Kết quả khai thác các nguồn thu tài chính từ đất theo đơn vị hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng khai thác nguồn thu tài chính từ đất tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 81 - 86)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.3.2. Kết quả khai thác các nguồn thu tài chính từ đất theo đơn vị hành chính

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với vai trò đại diện chủ sở hữu đất đai Nhà nước thực hiện các quyền, ban hành các chính sách để thu ngân sách từ đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ hạ tầng ... Việt Nam là nước phát triển, Nhà nước phải tích cực thực hiện chức năng kinh tế của

mình, chẳng hạn đầu tư phát triển, đầu tư kết cấu hạ tầng, ... Trong điều kiện và yếu

cầu đó, để có thể thực hiện tốt được vai trò kinh tế của mình trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, huyện A Lưới nói riêng trước hết cần phải có nguồn thu hay nguồn thu tài chính từ đất đai để có thể thực hiện được các khoản chi. Muốn vậy, bên cạnh tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ ngoài vào, huyện cần phải huy động trong nội bộ nền kinh tế địa phương. Quy luật đối với mọi nền kinh tế, nhất là đối với các nền kinh tế đang phát triển là thâm hút ngân

sách, mâu thuẫn kinh tế là nguồn thu thì có hạn, trong khi nhu cầu chi tiêu luôn không

ngừng gia tăng. Huyện A Lưới đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi nguồn thu ngân sách từ đất đai phải đúng quy định của pháp luật.

Bảng 3.4. Kết quả nguồn thu tài chính từ đất theo đơn vị hành chính tại huyện A Lưới giai đoạn 2015 đến 2018 Đơn vị tính: triệu đồng TT Đơn vị hành chính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2016/2015 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % +/- % Tổng Toàn huyện 6.339 6.534 6.336 3.796 195 103,1 -198 96,9 -2.540 59,9 1 Thị trấn A Lưới 1.202 1.193 1.218 841 -9 99,2 25 102,1 -377 69,0 2 Xã Hồng Vân 120 69 70 25 -51 57,5 1 101,4 -35 50 3 Xã Hồng Hạ 182 63 81 35 -119 34,6 18 128,6 -46 43,2 4 Xã Hồng Kim 695 652 633 473 -43 93,8 -19 97,8 -160 74,7 5 Xã Hồng Trung 132 76 74 39 -56 57,6 -2 97,4 -35 52,7 6 Xã Hương Nguyên 95 62 69 31 -33 62,3 7 111,3 -38 44,9 7 Xã Bắc Sơn 252 341 264 224 89 135,3 -77 77,4 -135 39,7 8 Xã Hồng Bắc 86 63 79 38 -23 73,3 16 125,4 -41 48,1 9 Xã A Ngo 759 916 827 446 157 120,7 -89 90,3 -381 53,9 10 Xã Sơn Thủy 683 1.013 966 573 330 148,3 -47 95,4 -393 59,3 11 Xã Phú Vinh 478 543 482 369 65 113,6 -61 88,8 -113 76,5 12 Xã Hồng Quảng 77 65 78 36 -12 84,4 13 120 -42 46,1 13 Xã Hương Phong 460 509 439 285 49 110,6 -70 86,2 -154 64,9 14 Xã Nhâm 68 61 75 27 -7 89,8 14 122,9 -48 36 15 Xã Hồng Thượng 89 70 79 42 -19 78,6 9 112,8 -37 53,2 16 Xã Hồng Thái 85 68 74 38 -17 80 6 108,8 -36 51,3 17 Xã Hương Lâm 567 526 546 156 -41 92,8 20 103,8 -390 28,6 18 Xã A Roàng 73 51 76 30 -22 69,9 25 149,0 -46 39,5 19 Xã Đông Sơn 75 64 67 32 -11 85,3 3 104,7 -35 47,8 20 Xã A Đớt 82 67 74 31 -15 81,8 7 110,4 -43 41,9 21 Xã Hồng Thủy 79 62 64 25 -17 78,5 2 103,2 -39 39,1

Qua bảng 3.4 cho thấy tình hình biến động tổng số tiền thu từ đất đai theo đơn

vị hành chính tại huyện A Lưới giai đoạn 2015 đến 2018.

* Các xã không được miễn giảm thu tiền sử dụng đất

Thị Trấn, xã A Ngo, Sơn Thủy, Phú Vinh, Hương Phong, Hương Lâm, Hồng Kim, Bắc Sơn, các xã nguồn thu tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện A Lưới cao nhất.

- Đơn vị hành chính Thị Trấn là nguồn thu tài chính từ đất đai cao nhất trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2015 đến 2018 qua bảng 3.4 cho thấy, Thị Trấn A Lưới là

trung tâm hành chính lớn nhất trên địa bàn huyện A Lưới, cơ sở hạ tầng phát triển, là

đầu mối các mặt hàng giao thường cùng cấp các mặt hàng buồn bán cho 21 Thị Trấn, cũng như trao lưu hàng hóa cho các tỉnh lẫn cận Quảng Trị, huyện Tây Giang – Quảng Nam, cửa khẩu Hồng Vân, cửa khẩu A Đợt và tỉnh Thừa Thiên Huế, giá đất Thị Trấn

cao, Trung tâm Thị Trấn A Lưới khá rộng cho nên nguồn thu tài chính từ đất đai cao

nhất trên địa bàn huyện A Lưới. So sánh nguồn thu tài chính từ đất đai từng năm của

Thị Trấn năm 2016 thấp hơn so với năm 2015 là 9 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 0,8 %, năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 25 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 2,1 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 377 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 31 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã A Ngo năm 2016 cao hơn so với năm

