểm lâm cập nhật số liệu 1 lần trên địa bàn toàn tỉnh, có hướng dẫn cho các trang trại lập sổ theo dõi biến động của các loài được gây nuôi, nhằm theo dõi quá trình tăng đàn, giảm đàn do quá trình sinh sản, nhập chuồng, xuất chuồng hoặc tử vong, có kiểm lâm địa bàn xác nhận.

Sau mỗi đợt kiểm tra, nếu có những vấn đề còn tồn tại thì cán bộ kiểm tra cần chỉ ra những thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý gây nuôi và đề nghị khắc phục trong thời gian sắp tới; đồng thời, thu thập được những ý kiến đề xuất, cách làm tốt, cũng như sáng kiến trong quản lý gây nuôi để có hướng chỉ đạo tốt hơn.

3.4.2.6. Chếđộ kiểm tra, quản lý các hoạt động liên quan đến ĐVHD

Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ ĐVHD, việc đăng ký gây nuôi sinh sản, sinh trưởng và việc săn bắt, giết mổ, mua bán vận chuyển kinh doanh các loài ĐVHD theo quy định.

Nên tổ chức các đợt tổng kiểm tra đồng bộ các hoạt động săn bắn, mua bán, vận chuyển, nuôi nhốt, giết mổ, kinh doanh các loài ĐVHD trên địa bàn toàn tỉnh theo định kỳ hoặc đột xuất, tăng cường việc theo dõi, giám sát, quản lý những tổ chức cá nhân gây nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD đã được cấp giấy chứng nhận nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân lợi dụng giấy phép gây nuôi để buôn bán, vận chuyển ĐVHD trái phép... Kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện sai phạm và kịp thời chấn chỉnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh bình định (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)