4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.3. Hiệu quả kinh tế xã hội của việc gây nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh
Đánh giá hiệu quả mang lại từ mô hình gây nuôi động vật hoang dã không chỉ đơn thuần đánh giá về mặt kinh tế, về mặt xã hội hay về mặt môi trường tách biệt mà phải đặt giá trị của cả ba yếu tố trên trong mối quan hệ hữu cơ. Có như vậy thì hiệu quả mới bảo đảm được ổn định, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Và chỉ khi nào sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề môi trường đảm bảo được cân bằng thì quá trình phát triển mới được coi như là lý tưởng. Kết quả có thể được biểu hiện bằng nhiều thước đo khác nhau: thước đo hiện vật, thước đo thời gian lao động, thước đó giá trị … Việc tính toán xác định hiệu quả nhằm có những cách nhìn chính xác hơn về các kết quả đạt được và tìm ra giải pháp để tối đa hóa kết quả, tối thiểu hóa chi phí.Đánh giá hiệu quả kinh tế mang lại cho các hộ gia đình từ gây nuôi động vật hoang dã:
Hiệu quả kinh tế là giá trị kinh tế trực tiếp của những sản phẩm được con người trực tiếp khai thác và sử dụng. Gây nuôi động vật hoang dã là một nghề tương đối mới mẽ, sản phẩm của nó hướng tới thị trường chứ không đơn thuần chỉ là tự cung tự cấp. Do vậy đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gây nuôi nhốt động vật hoang dã là đánh giá giá trị sử dụng cho xuất khẩu là chủ yếu.
Từ thực tế cho thấy vẫn còn một số hộ gia đình gây nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh Bình Định chưa có thu nhập từ hoạt động này. Sở dĩ như vậy là do các cơ sở này mới tổ chức gây nuôi và nuôi vơi số lượng nhỏ nên các hộ chưa bán để thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, qua số liệu điều tra và phỏng vấn cho thấy rằng, hiệu quả gây nuôi các loài ĐVHD ở nhiều trang trại đã thể hiện rất rõ rệt. Đối với các trại nuôi càng lớn, và thực hiện nuôi vào những năm trước lãi thu được cao, chẳng hạn như trại nuôi Ông Phan Đình Chạng (TP Quy Nhơn), doanh thu mỗi năm đạt tới 300 triệu đồng, số tiền lãi gần 150 triệu đồng, Các trại nuôi cầy vòi hương, nhím, rắn ráo thường tuy mới gây nuôi nhưng những loài này hiện đang được ưa chuộng và chủ cơ sở nuôi đã bắt đầu có lãi. Trong thời gian qua đã giúp cho các trại gia đình có thu nhập thêm từ 50 - 100 triệu đồng/ năm.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế mang lại cho các hộ gia đình từ gây nuôi động vật hoang dã thì nhất thiết phải xác định yếu tố đầu vào (như xây dựng cơ bản; giống cây trồng, vật nuôi; công lao động và chuỗi quá trình chăm sóc) và yếu tố thị trường đầu ra cho sản phẩm (thịt, giống...).
Qua điều tra phỏng vấn và số liệu thu thập tại các cơ sơ gây nuôi trên địa bàn 02 huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân và Thành phố Quy Nhơn với những loài động vật hoang dã nuôi phổ biến đã thu được kết quả như sau ở biểu 3.13.
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của việc nuôi nhốt các loài động vật hoang dã tại tỉnh Bình Định
Loài Giá mua giống
đầu vào (VNĐ) Chi phí thức ăn/con/năm (VNĐ) Sức sinh sản của 1 cá thể/năm Tiêu chuẩn xuất chuồng Giá bán giống hoặc thịt (VNĐ) Hiệu quả kinh tế/con/năm (VNĐ) Nhím Đực: 2.000.000/kg 1.000.000 4 con 8 kg/con 2.500.000/kg 12.500.000 Cái: 3.000.000/kg
Rắn ráo Trâu 200.000/kg 1.825.000 30 trứng 1,5 kg/con 800.000/kg 650.000
Rắn ráo thường 150.000/kg 1.120.000 12 trứng 1,5kg/con 600.000/kg 450.000
Heo rừng 280.000/kg 2.400.000 12 con 15 kg/con 185.000/kg 28.500.000
Cầy vòi hương 500.000/kg 300.000 3 con 7 kg/con 400.000/kg 1.500.000
Cầy vòi mốc 400.000/kg 300.000 3 con 7 kg/con 350.000/kg 1.750.000
Rắn Hổ Mang 250.000/con 250.000 20 trứng 2,5kg/con 1.200.000 kg 1.000.000