Đánh giá thuận lợi khó khăn tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng khai thác nguồn thu tài chính từ đất tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 63)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.1.3. Đánh giá thuận lợi khó khăn tại khu vực nghiên cứu

a. Những thuận lợi

- Với tổng diện tích tự nhiên là 122.521,20 ha, chiếm ¼ diện tích của tỉnh Thừa Thiên Huế trong đó có 1.102,46 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, núi đá không có rừng cây là 167,92 ha. Diện tích đất đang sử dụng cho các mục đích là

121.115,26 ha, chiếm 98,85% so với tổng diện tích tự nhiên, còn lại 1.405,94 ha đất

chưa sử dụng, chiếm 1,15 % [36]. Hiện nay ở A Lưới có diện tích rừng vào khoảng

109.673,75 ha chiếm 89,51% diện tích huyện, cùng với diện tích đất trồng cây lâu năm

đã góp phần vào việc tăng tỷ lệ che phủ ở khu vực này.

- Hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, từ thành phố Huế, đi theo quốc lộ 49 khoảng 70 km về phía Tây sẽ tới thị trấn A Lưới, kết hợp với đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo huyện lỵ là điều kiện để A Lưới giao lưu với bên ngoài. Tạo cơ hội phát triển A Lưới thành một đô thị năng động vùng biên giới (UBND huyện A Lưới(2018) Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.

- Có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, khai thác khoáng sản trong huyện có nhiều tiềm năng, khoáng sản phổ biến là sa khoáng vàng (3 mỏ), khoáng sản phi kim loại cao lanh (2 mỏ), mỏ đá và cát sỏi (3 mỏ). Hiện đang được đầu tư thăm dò, khai thác. Đây là nguồn lợi có giá trị kinh tế cao, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề lao động, việc làm và thu nhập cho nhân dân trong huyện [9]. Ngoài ra, với ưu thế về điều kiện tự nhiên cũng như đời sống văn hóa độc đáo của các tộc người thiểu số tại chỗ và sự đầu tư phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng. Các điểm du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch cộng đồng đã bước đầu thu hút khách đến tham quan như suối nước nóng A Roàng, làng Việt Tiến - A Nôr, đồi A Bia, chứng tích sân bay A So, du lịch cộng đồng A Ka 1 - A Chi (A Roàng), A Hưa (Nhâm). Hoàn thành đưa vào sử

dụng Trung tâm Thông tin du lịch huyện, xúc tiến và kêu gọi đầu tư một số hạng mục tại điểm du lịch sinh thái A Nôr (Hồng Kim) (UBND huyện A Lưới (2018) Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019).

- Điều kiện đất đai và nguồn nước thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp, đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi có quy mô tập trung; hình thành vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp và cây nông nghiệp như cây keo, cây tràm, cao su, cây ăn quả, cây lương thực và một số hoa màu khác cung cấp cho toàn vùng và cung cấp cho thành phố.

- Lực lượng lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, có hệ thống các đơn vị, tổ chức sản xuất Nông - Lâm nghiệp với đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm thực tế nên thuận lợi cho việc tổ chức, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

Như vậy, vị trí địa lý của huyện A Lưới không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; tiếp cận nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đây là cơ hội lớn thúc đẩy sự phát triển của huyện. Bên cạnh đó huyện A Lưới có lợi thế là cửa ngõ tuyến đường để phát triển kinh tế, phía Đông giáp thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế), phía Tây

giáp tỉnh Salavan và Sê Kông (nước CHDCND Lào), phía Nam giáp huyện Tây Giang

(tỉnh Quảng Nam), phía Bắc giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) và Đakrông (tỉnh Quảng Trị), vì vậy lợi thế về vị trí hết sức quan trọng đối với huyện A Lưới.

b. Những khó khăn

- Huyện A Lưới có địa hình đồi núi cao, hiện tượng thời tiết đặc biệt là bão, dông, lốc, mưa đá, lũ quét, gió Tây Nam khô nóng thường xảy ra gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai khi xây dựng định hướng phát triển, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân (UBND huyện A Lưới(2018) Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất).

Tình trạng tranh chấp đất đai xảy ra ngày càng nhiều, việc lưu hồ sơ đất, công tác cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều vướng mắc, thiếu sót.

Tình hình huy động nguồn lực cho giảm nghèo bền vững còn gặp khó khăn; công tác phối hợp của một số xã còn yếu, thiếu trách nhiệm, ý thức vươn lên thoát nghèo của một số người dân còn hạn chế. Tỷ lệ sinh con thứ 3 đang ở mức độ cao.

Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của một số cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện chưa nghiêm. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt việc theo dõi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được giao từ đầu năm, theo lĩnh

vực phụ trách; Việc tổ chức thực hiện một số đề án, kế hoạch chưa được thực hiện đúng tiến độ đề ra theo chức năng nhiệm vụ được giao (UBND huyện A Lưới (2018) Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác, phát huy đúng mức trong khi nhu cầu vốn cho đầu tư cao, nhất là đầu tư cho cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội.

- Sản xuất nông nghiệp hàng hóa còn hạn chế, thiếu quy hoạch vùng sản xuất

hàng hóa, chuyên canh tập trung, chưa có nhiều mô hình kinh tế lớn được nhân diện

rộng. Một số mô hình nuôi trồng thủy sản đầu tư ngân sách khá lớn nhưng hiệu quả

đem lại còn thấp.

- Thu ngân sách tuy có tăng nhưng cơ cấu nguồn thu còn thiếu bền vững, chủ yếu là thu từ đất, nhiều xã thu ngân sách đạt tỷ lệ thấp.

- Vấn đề môi trường cần được quan tâm hơn nữa, nhất là khu vực khai thác mỏ đá, khoảng sản chưa đáp ứng yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng khai thác nguồn thu tài chính từ đất tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)