Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám để đánh giá tình hình chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 35)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Bao gồm các loại bản đồ chuyên đề liên quan đến đất lúa, thông tin về sản xuất lúa của các vùng nghiên cứu, thông tin về khí tƣợng thuỷ văn, và các thông tin khác. Các báo cáo danh mục công trình dự án đã thực hiện trong 6 năm qua và đăng ký nhu cầu các công trình dự án những năm tiếp theo. Niên giám thống kê, kết quả thống kê, kiểm kê các từ năm 2010 đến năm 2016.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phân tích, xữ lý ảnh viễn thám - Điều tra phỏng vấn

Phỏng vấn nông hộ: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trồng lúa và các hộ đã bị thu hồi đất để thực hiện các công trình, số lƣợng phỏng vấn sử dụng theo công thức Cochran’s.

Chọn ngẫu nhiên các hộ sử dụng đất lúa tại từng xã mỗi xã 10 hộ, vùng thị trấn Hoàn Lão, xã Đại Trạch, xã Trung Trạch mỗi xã, thị trấn chọn 12 hộ.

Phỏng vấn cán bộ chuyên trách: Cán bộ phụ trách ở các cơ quan liên quan đến sản xuất lúa nhƣ phòng nông nghiệp phát triển và nông thôn, Trung tâm khuyến nông, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng,…sẽ đƣợc phỏng vấn trực tiếp không dùng bảng hỏi để xác định các vấn đề liên quan đến diễn biến đất trồng lúa, dự báo biến động và mức độ ảnh hƣởng đến sản xuất lúa ở địa phƣơng, các giải pháp đã và đang áp dụng, hiệu quả của nó, các vấn đề đang tồn tại, xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp đến giảm thiểu các tác động đối với đất sản xuất lúa .

- Điều tra thực địa: dữ liệu từ điều tra thực địa (thực hiện lấy mẫu bằng máy GPS và khảo sát thực địa).

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Phƣơng pháp thống kê tổng hợp, phân nhóm.

- Viễn thám.Ảnh viễn thám sử dụng trong đề tài là ảnh landsat đƣợc chụp tại hai thời điểm năm 2010, 2016 và download tại trang web: http://glovis.usgs.gov/.

2.3.3. Phương pháp bản đồ

Hình 2.1. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng và biến động bằng viễn thám

Xây dựng các bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa, bản đồ đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 trên cơ sở sử dụng ảnh viễn thám và tuân thủ các quy phạm hiện hành. Ảnh khu vực nghiên cứu Ảnh sau phân loại Kiểm tra, hiệu chỉnh ảnh phân loại Lấy mẫu giải đoán ảnh Giải đoán ảnh Điều chỉnh tƣơng phản Cắt ảnh theo khu vực nghiên cứu

Bản đồ phân loại trạng thái đất năm 2010, 2016 nông nghiệp Nắn chỉnh hình học hình học Bản đồ biến động đất trồng lúa Ảnh vệ tinh Thời điểm năm 2010

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát đ điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Bố Trạch

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bố Trạch nằm ngay cửa ngõ Bắc thành phố Đồng Hới thủ phủ của tỉnh Quảng Bình và là một trong số ít huyện có chiều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam. Với vị trí địa lý đặc biệt nhƣ vậy Bố Trạch tiếp giáp với cả Biển Đông và biên giới giữa Việt Nam và Lào.

Huyện có vị trí địa lý nhƣ sau: Vĩ độ Bắc: 170 14’39” đến 170 43' 48”

Kinh độ Đông: 105058’ 3’’ đến 106035’ 573’’ Ranh giới hành chính của huyện:

- Phía Bắc giáp huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; - Phía Nam giáp thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh; - Phía Đông giáp biển Đông;

Huyện Bố Trạch có 24 km bờ biển và trên 54km đƣờng biên giới với nƣớc CHDCND Lào; Có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua, đó là quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh (nhánh phía Đông và phía Tây), đƣờng sắt chạy dọc từ đầu huyện đến cuối huyện. Các tuyến đƣờng quốc lộ 15A; Tỉnh lộ 2(TL 560) ; 2B(TL 561), tỉnh lộ 3(TL 565); tỉnh lộ 11(TL 566) nối hệ thống QL1, đƣờng Hồ Chí Minh và đƣờng 20(TL 562) thành mạng lƣới giao thông ngang- dọc tƣơng đối hoàn chỉnh; có cửa khẩu Cà Roòng - Noọng Ma (Việt Nam -Lào), có cảng Gianh, các danh thắng nổi tiếng nhƣ vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đƣợc UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới, khu du lịch, nghỉ mát tắm biển Đá Nhảy là những lợi thế trong phát triển giao lƣu kinh tế, văn hóa xã hội .

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1. Địa hình, địa mạo

Huyện Bố Trạch có địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, bị chia cắt mạnh và có thể chia thành các dạng địa hình sau:

- Địa hình núi đá vôi: tập trung ở các xã Thƣợng Trạch, Tân Trạch và một phần diện tích phía Tây của xã Xuân Trạch, Sơn Trạch, Phúc Trạch. Các khối núi đá vôi ở đây bị chia cắt thành những dải liên tục hoặc độc lập với những vách đá dựng đứng, xếp lớp, đỉnh lởm chởm, thƣờng kèm theo quá trình karst do hoà tan và ngƣng đọng carbonat hình thành nên các nhũ đá, măng đá, nấm đá, chuông đá, cột đá đa dạng, phức tạp. Nhiều nơi đá bị mài mòn tạo nên những cổng trời, rừng đá, cầu đá, giếng đá. Một số sông suối bị mất do chảy ngầm trong núi đá vôi hàng mấy chục km, điển hình là động Phong Nha, đây là một trong những hang động núi đá vôi dài nhất thế giới.

- Địa hình gò đồi: giáp giữa địa hình núi đá vôi và địa hình đồng bằng. Độ cao trung bình của dạng địa hình này từ 100 - 200m, thuộc địa bàn các xã: Lý Trạch, Nam Trạch, Hòa Trạch, Cự Nẫm, Vạn Trạch, Tây Trạch, Phú Định, Mỹ Trạch, Nông Trƣờng Việt Trung. Vùng gò đồi hình thành nhiều khu vực đất đai rộng lớn màu mỡ cho trồng trọt và chăn nuôi. Trên dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế hàng hóa, tạo khối lƣợng nông, lâm sản hàng hóa cho huyện.

- Địa hình đồng bằng: là vùng đất hẹp chạy dọc theo Quốc lộ 1. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thỉnh thoảng có một vài đồi gò thấp độ dốc nhỏ, nơi cao nhất là 60 m so với mặt biển. Ở dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển trồng lúa nƣớc và phát triển cây trồng hàng năm. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính, cung cấp lƣơng thực chủ yếu của huyện. Địa hình này phân bố ở các xã: Tây Trạch, Đồng Trạch, Bắc Trạch, thị trấn Hoàn Lão, Phú Trạch, Hạ Trạch, Sơn Lộc, Lý Trạch, Hoàn Trạch, Vạn Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch.

- Địa hình ven biển: dọc theo bờ biển huyện Bố Trạch có những cồn cát và dải cát trắng vàng giáp vùng đồng bằng, ổn định, địa hình bằng và thấp, cao từ 2m - 50m. Vùng này gồm các xã Nhân Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch và một phần xã Thanh Trạch.

3.1.2.2. Khí hậu

Huyện Bố Trạch có khí hậu đậm nét đặc trƣng của vùng nhiệt đới gió mùa vùng Bắc Trung Bộ, mùa hè nóng lắm ít mƣa, mùa đông lạnh mƣa nhiều. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm thƣờng có nhiều trận bão lụt, nƣớc biển dâng gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất, đời sống và con ngƣời.

- Chế độ mƣa:

Lƣợng mƣa trung bình năm từ 2100 - 2300 mm, phân bố không đồng đều theo vùng và theo mùa. Từ tháng 4 đến tháng 7 ít mƣa, lƣợng mƣa chiếm khoảng 20 - 25% lƣợng mƣa cả năm. Từ tháng 9 đến tháng 12 lƣợng mƣa chiếm tới 70 – 75% lƣợng mƣa cả năm, thƣờng gây ngập úng, lũ lụt trên diện rộng. Số ngày mƣa trung bình khá cao 135 - 140 ngày.

- Lƣợng bốc hơi

Lƣợng bốc hơi bình quân năm là 1.307 mm. Mùa lạnh bốc hơi ít chỉ bằng 1/5 đến 1/2 so với lƣợng mƣa. Mùa nóng lƣợng bốc hơi lớn (lớn nhất từ tháng 5 đến tháng 8) hơn lƣợng mƣa, vì vậy gây nên tình trạng khô hạn, ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây trồng.

- Gió, bão

Hàng năm Bố Trạch thƣờng chịu ảnh hƣởng của hai luồng gió chính. Gió mùa Đông Bắc thổi từ Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Ben gan tràn qua lục địa luồn qua các các dãy núi phía tây, đặc biệt là dãy Trƣờng Sơn thổi qua. Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau, tháng 6 đến tháng 7 trung bình mỗi năm có 18 đến 20 ngày gió mùa Tây Nam rất khô và nóng, nhân dân thƣờng gọi là “Gió lào”.

Trung bình hàng năm có khoảng 4 - 5 trận bão tác động đến địa phận huyện Bố Trạch. Sức gió của những cơn bão thƣờng có cƣờng độ từ cấp 7 đến cấp 9, thậm chí có những trận bão lên đến cấp 12 hoặc 13. Bố Trạch là một vùng ven biển nên thƣờng phải chịu sự phá hoại nặng nề của những trận bão lớn, gây sạt lỡ các cửa sông. Các cơn bão này thƣờng kèm theo mƣa lớn và hay gây ra ngập úng trên địa phận các xã ven biển, gây ra các hậu quả nghiệm trọng ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân.

3.1.2.3. Thuỷ văn

Hệ thống thủy văn của huyện bao gồm: sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh, sông Son và hệ thống các sông, suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn huyện. Đặc điểm chung của sông, suối trên địa bàn huyện là chiều dài ngắn, độ uốn khúc lớn lƣu vực nhỏ, lòng sông, suối dốc nên tốc độ dòng chảy lớn nhất là về mùa lũ.

- Sông Gianh là con sông quan trọng nhất của huyện Bố Trạch, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trƣờng Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh. Dòng chảy ở thƣợng nguồn theo hƣớng tây bắc - đông nam, dài khoảng 160 km.

- Sông Son hay sông Tróoc là con sông quan trọng thứ 2 của huyện Bố Trạch. Nó là một chi lƣu của sông Gianh. Sông chảy hoàn toàn trên địa phận huyện Bố Trạch. Một phần thƣợng nguồn của sông dài 7.729 mét chảy ngầm trong các núi đá vôi của xã Thƣợng Trạch thuộc rừng Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Nó hợp lƣu với sông Gianh tại xã Hạ Trạch.

- Sông Dinh là một con sông nằm hoàn toàn trên địa phận huyện Bố Trạch. Nó bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn, hợp lƣu ở khu vực thị trấn Nông trƣờng Việt Trung. Sông chạy dài khoảng 15 km thì bị ngăn lại bởi đập Đá Mài. Đây là đập thủy lợi dẫn nƣớc tƣới tiêu cho vùng lúa các xã Đại Trạch, Trung Trạch và Đồng Trạch thuộc vùng phía nam huyện Bố Trạch.

- Sông Lý Hòa là sông ngắn, nằm chủ yếu trên địa phận của các xã Hoàn Trạch, Phú Trạch, Đồng Trạch bắt nguồn từ xã Tân Trạch và đổ ra biển Đông tại xã Đức Trạch.

3.1.2.4. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Với tổng diện tích điều tra là 211.550,32 ha phân loại đất đai huyện Bố Trạch đƣợc phân thành 18 loại đất cụ thể nhƣ sau:

* Nhóm đất cát

Nhóm đất này có diện tích 2.688 ha có 2 loại đất là cồn cát trắng và đất cát biển: - Cồn cát trắng (Cc) : Diện tích 2.001 ha, tập trung chủ yếu sát mép nƣớc biển thuộc địa phận các xã: Nhân Trạch, Lý Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, Đức Trạch và Thanh Trạch. Đất cồn cát trắng vàng có phản ứng chua pHKCL: 4,5 – 4,8. Hàm lƣợng mùn và đạm ở các tầng đều rất nghèo (0,25% – 0,3%). Lân, Kaly dễ tiêu đều rất thấp, tổng lƣợng cation trao đổi nghèo <1meq/100g đất, dung tích hấp thụ CEC thấp <3meq/100g đất. Thành phần cơ giới, tỉ lệ cấp hạt cát ở các tầng rất cao trên 95%, tỉ lệ cấp hạt thịt nhỏ hơn 5%, cấp hạt sét hầu nhƣ không có. Hiện nay một phần diện tích

