4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu (Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, bản đồ, văn bản/chính sách có liên quan...) ở thư viện, internet và từ các cơ quan như Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm ... Đây là những cơ sở dữ liệu ban đầu và là nguồn thông tin định hướng cho việc nghiên cứu đề tài.
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn hộ
Phỏng vấn sâu là phương pháp phỏng vấn các chủ trang trại, những người có kinh nghiệm trong cộng đồng để tìm hiểu kiến thức bản địa về các loài động vật hoang dã.
Phỏng vấn các cán bộ Khuyến nông viên cơ sở, kiểm lâm viên địa bàn để biết tình hình gây nuôi động vật rừng thông thường ở địa phương.
2.3.3. Phương pháp điều tra hộgây nuôi ĐVHD trên địa bàn
- Chọn điểm để điều tra: Tại địa bàn mỗi huyện được chọn điều tra tất cả các cơ sở gây nuôi để đánh giá chung.
- Các dụng cụ chuẩn bị trước khi tiến hành điều tra: Máy định vị GPS 76CSX, máy ảnh kỹ thuật số ...
- Xây dựng phiếu phỏng vấn các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như: Phiếu phỏng vấn người dân, cán bộ quản lý, chính quyền địa phương.
- Quan sát trực tiếp để nắm bắt được các vấn đề cần điều tra một cách chân thực.
2.3.4. Phương pháp SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)
Là phương pháp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để phân tích các thuận lợi, khó khăn trong hoạt động gây nuôi động vật rừng thông thường trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2.3.5. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến và tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia động vật, các cán bộ quản lý địa bàn và người dân có kinh nghiệm để đánh giá thực trạng việc gây nuôi và công tác quản lý của các cơ sở gây nuôi động vật rừng thông thường trên địa bàn tỉnh Bình Định sát với tình hình thực tế của địa phương; bổ sung và hoàn thiện những giải pháp đã được hình thành sau khi phân tích tài liệu ngoại nghiệp.
2.3.6. Phân tích vai trò các bên liên quan bằng sơ đồ venn
Là sơ đồ phân tích mối quan hệ tổ chức bộ máy quản lý của các cơ quan chức năng về hoạt động gây nuôi động vật rừng thông thường trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Thông qua đó, có thể phát hiện những thay đổi cần thiết trong hoạt động của các cơ quan chức năng để đóng góp nhiều hơn, có hiệu quả hơn cho công tác quản lý ĐVHD trên địa bàn, đặc biệt là yêu cầu của người dân đối với hoạt động của các cơ quan chức năng để tạo cơ hội khuyến khích, giúp đỡ phát triển kinh tế.
2.3.7. Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học và một số phần mềm máy tính máy tính
- Định vị các vị trí nghiên cứu, các khu vực gây nuôi động vật rừng thông thường trên địa bàn tỉnh Bình Định và đưa lên bản đồ.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bình Định
3.1.1.1. Vịtrí địa lý
Tỉnh Bình Định thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ trải dài 110km theo hướng Bắc - Nam với diện tích tự nhiên của toàn tỉnh 605.057,8ha. Ở vị trí trung tâm của miền Trung và cả nước; phía Bắc giáp ranh dài 63km với tỉnh Quảng Ngãi, nơi có khu công nghiệp Dung Quất; phía Nam giáp ranh dài 59km với tỉnh Phú Yên, nơi có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch dịch vụ; phía Tây giáp ranh dài 130km với tỉnh Gia Lai - giàu tiềm năng thiên nhiên cần được khai thác; phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134km.
Điểm cực Bắc có tọa độ: 14o42' Bắc, 108o56' Đông; Điểm cực Nam có tọa độ: 13o31' Bắc, 108o57' Đông. Điểm cực Tây có tọa độ: 14o27' Bắc, 108o27' Đông.
Điểm cực Đông ở xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh), có tọa độ: 13o36' Bắc, 109o21' Đông. - Vùng quy hoạch sản xuất kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh có tọa độ địa lý từ 13032’44’’ đến 14028’08’’ vĩ độ Bắc và từ 108042’11’’ đến 109007’52’’ kinh độ Đông, với tổng diện tích 10.000 ha, tập trung ở 7 địa phương, bao gồm 5 huyện (Hoài Ân, Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và Vân Canh), thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Diện tích quy hoạch nằm trong vùng địa hình chung của tỉnh có xu hướng nghiêng từ Tây sang Đông với độ chênh lệch khá cao (khoảng 1.000m). Độ cao trung bình so với mặt biển là 700m. Bề mặt địa hình thường có dạng núi xen lẫn thung lũng, đồng bằng lòng chảo và đầm phá ven biển.
Địa hình phức tạp. Phía Tây của tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, độ cao từ 500 ÷ 700m. Kế tiếp là vùng trung du phổ biến là đồi thấp xen kẽ thung lũng hẹp, độ cao trên dưới 100m, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn. Vùng thấp là đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp do các dải núi chạy ra biển. Trong đồng bằng rải rác có đồi thấp xen kẽ. Ngoài cùng là cồn cát ven biển. Có thể chia thành các dạng địa hình sau đây:
- Vùng núi trung bình phía tây - Vùng đồi núi xen lẫn đồng bằng
- Vùng đồng bằng lòng chảo xen lẫn thung lũng - Vùng đầm phá và cồn cát ven biển
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn
Khí hậu
Tỉnh Bình Định nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm ở khu vực miền núi biến đổi từ 20,1 - 26,1oC, cực đại trung bình 25,0 - 31,7oC và cực tiểu 16,5 - 22,7oC. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0oC, nhiệt độ cực đại 39,9oC và cực tiểu 15,8oC.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình tháng trong năm từ 79 - 92 % tại khu vực miền núi; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 79 % và cực tiểu là 31 %.
vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ từ tháng 5 – 8, do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 - 8. Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm từ 2.000 - 2.400mm. Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751mm, cực đại là 2.658mm và cực tiểu là 1.131mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải.
- Chế độ gió: Do đặc điểm của của địa hình khá phức tạp nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều. Trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau hướng gió chủ yếu là Đông - Bắc và Bắc. Từ tháng 5 đến tháng 8 hướng gió chủ yếu là Tây - Nam và Nam. Tháng 4 và tháng 9 là thời kỳ chuyển tiếp. Do bị che chắn bởi dãy Trường Sơn và cao nguyên Trung Bộ nên gió mùa Tây - Nam bị chắn lại và trút hết hơi nước ở phía Tây. Khi vào đến Bình Định thì trở nên khô nóng và hình thành gió Nam nóng. Gió Nam xuất hiện vào giữa và cuối mùa hè (tháng 6 đến tháng 8). Bão thường xuất hiện và đổ bộ vào đất liền vào tháng 9 - 11. Trong vùng có 2 hướng gió chính đó là gió mùa Đông Bắc thường thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau; gió Tây Nam thường thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 7 kèm theo khô nóng. Bão thường đổ bộ vào Bình Định từ tháng 9 đến tháng 12, nhưng tập trung từ tháng 10 đến tháng 11, trung bình hằng năm có 1,04 cơn bão đổ bộ vào kèm theo mưa lớn làm cho cây trồng đổ ngã, ảnh hưởng đến năng suất.
Bình Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, lợi thế lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp là có nền nhiệt độ cao, tổng tích ôn lớn, tạo điều kiện cho cây trồng quang hợp tốt, cho năng suất cao, với nền nhiệt độ như vậy thích hợp với trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn.
Thủy văn
Do đặc điểm địa hình dốc, các sông đều có độ dốc lớn, chịu sự chi phối của mưa trên lưu vực, sự ảnh hưởng của thủy triều chỉ một phần rất nhỏ ở cửa sông. Vì có độ dốc lớn, lưu vực ở hạ lưu hẹp nên mùa mưa thường bị lũ ở thượng nguồn, lụt ở vùng hạ du. Mùa kiệt thường khô cạn ở hạ lưu, giảm mực nước ngầm và tạo điều kiện cho sự xâm nhập mặn của biển.
Bình Định có khá nhiều sông, đáng kể nhất là 4 hệ thống sông lớn: Sông Lại Giang, sông La Tinh, sông Kôn và sông Hà Thanh. Trong đó sông Kôn và sông Lại Giang có vai trò quan trọng. Hầu hết các sông nhánh trên vùng miền núi là phụ lưu của hai sông chính nói trên. Các hệ thống sông chính đó là:
- Sông Lại Giang: Là con sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định có diện tích lưu vực là 1.466 km2, dài 73 km. Sông bắt nguồn từ các dãy núi đông Trường Sơn có đỉnh cao từ 900 m đến 1.000 m đổ ra biển ở cửa An Dũ. Sông Lại Giang gồm 2 nhánh sông lớn chính là sông An Lão và sông Kim Sơn.
Sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện An Lão và Ba Tơ, chảy theo hướng Bắc - Nam đến Lại Khánh thì nhập với sông Kim Sơn thành sông Lại Giang, chảy theo hướng Tây nam - Đông bắc rồi đổ ra biển.
Sông Kim Sơn bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện Hoài Ân, chảy theo hướng Tây nam - Đông bắc đến Lại Khánh nhập với sông An Lão thành sông Lại Giang.
- Sông La Tinh: Lưu vực sông La Tinh thuộc địa bàn hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát. Sông bắt nguồn từ sườn đông dãy núi cao xã Cát Sơn, có diện tích lưu vực 719 km2, chiều dài sông 52 km và chảy vào đầm Đề Gi. Ngoài sông chính còn có các nhánh Kiều Duyên dài 20 km, diện tích lưu vực 179 km2; nhánh sông Cạn 61,4 km2; nhánh Đức Phổ 34,6 km2.
- Sông Kôn: Là sông lớn nhất tỉnh Bình Định có diện tích lưu vực là 3.067 km2, dài 178 km. Sông bắt nguồn từ các dãy núi có các đỉnh cao trên 1.000 m của dãy núi đông Trường Sơn. Sông chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam, đến Thạnh Quang (Vĩnh Thạnh) sông chảy theo hướng Bắc - Nam, từ Tây Giang đến Bình Tường sông chuyển hướng Tây bắc - Đông nam và từ Phú Phong sông chảy theo hướng Tây - Đông. Tại Bình Thạnh sông chia thành hai nhánh chính: Tân An và Đập Đá.
- Sông Hà Thanh: Sông Hà Thanh có diện tích lưu vực là 580 km2, chiều dài dòng sông chính là 48 km. Sông bắt nguồn ở những đỉnh núi cao trên 1.100 m ở huyện Vân Canh, chảy theo hướng Tây nam - Đông bắc. Tới cầu Diêu Trì, sông chia thành hai nhánh Hà Thanh và Trường Úc đổ vào đầm Thị Nại rồi chảy ra biển.
Hồ, đập: Toàn tỉnh hiện có 162 hồ chứa, với tổng dung tích là 597,50 triệu m3 nước (có 69 hồ dung tích dưới 1.106 m3; 85 hồ có dung tích từ 1.106 m3 đến 5.106 m3; 03 hồ dung tích 5.106 m3 đến 10.106 m3 và 05 hồ có dung tích lớn hơn 10.106 m3) và 183 đập dâng.
3.1.1.4. Đánh giá chung vềđặc điểm tự nhiên
Với đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Định, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất lâm nghiệp. Có những lợi thế và những hạn chế cơ bản sau đây:
Những lợi thế
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 383.908,2ha, chiếm tới trên 63% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Phong phú, đa dạng về các loại đất và vùng sinh thái; đa dạng về sinh học... Đây là tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Nhìn chung, địa hình có độ cao tuyệt đối thấp, tiềm năng sản xuất của các loại đất khá; điều kiện khí hậu cơ bản là nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện cho cây trồng nói chung và cây lâm nghiệp nói riêng sinh trưởng khá nhanh, sinh khối lớn.