2015 là 175 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 20,7 %, năm 2017 thấp hơn so với năm 2016 là 89 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 9,7 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 381 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 46,1 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Sơn Thủy năm 2016 cao hơn so với năm

2015 là 330 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 48,3 %, năm 2017 thấp hơn so với năm 2016 là 47 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 4,6 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 393 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 41,7 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Phú Vinh năm 2016 cao hơn so với năm

2015 là 65 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 13,6 %, năm 2017 thấp hơn so với năm 2016 là 61 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 11,2 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 113 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 23,5 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Hương Phong năm 2016 cao hơn so với

năm 2015 là 49 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 10,6 %, năm 2017 thấp hơn so với năm 2016 là 70 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 13,8 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 154 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 35,1 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Hương Lâm năm 2016 thấp hơn so với

năm 2015 là 41 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 7,2 %, năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 20 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 3,8 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 390 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 71,4 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai từng năm của xã Hồng Kim năm 2016 thấp hơn so với năm 2015 là 43 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 6,2 %, năm 2017 thấp hơn so với năm 2016 là 19 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 2,2 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 160 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 25,3 %.

- Xã Bắc Sơn là nguồn thu tài chính từ đất đai thấp nhất trên địa bàn huyện A

Lưới giai đoạn 2015 đến 2018 qua bảng 3.4 cho thấy, so sánh với các xã không được miễn giảm thu tiền sử dụng đất, do cơ sơ hạn tầng chưa phát triển, dân cư ít, giá đất đai thấp. So sánh nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Bắc Sơn năm 2016 cao hơn so với năm 2015 la 89 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng la 35,3, năm 2017 thấp hơn với năm 2016 là 77 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm 22,6 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 135 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 60,3 %.

* Các xã được miễn giảm thu tiền sử dụng đất

Xã A Roang, A Đợt, Đông Sơn, Hồng Thượng, Hương Nguyên, Hồng Hạ,

Hồng Thái, Nhâm, Hồng Quảng, Hồng Bắc, Hồng Trung, Hồng Vân, Hồng Thủy, các xã nguồn thu tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện A Lưới thấp nhất.

- Xã Hồng Hạ là nguồn thu tài chính từ đất đai cao nhất trên địa bàn huyện A

Lưới trong các xã được miễn giảm thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2015 đến 2018 qua

bảng 3.4 cho thấy, So sánh nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Hồng Hạ năm 2016

thấp hơn so với năm 2015 là 119 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 65,4 %, năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 18 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 28,6 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 46 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 56,8 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã A Đợt năm 2016 thấp hơn so với năm

2015 là 15 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 18,2 %, năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 7 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 10,4 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 43 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 58,1 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Đông Sơn năm 2016 thấp hơn so với năm 2015 là 11 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 14,7 %, năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 3 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 4,7 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 35 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 52,2 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Hồng Thượng năm 2016 thấp hơn so với

năm 2015 là 19 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 21,4 %, năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 9 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 12,8 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 37 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 46,8 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Hương Nguyên năm 2016 thấp hơn so

hơn so với năm 2016 là 7 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 11,3 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 38 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 55,1 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Hồng Thái năm 2016 thấp hơn so với

năm 2015 là 17 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 20 %, năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 6 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 8,8 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 36 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 48,7 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Nhâm năm 2016 thấp hơn so với năm

2015 là 7 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 10,2 %, năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 14 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 22,9 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 48 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 64 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Hồng Quảng năm 2016 thấp hơn so với

năm 2015 là 12 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 15,6 %, năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 13 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 20 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 42 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 53,9 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Hồng Bắc năm 2016 thấp hơn so với năm 2015 là 23 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 26,7 %, năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 16 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 25,4 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 41 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 51,9 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Hồng Trung năm 2016 thấp hơn so với

năm 2015 là 56 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 42,4 %, năm 2017 thấp hơn so với năm 2016 là 2 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 2,6 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 35 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 47,3 %.

- Nguồn thu tài chính từ đất đai của xã Hồng Vân năm 2016 thấp hơn so với năm 2015 là 57 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 42,5 %, năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 1 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 1,4 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 35 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 50 %.

- Xã A Roang và Hồng Thủy là nguồn thu tài chính từ đất đai thấp nhất trên địa

bàn huyện A Lưới trong các xã được miễn giảm thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2015 đến 2018 qua bảng 3.4 cho thấy;

+ Nguồn thu tài chính từ đất đai của A Roang năm 2016 thấp hơn so với năm

2015 là 22 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 30,1 %, năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 25 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 49 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 46 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 60,5 %.

+ Nguồn thu tài chính từ đất đai của Hồng Thủy năm 2016 thấp hơn so với năm

2015 là 17 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 21,5 %, năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 2 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 3,2 % và năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là 39 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 60,9 %.

* Nguyên nhân có những thay đổi chênh lệch về các nguồn thu trên địa bàn huyện A Lưới

- Nguyên nhân giảm nguồn thu tài chính từ đất đai là do hiện nay có chủ trường

của đảng nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn huyện A Lưới là cấp đồng loạt, cho nên tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giảm và chênh lệch giai đoạn 2015 đến 2018 số lượng cấp GCN quyền sử dụng đất giảm.

- Do có sự chênh lệch giữa các xã giá đất khác nhau, địa bàn khác nhau, các xã

cấp GCN quyền sử dụng đất số lượng khác nhau, diện tích cấp GCN quyền sử dụng

khác nhau cho nên số liệu chênh lệch từng năm của các xã khác nhau, khoản thu tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện A Lưới bị chênh lệch.

- Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.

- Thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá

đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp giữa các xã khác nhau tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ

vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng khai thác nguồn thu tài chính từ đất tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)