Cách thức, phương thức và biện pháp quản lý ĐVHD của ngành chức năng trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh bình định (Trang 67 - 70)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3.2. Cách thức, phương thức và biện pháp quản lý ĐVHD của ngành chức năng trên

trên địa bàn tnh

3.3.2.1. Về cách thức quản lý

Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh chỉ đạo Kiểm lâm các địa bàn theo dõi, thống kê và báo cáo tất cả các hoạt động gây nuôi, thuần dưỡng các loài ĐVHD trên địa bàn quản lý. hạt Kiểm lâm sở tại nắm kết quả số liệu và báo cáo Chi cục Kiểm lâm định kỳ 3 tháng một lần. Chi cục Kiểm lâm rà soát sự biến động về các số liệu thống kê và có định hướng xây dựng chương trình quản lý, ban hành các văn bản chỉ đạo các hoạt động nói trên, tiến tới ổn định và đi vào nề nếp.

3.3.2.2. Vềphương thức quản lý

Chi cục Kiểm lâm thống nhất chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã và thành phố Quy Nhơn (gọi chung là Hạt Kiểm lâm huyện) thống kê tình hình hoạt động gây nuôi, thuần dưỡng các loài ĐVHD trên địa bàn quản lý, Hạt Kiểm lâm huyện chỉ đạo các trạm Kiểm lâm trên địa bàn huyện hoặc Bộ phận nghiệp vụ của Hạt, phân công Kiểm lâm phụ trách địa bàn theo dõi, thống kê và báo cáo. Quá trình thực hiện, nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm trong hoạt động gây nuôi của các trang trại thì Kiểm lâm địa bàn báo cáo kịp thời cho cấp trên và tiến hành xử lý theo quy định của Pháp luật.

Chi cục Kiểm lâm Bình Định đã có những văn bản chỉ đạo trong việc tăng cường công tác quản lý ĐVHD, như:

- Văn bản số 130/CCKL-BTTN ngày 05/02/2015 và văn bản số 187/CCKL- BTTN ngày 03/3/2015 chỉ đạo các hạt kiểm lâm tăng cường công tác quản lý động vật hoang dã.

- Văn bản số 531/CCKL-BTTN ngày 09/6/2015 chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các hạt kiểm lâm trong công tác quản lý hoạt động gây nuôi, sinh sản, sinh trưởng động vật rừng.

3.3.2.4. Vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý gây nuôi các loài ĐVHD

Vai trò của các bên liên quan trong hệ thống tổ chức quản lý đối với việc gây nuôi các loài ĐVHD trên địa bàn tỉnh có thể được biểu diễn quan sơ đồ dưới đây:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐVHD TỈNH BÌNH ĐỊNH

Qua sơ đồ trên chúng ta thấy rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các đơn vị liên quan. Công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý ĐVHD trên địa bàn tỉnh do

UBND tỉnh Bình Định Sở Nông nghiệp và PTNT Chi cục Kiểm lâm Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố Trạm Kiểm lâm

Kiểm lâm địa bàn

Các BQL RPH, RĐD,

Công ty Lâm nghiệp

Hoạt động nuôi, nhốt và kinh doanh ĐVHD được kiểm soát của Kiểm

lâm địa bàn và UBND xã Đội Kiểm lâm

cơ động UBND xã UBND huyện Các dự án Các Ban, ngành liên quan của tỉnh

cơ quan Sở Nông nghiệp và PTNT trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh quyết định. Chi cục Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt của sở Nông nghiệp và PTNT, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng; có trách nhiệm phối hợp với các ban, ngành của tỉnh để chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng nói chung và quản lý, bảo vệ ĐVHD nói riêng. Cụ thể là:

+ Chi cục Kiểm lâm tỉnh chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý các hoạt động gây nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh và tham mưu lập thủ tục cấp phép cho các cơ sở này.

+ Hạt Kiểm lâm huyện chịu sự lãnh, chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm và UBND huyện phân công cán bộ phụ trách địa bàn ở các Trạm hay Bộ phận nghiệp vụ tiến hành theo dõi, kiểm tra và quản lý số trại nuôi, hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký hoạt động gây nuôi cũng như tư vấn về kỹ thuật. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn kiểm tra, cập nhật số liệu và báo cáo tình hình biến động của hoạt động gây nuôi động vật hoang dã ở các trại nuôi.

+ Bên cạnh quản lý của cơ quan chuyên ngành thì song song chỉ đạo đồng thời công tác này là UBND các cấp. UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, trực tiếp chỉ đạo cơ quan Kiểm lâm cùng cấp thực hiện việc theo dõi và kiểm tra các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng nói chung; quản lý gây nuôi các loài ĐVHD nói riêng trên địa bàn quản lý.