Khó khăn, hạn chế
Địa hình khá dốc, mưa tập trung theo mùa (mùa mưa 3 tháng chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm) cho nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi nếu không có các giải pháp kỹ thuật thích hợp, dẫn đến thói hóa đất, tầng đất mỏng. Do đó, trong sản xuất lâm nghiệp sẽ rất khó thâm canh và áp dụng cơ giới hạn chế.
Ngoài ra, Bình Định là vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió khô nóng (gió Nam xuất hiện vào giữa và cuối mùa hè tháng 6 đến tháng 8) nên nguy cơ hạn hán dễ xảy ra cháy rừng. Mặt khác, bão thường xuất hiện và đổ bộ vào đất liền vào tháng 9 - 11. Do đó, sản xuất lâm nghiệp thường rủi ro cao.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định
3.1.2.1. Dân số, dân tộc, tập quán canh tác
Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số toàn tỉnh hơn 1,5 triệu người, chiếm 1,7% dân số so với cả nước. Thành phần gồm nhiều dân tộc trong đó dân tộc đa số là dân tộc Kinh chiếm 98, 0%; dân tộc có tỷ lệ đáng kể là Ba Na chiếm 1,14%, Hrê chiếm 0,4%, Chăm chiếm 0,2% và các dân tộc ít người khác chiếm 0,26%.
Dân tộc Kinh ở cư trú trên khắp các vùng đất của tỉnh, nhưng tập trung đông nhất vẫn là ở vùng thành phố, vùng đồng bằng, huyện lỵ, thị trấn... Còn các dân tộc thiểu số, trước kia cũng như hiện nay, địa bàn sống tập trung nhất của họ là ở vùng núi. Thường phân bố rải rác theo vùng trong nhiều điểm định cư nhỏ trải dài trên địa bàn rộng lớn của tỉnh, cách xa nhau. Về cơ bản các dân tộc Chăm, Bana, H’rê đã hình thành nên những khu vực cư trú riêng của từng dân tộc, ở vùng thấp có hiện tượng xen cư giữa 2 hoặc 3 dân tộc.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 248 người/km2. Dân số phân bố không đều, các huyện miền núi chỉ 31 - 38 người/km2, các huyện đồng bằng ven biển 310 - 830 người/km2, khu vực đô thị gần 1.000 người/km2. Cơ cấu dân số trẻ gần 62,7% dưới 30 tuổi; tỷ lệ nữ chiếm 51,3% dân số; thành thị 462.700 người (chiếm 30,8% tổng dân số), nông thôn 1.039.100 người (chiếm 69,2% tổng dân số).
Ngoài dân tộc Kinh, các dân tộc Chăm, Bana, Hrê... đã có sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của tỉnh Bình Định, tạo nên diện mạo dân cư mang tính đặc thù của vùng đất.
3.1.2.2. Thực trạng một số ngành kinh tế
Sản xuất Nông nghiệp
Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, dần chuyển sang đa canh, thâm canh và sản xuất hàng hóa. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (cây lương thực có hạt) của tỉnh là 128.700ha, chiếm 21,4% tổng diện tích tự nhiên, diện tích bình quân đầu người ở
mức thấp (0,08ha/người). Sản lượng lương thực bình quân đầu người 412kg (mức an toàn lương thực); Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành kinh tế tỉnh.
Công nghiệp, dịch vụ
Toàn tỉnh có trên 2.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ. Điển hình là khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ và 10 cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố. Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP năm 2013 chiếm trên 70,4%. Khu kinh tế Nhơn Hội - Quy Nhơn, trong tương lai sẽ là động lực tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội không chỉ phạm vi tỉnh Bình Định mà cho