3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.3. MỘT SỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Luận văn thạc sĩ: “ Phân tích tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngại giai đoạn 2010 – 2014” của Trần Văn Xuân, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích phân tích, làm rõ các đặc điểm, vai trò và phân loại các nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai, nguồn thu tài chính là khối lượng giá trị dưới hình thái tiền tệ được hình thành trong quá trình
tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, phản ánh các mối quan hệ kinh tế - xã hội trong
phân phối nhằm đáp ứng các yêu cầu chi tiêu bằng tiền để thực hiện quá trình tái sản
xuất các mặt hoạt động của chủ thể trong xã hội
Như vậy, bản chất của nguồn thu tài chính là phạm trù phân phối; đó là sự phân phối bằng giá trị chứ không phải bằng hiện vật và thông qua hiện vật. Nguồn thu tài
chính được biểu hiện rất khác nhau, tuy theo nguồn gốc hình thành mà chủ thể có thể
thực hiện để có được các quỹ tiền tệ. Thông qua các nguồn thu tài chính mà những chủ
thể trong xã hội có được hệ thống các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung vận động độc lập với các chức năng cất trữ hay phương tiện thanh toán (Trần Văn Xuân, 2015).
Luận văn thạc sĩ “ Quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội của Nguyễn Thị Huệ, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu đã làm rõ được về cơ sở lý luận, những vấn đề liên quan đến nguồn thu tài chính từ đất đai trong thời gian qua, chú trọng đến các quy định Luật đất đai năm 2013 khai thác các mục tiêu quản lý các khoản thu từ đất đai, các tiêu chí đánh giá công tác quản lý các khoản thu từ đất, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý nguồn thu tài chính từ đất, nghiên cứu các loại nguồn thu từ tiền sử dụng
đất khi được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất; tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê; thuế sử dụng đất; thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai; tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai (Nguyễn Thị Huệ, 2016).
Luận văn thạc sĩ “ Đánh giá tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2017” của Trần Thị Hà, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Nghiên cứu đã làm rõ được về cơ sở lý luận, phân tích đặc điểm nguồn thu từ đất, vai trò nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất, phân loại nguồn
thu tài chính về đất đai từ các loại nguồn thu từ tiền sử dụng đất khi được Nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất; tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê; thuế sử dụng đất; thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai; tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại
trong quản lý và sử dụng đất đai; phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai (Nguyễn
Thị Huệ, 2016).
Luận văn thạc sĩ “ Thực trạng và giải pháp khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai tại địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014 – 2016” của Trần Văn Sơn, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Nghiên cứu đã làm rõ được về cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai và kết
quả khảo sát ý kiến của các hộ dân trên địa bàn huyện Thạch Hà, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn thu này trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau: giải pháp về chính sách đất đai, giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tạo quỹ đất sạch, giải pháp về giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, giải pháp về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải pháp về tài chính và giá đất, giải pháp về thị trường bất động sản, giải pháp về nâng cao năng lực quản lý đất đai, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu tài chính thu được từ đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Trần Văn Sơn, 2018).
Luận văn thạc sĩ: “ Phân tích tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở huyện Quảng Trách, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2017” của Nguyễn Như Cương, Trường Đại hoạc Nông Lâm Huế. Nghiên cứu đã làm rõ được về cơ lý luận, phân tích
tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở huyện Quảng Trách để nghiên cứu
kết quả khai thác các nguồn thu tài chính từ đất theo đơn vị hành chính, kết quả khai thác các nguồn thu tài chính từ đất theo đối tượng sử dụng đất, kết quả khai thác các loại nguồn thu tài chính từ đất đai: Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất, tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai (Nguyễn Như Cương, 2018).
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU