Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý các khoản thu từ đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng khai thác nguồn thu tài chính từ đất tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 28)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

1.1.5. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý các khoản thu từ đất

1.1.5.1. Kết quả thu ngân sách so với dự toán pháp lệnh được giao

Đây là tiêu chí đầu tiên để đánh giá kết quả công tác quản lý các khoản thu từ đất. Hàng năm, dựa trên kết quả xây dựng dự toán thu của Phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán, Cục thuế giao dự toán thu cả năm đối với từng sắc thuế cho các Chi cục thuế, trong đó có các khoản thu từ đất. Từ đó, Cục thuế cũng như Chi cục thuế cũng lên kế hoạch, chỉ tiêu thu đối với từng quý, từng tháng. Chỉ tiêu về số thu luôn là tiêu chí đầu tiên để Chi cục thuế, Cục thuế đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý các khoản thu từ đất nói riêng. Điều đó thể hiện qua việc Chi cục thuế,

Cục thuế luôn quan tâm sát sao tới số thu từng tuần, từng tháng, thậm chí là từng ngày.

Cục thuế luôn có báo cáo đánh giá tỉ lệ số thu trên dự toán pháp lệnh được giao, từ đó đánh giá hiệu quả quản lý từng sắc thuế từng tháng, từng quý trong năm (Nguyễn Thị Huệ, 2016).

1.1.5.2. Tỷ lệ nợ đọng trên số thuế phát sinh hàng năm và cùng kỳ các năm

Cùng với việc theo dõi kết quả thu ngân sách, công tác quản lý nợ cũng luôn là vấn đề nóng được quan tâm đối với ngành thuế, đặc biệt là thời gian gần đây. Dựa trên

sổ lập bộ thu đầu năm, kết quả thu để tính toán được tỉ lệ nợ đọng. Đây là tiêu chí thứ hai để đánh giá hiệu quả quản lý các khoản thu từ đất. Các khoản thu từ đất có đặc điểm khác với khoản thu ngoài quốc doanh là kỳ tính thuế của các khoản thu từ đất thường không tính theo tháng (tiền thuê đất: một năm 2 kỳ, kỳ I hạn nộp tiền là 30/5, kỳ II hạn nộp tiền là 30/10; tiền thuế sử dụng đất PNN một năm 1 kỳ, tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ: thời hạn nộp tiền là 30 ngày kể từ ngày thông báo). Vì vậy, tỉ lệ nợ phát sinh thường chỉ được tính sau ngày 30/5, và 30/10. Sau thời điểm này, cơ quan thuế sẽ tính toán tỉ lệ nợ đọng, phân tích đánh giá nguyên nhân nợ đọng (lý do khách quan, chủ quan), từ đó đánh giá hiệu quả quản lý các khoản thu từ đất của từng đơn vị cũng như có giải pháp tăng cường công tác quản lý thu nợ, đảm bảo hoàn thành dự toán thu ngân sách (Nguyễn Thị Huệ, 2016).

1.1.5.3. Số lượng vướng mắc và giải quyết vướng mắc trong quá trình quản lý

Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý các khoản thu từ đất, không chỉ dựa trên đánh giá số thu, tỉ lệ nợ đọng mà còn phải dựa trên những vướng mắc trong quá trình quản lý. Trong quá trình quản lý, sẽ phát sinh những vướng mắc. Những vướng mắc đó có thể là vướng mắc về chính sách (giá đất, đơn giá thuê đất, …), có thể là vướng mắc phát sinh từ nguyên nhân chủ quan, khách quan. Cán bộ quản lý phải là người nắm bắt, tổng hợp, đánh giá được những vướng mắc đó từ nguyên nhân nào, cơ quan nào thuộc thẩm quyền giải quyết. Từ đó có phương hướng giải quyết, không gây bức xúc cho người nộp thuế. Nếu số lượng vướng mắc nhiều, liên tục mà không được giải quyết, điều đó chứng tỏ công tác quản lý đang có vấn đề (Nguyễn Thị Huệ, 2016).

1.1.5.4. Số lượng đầu công việc hoàn thành đúng thời hạn trên số lượng đầu công việc được giao

Đối với công tác quản lý các khoản thu từ đất, một tiêu chí nữa để đánh giá hiệu quả quản lý đó là số lượng đầu công việc mà cán bộ quản lý hoàn thành đúng thời hạn. Đặc biệt là đối với nguồn thu từ lệ phí trước bạ nhà đất, việc hoàn thành đúng thời hạn

là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả công việc. Lệ phí trước bạ nhà đất là khoản

tiền mà cơ quan thuế thu của người được Nhà nước giao đất (gồm cả trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất khi được hợp thức hoá quyền sử dụng đất) hoặc khi được phép nhận chuyển quyền sử dụng nhà đất. Tuy nhiên, việc nhận, trả hồ sơ tính lệ phí trước bạ là thông qua văn phòng đăng ký đất đai, có quy định thời hạn cụ thể. Và thời hạn này cũng được ghi trên giấy hẹn trả cho người dân đến nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất. Do vậy, nếu chậm trễ trong việc tính lệ phí trước bạ sẽ gây bức xúc cho người dân do họ phải đi lại nhiều lần. Trong khi hồ sơ tính lệ phí trước bạ lại rất đa dạng, nhiều vướng mắc, đòi hỏi nghiên cứu hồ sơ kỹ càng (Nguyễn Thị Huệ, 2016).

1.1.5.5. Kết quả tính thuế kết quả tính thuế cũng là một trong các yếu tố đánh giá hiệu quả quản lý.

Bởi kết quả tính thuế chính là căn cứ để cơ quan thuế ra thông báo thu tiền. Nếu kết quả tính thuế sai gây bức xúc, mất thời gian cho người nộp thuế, thời gian tính toán sửa chữa, ra thông báo điều chỉnh, cũng như gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Ngoài các tiêu chí trên, còn có thể đánh giá công tác quản lý các khoản thu từ đất dựa trên một số tiêu chí khác: năng lực, chuyên môn của cán bộ quản lý, chính sách pháp luật đã thực sự thống nhất, phù hợp hay chưa, khả năng dự báo, đánh giá, tính toán khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai có sát với thực tế không (Nguyễn Thị Huệ, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng khai thác nguồn thu tài chính từ đất tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)