Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh bình định (Trang 38 - 40)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bình Định

3.1.2.1. Dân số, dân tộc, tập quán canh tác

Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số toàn tỉnh hơn 1,5 triệu người, chiếm 1,7% dân số so với cả nước. Thành phần gồm nhiều dân tộc trong đó dân tộc đa số là dân tộc Kinh chiếm 98, 0%; dân tộc có tỷ lệ đáng kể là Ba Na chiếm 1,14%, Hrê chiếm 0,4%, Chăm chiếm 0,2% và các dân tộc ít người khác chiếm 0,26%.

Dân tộc Kinh ở cư trú trên khắp các vùng đất của tỉnh, nhưng tập trung đông nhất vẫn là ở vùng thành phố, vùng đồng bằng, huyện lỵ, thị trấn... Còn các dân tộc thiểu số, trước kia cũng như hiện nay, địa bàn sống tập trung nhất của họ là ở vùng núi. Thường phân bố rải rác theo vùng trong nhiều điểm định cư nhỏ trải dài trên địa bàn rộng lớn của tỉnh, cách xa nhau. Về cơ bản các dân tộc Chăm, Bana, H’rê đã hình thành nên những khu vực cư trú riêng của từng dân tộc, ở vùng thấp có hiện tượng xen cư giữa 2 hoặc 3 dân tộc.

Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 248 người/km2. Dân số phân bố không đều, các huyện miền núi chỉ 31 - 38 người/km2, các huyện đồng bằng ven biển 310 - 830 người/km2, khu vực đô thị gần 1.000 người/km2. Cơ cấu dân số trẻ gần 62,7% dưới 30 tuổi; tỷ lệ nữ chiếm 51,3% dân số; thành thị 462.700 người (chiếm 30,8% tổng dân số), nông thôn 1.039.100 người (chiếm 69,2% tổng dân số).

Ngoài dân tộc Kinh, các dân tộc Chăm, Bana, Hrê... đã có sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của tỉnh Bình Định, tạo nên diện mạo dân cư mang tính đặc thù của vùng đất.

3.1.2.2. Thực trạng một số ngành kinh tế

 Sản xuất Nông nghiệp

Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, dần chuyển sang đa canh, thâm canh và sản xuất hàng hóa. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (cây lương thực có hạt) của tỉnh là 128.700ha, chiếm 21,4% tổng diện tích tự nhiên, diện tích bình quân đầu người ở

mức thấp (0,08ha/người). Sản lượng lương thực bình quân đầu người 412kg (mức an toàn lương thực); Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành kinh tế tỉnh.

 Công nghiệp, dịch vụ

Toàn tỉnh có trên 2.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ. Điển hình là khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ và 10 cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố. Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP năm 2013 chiếm trên 70,4%. Khu kinh tế Nhơn Hội - Quy Nhơn, trong tương lai sẽ là động lực tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội không chỉ phạm vi tỉnh Bình Định mà cho cả miền Trung và Tây Nguyên.

3.1.2.3. Đánh giá những tác động của đều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội đến sản xuất lâm nghiệp

Với vị trí địa lý ở trung tâm của miền Trung và cả nước; với hệ thống hạ tầng thiết yếu đã và đang xây dựng. Bình Định có những lợi thế và những hạn chế ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất lâm nghiệp như sau:

 Những lợi thế

- Diện tích đất đồi núi lớn, chiếm trên 2/3 diện tích tự nhiên đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lâm nghiệp, trong đó có trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn.

- Địa hình các vùng quy hoạch trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn có độ cao tuyệt đối thấp đến trung bình, độ dầy tầng đất lớn, độ phì của đất từ trung bình đến khá.

- Điều kiện khí hậu cơ bản là nóng ẩm, có cường độ bức xạ mặt trời cao, tổng tích ôn > 9.000oC, lượng mưa trung bình hàng năm lớn là điều kiện thuận lợi cho những loài cây trồng có khả năng sinh khối lớn.

- Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh những năm qua tăng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.

- Bình Định là một trong số ít tỉnh có đủ các loại hình giao thông, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá, nhất là hàng nông, lâm sản.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư, đáp ứng tốt hơn để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.

 Khó khăn, hạn chế

- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các khe, suối, độ dốc lớn trong khi đó mưa tập trung từ tháng 9-11 hàng năm, chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm nên làm cho đất

dễ bị xói mòn, rửa trôi và sạt lở đất; khó khăn trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng lâm sinh; trong canh tác nếu không có các biện pháp kỹ thuật thích hợp, sẽ làm cho đất bị thoái hóa.

- Bình Định là vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió khô nóng (gió Nam xuất hiện vào giữa và cuối mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 8) nên nguy cơ hạn hán, dễ xảy ra cháy rừng. Mùa mưa, bão thường xuất hiện và đổ bộ vào đất liền từ tháng 9 - 11, dễ làm cho cây trồng bị đổ, gẫy. Do đó, sản xuất lâm nghiệp dễ gặp rủi ro, đặc biệt là kinh doanh rừng trồng gỗ lớn.

- Số hộ có quy mô diện tích đất lâm nghiệp <0,1 ha chiếm tỷ lệ cao (chiếm 49,7%), nên gặp nhiều khó khăn trong bố trí vùng sản xuất hàng hoá tập trung với qui mô lớn, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động.

- Đầu tư trồng rừng gỗ lớn chu kỳ kinh doanh dài, nhu cầu vốn lớn, trong khi đó thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đời sống của người dân khu vực nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh bình định (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)