+ Ngoài ra, các đơn vị liên quan khác như các BQL rừng phòng hộ, BQL rừng đặc dụng, các Công ty Lâm Nghiệp và các Dự án đầu tư về bảo tồn ĐVHD có sự phối hợp trong công tác quản lý ĐVHD trên địa bàn, theo dõi và nắm bắt các thông tin dẫn giống, gây nuôi ĐVHD, chia sẻ về kỹ thuật gây nuôi; phối hợp để ngăn chặn các hành vi vi phạm Pháp luật về săn bắt, vận chuyển, mua, bán ĐVHD trái phép.

3.3.2.3. Những thuận lợi, khó khăn và bất cập trong công tác quản lý

- Thun li: Các Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố đã triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các công văn chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên theo đúng quy định; Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn, cán bộ nghiệp vụ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các trại nuôi thực hiện và chấp hành các quy định về quản lý ĐVHD; hướng dẫn cách ghi biến động số lượng cá thể ĐVHD vào sổ theo dõi nhập, xuất theo quy định; hướng dẫn các nhà hàng, khách sạn, quán ăn ký bản cam kết không mua bán, sử dụng, giết mổ và trưng bày quảng cáo các mẫu vật, sản phẩm của động vật hoang dã trái pháp luật. Các trại nuôi chấp hành tốt các yêu cầu và quy định của Nhà nước về công tác bảo tồn các loài ĐVHD và quy định gây nuôi; tích cực tham gia tất cả các nghĩa vụ đối với Nhà nước như: bảo vệ môi trường, thực hiện nghĩa vụ thuế Nhà nước; sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm gây nuôi, nhằm mục đích vừa học tập, vừa phổ biến kỹ thuật gây nuôi.

- Khó khăn: Trong lĩnh vực gây nuôi động vật hoang dã, Nghị định của Chính phủ và nhiều Thông tư đã quy định khá chặt chẽ về việc xử lý cũng như chế tài xử phạt. Tuy nhiên, quy định về chế tài quản lý kinh doanh thương mại các loài động vật hoang dã gây nuôi không rõ ràng, điều này vô hình trung đã tạo sơ hở để các đối tượng lợi dụng hợp pháp hoá nguồn gốc các loài động vật hoang dã do mua thu gom trái phép để kinh doanh buôn bán. Các trại nuôi chưa có hệ thống văn bản quy định chuẩn cho hoạt động gây nuôi các loài ĐVHD, điều này làm cho các chủ trại nuôi vẫn còn hoang mang lo ngại về thủ tục gây nuôi, ảnh hưởng đến việc đầu tư sản xuất; ngoài ra, sản phẩm khi xuất chuồng ở một số trại nuôi không được chứng nhận nguồn gốc, sẽ ảnh hưởng đến đầu ra tiêu thụ sản phẩm của các trang trại. Công tác kiểm tra, giám sát trại nuôi của Kiểm lâm địa bàn ở một số Hạt Kiểm lâm còn lỏng lẽo; chưa chủ động kiểm tra cập nhật kịp thồi số liệu tăng giảm vào sổ theo dõi nhập/xuất ĐVHD của chủ trại nuôi; thủ tục kiểm tra, xác nhận bảng kê ĐVHD xuất, bán ở một số Hạt Kiểm lâm chưa ghi thời vận chuyển. Chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan (Thú y hoặc Tài nguyên môi trường) chưa thực sự quan tâm trong công tác quản lý ĐVHD về hồ sơ thủ tục đăng ký và các tiêu chuẩn điều kiện gây nuôi. Một số trại nuôi thủ tục nhập ĐVHD còn sai sót; nhà hàng khách sạn kinh doanh ăn uống chưa chấp hành nghiêm túc việc cam kết về không mua, bán, giết mổ, cất giữ ĐVHD trái phép. Tình trạng bày bán, giết mổ không đúng nơi quy định diễn ra khá phức tạp, không có cơ quan giám định vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các loài động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp giết mổ.

Trong quá trình thực hiện cấp giấy chứng nhận trại nuôi một số Hạt Kiểm lâm còn gặp nhiều vướng mắc, sai sót như: Việc hướng dẫn trình tự thủ tục hồ sơ đăng ký trại nuôi và xin cấp đổi giấy chứng nhận ở một số Hạt Kiểm lâm vẫn chưa đầy đủ theo quy định; mã số trại nuôi chưa thực hiện thống nhất theo quy định; một số giấy chứng nhận còn viết sai tên khoa học của loài; sử dụng không đúng hồ sơ trích liệu còn tuỳ tiện không theo quy định; nhiều trại nuôi động vật rừng thông thường giấy chứng nhận đã hết hạn và hết hạn lâu nhưng vẫn chưa được cấp đổi lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh bình định (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)