4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.2. Công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm về nuôi,
trồng, khai thác động vật hoang dã.
1.4.2.1. Công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký nuôi các loài động vật hoang dã
a) Công tác quản lý khai thác từ tự nhiên động vật, thực vật hoang dã
Năm 2016 và 3 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định không có tổ chức, cá nhân và hộ gia đình nào xin đăng ký khai thác từ tự nhiên động vật hoang dã.
b) Công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký nuôi các loài động vật hoang dã - Thực hiện cấp mới 01 giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đúng quy định của pháp luật và quy trình ISO.
- Thực hiện 01 quy trình giao nộp gấu theo đúng quy định của pháp luật và quy trình ISO.
1.4.2.2. Công tác quản lý xuất, nhập động vật vào, ra khỏi trại nuôi; quản lý các cơ sở
trồng cấy nhân tạo; quản lý khai thác động vật rừng thông thường
- Ban hành văn bản chỉ đạo các hạt kiểm lâm tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và quản lý động vật hoang dã.
- Hoàn thành việc hướng dẫn và giám sát Công ty Cổ phần Công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn bàn giao động vật rừng gây nuôi tại Sở thú Quy Nhơn cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển vườn thú FAROS theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.
- Chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP. Quy Nhơn, Trạm Thú y TP. Quy Nhơn kiểm tra gấu nuôi bị chết của Công ty CP công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn. Kết quả: đã tiêu hủy 01 (một) cá thể Gấu ngựa đúng quy định.
- Cung cấp cho Trung tâm Giáo dục thiên nhiên các thông tin về việc xử lý vi phạm pháp luật có tang vật là động vật hoang dã; cung cấp danh sách cơ sở nuôi nhốt
gấu; xác minh thông tin Nhà thuốc đông y (Phước Lợi Đường) treo biển bán mật gấu kịp thời và đúng với tình hình thực tế trên địa bàn.
1.4.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý hoạt động gây nuôi động vật rừng. Qua đó, nhận định tình hình để chỉ đạo các hạt kiểm lâm tổ chức kiểm tra, rà soát hoạt động gây nuôi của các cơ sở nuôi, đồng thời xử lý nghiêm minh các đối tượng có dấu hiệu sai phạm các quy định về vận chuyển, mua bán, cất giữ, nuôi nhốt, kinh doanh trái phép về quản lý động vật rừng.
b) Chỉ đạo các hạt kiểm lâm và Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành của huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuần tra, kiểm soát các tụ điểm xảy ra tình trạng mua, bán, nuôi nhốt, vận chuyển động vật hoang dã trái pháp luật. Kết quả: đã ngăn chặn có hiệu quả hành vi mua, bán, vận chuyển động vật rừng trái phép. Trong năm 2016 và 3 tháng đầu năm 2017, đã phát hiện, xử lý 04 vụ vi phạm hành chính về hành vi mua, bán, vận chuyển động vật hoang dã và sản phẩm của chúng trái pháp luật. Tịch thu: 15,6 kg sản phẩm động vật rừng; thả về rừng 03 cá thể Dúi Nâu có trọng lượng 3,5 kg, 18 cá thể Cầy vòi hương, trọng lượng 52,8 kg, 33 cá thể động vật rừng còn sống có trọng lượng 30,5 kg gồm: Cầy vòi hương 07 con, Rùa 26 con; tiêu hủy 06 cá thể chồn vàng có trọng lượng 4,7 kg; 301,5 kg bộ phận cơ thể động vật rừng gồm thịt xương: Heo rừng, Rùa, Khỉ mốc, Cheo cheo, Cầy vòi hương theo đúng quy định của pháp luật.
1.4.2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên phối hợp với các ngành, hội, đoàn thể ở địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý động vật rừng như Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp; Thông tư số 47/2012/TT- BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường; Thông tư 40/2013/TT- BNNPTNT ngày 5/9/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Thông tư số 20/2016/TT- BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT,
25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT- BNNPTNT; Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản và Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ,… nhằm đưa hoạt động gây nuôi động vật rừng đi vào nề nếp hơn.
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU