Tình hình ĐVHD ở tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh bình định (Trang 27 - 28)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4. Tình hình ĐVHD ở tỉnh Bình Định

1.4.1. Hin trạng ĐVHD ở tnh Bình Định.

Trước đây việc gây nuôi sinh sản động vật hoang dã ở tỉnh Bình Định phát triển mạnh, đây là một trong những biện pháp bảo tồn nguồn gen động vật rừng và tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình góp phần giảm áp lực săn bắt các loài động vật hoang dã trong tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều hộ gia đình đầu tư gây nuôi không mang lại hiệu quả kinh tế nên đã từ bỏ nghề gây nuôi. Do đó, số lượng cơ sở nuôi, loài nuôi và số lượng cá thể gây nuôi cũng giảm theo. Cụ thể:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định chỉ còn 66 cơ sở nuôi động vật rừng đã được cấp phép giảm 19 cơ sở so với năm 2015 (85 cơ sở), trong đó: có 66 cơ sở nuôi động vật rừng thông thường và 01 cơ sở nuôi Gấu với 2.446 cá thể; giảm 635 cá thể so với năm 2015 (3.081 cá thể), nguyên nhân giảm chủ yếu là do hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động gây nuôi thấp nên một số cơ sở gây nuôi bán hết các cá thể đang gây nuôi để chấm dứt hoạt động nuôi động vật rừng. Số loài đăng ký gây nuôi gồm 27 loài, động vật hoang dã thông thường là 14 loài (Nhím, Nhím bờm, Hươu sao, Rắn ráo thường, Cầy vòi hương, Don, Nai, Heo rừng, Heo rừng lai, Dúi mốc nhỏ, Dúi mốc lớn, Chim trĩ đỏ, Rắn sọc dưa, Vòi mốc); động vật hoang dã quý hiếm gồm 13 loài (Gấu ngựa, Cầy Hương, Cầy Vòi Mốc, Trăn đất, Cua đinh, Rùa đất lớn, Rùa núi vàng, Rùa tạp lưng đen, Rắn hổ mang thường, Rắn hổ trâu, Rắn ráo trâu, Kỳ đà vân, Kỳ đà).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh bình định (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)