đất này đã đƣợc sử dụng trồng phi lao, một số lớn còn lại là hoang hóa. Hƣớng sử dụng chính đối với đất cồn cát trắng vàng là phát triển trồng rừng phòng hộ chống cát bay di động để bảo vệ vùng nội đồng, giữ nguồn nƣớc ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của dân cƣ trong vùng.

* Đất cát biển (C): Diện tích 687 ha. Loại đất cát biển phân bố tập trung ở địa hình cao và vàn cao thuộc các xã Trung Trạch và Đức Trạch. Nhóm đất này đƣợc hình thành do sự bồi đắp của phù sa biển, thành phần cơ giới từ trên xuống toàn là cát, càng xuống dƣới cát càng thô. Lớp mặt do tác động canh tác của con ngƣời nên mịn hơn. Nhóm đất này có đặc điểm sau:

+ Khả năng giữ nƣớc và giữ phân kém, do đó chỉ thích hợp với các giống cây trồng chịu hạn nhƣ khoai lang, lạc, đậu, ngô, vừng vv...

+ Đất nhẹ, tơi xốp dễ cày bừa nên dễ quay vòng nhiều vụ trong năm với các giống ngắn ngày.

+ Đất nghèo dinh dƣỡng (mùn 1,13%; đạm 0,1%; lân 0,28 - 0,34%; pHckl 5 - 5,54) do đó phải đầu tƣ thâm canh cao về phân bón hữu cơ, vô cơ và thiết kế công trình thuỷ lợi.

+ Đất cát biển chua điển hình hầu hết đã đƣợc sử dụng để trồng cây lƣơng thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Hƣớng sử dụng cải tạo: Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên loại đất này đối với chân đất vàn cao tìm loại cây có giá trị hàng hóa cao nhƣ lạc, vừng, hạn chế trồng khoai lang. Chân vàn chủ động nƣớc thì bố trí lúa 2 vụ hoặc 1 vụ lúa + 1 vụ màu. Biện pháp thâm canh cần chú ý đến bón vôi để cải tạo độ chua cho đất, bón đủ phân, nhất là phân hữu cơ.

* Nhóm đất mặn

Diện tích 1.552 ha có 2 loại đất

- Đất mặn nhiều (Mn): Có diện tích 411 ha phân bố ven dọc hạ lƣu sông Son thuộc địa phận xã Mỹ Trạch và đoạn gần cửa sông Gianh đổ ra biển Đông thuộc các xã Hạ Trạch, Bắc Trạch và Thanh Trạch. Đây là những vùng đất đang có xu hƣớng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng các loại thực vật ƣa mặn nhƣ sú, vẹt...

- Đất mặn trung bình và ít (M): Diện tích 1.141 ha. Đất đã thoát khỏi ảnh hƣởng của thủy triều, bị nhiễm mặn do trƣớc đây bị thủy triều, nay đã đƣợc đê bảo vệ, một số diện tích bị mặn do thấm qua mạch nƣớc ngầm. Đất mặn trung bình và ít có thành phần cơ giới giữa các tầng khác nhau. Tầng 1 có tỷ lệ cấp hạt cát 69,2% các tầng dƣới tăng lên tới 72%. Loại đất phân bố ở một số xã nhƣ: Hạ Trạch, Bắc Trạch, Hải Trạch, Phú Trạch, Hoàn Trạch, Đồng Trạch. Đất có phản ứng chua vừa đến ít chua pHKCL:

4,95 - 5,58. Hàm lƣợng mùn và đạm ở các tầng đều nghèo (1,32%; 0,16%). Lân tổng số trung bình 0,6 - 1%. Tổng lƣợng cation kiềm trao đổi trung bình 7,56 - 9,2meq/100g đất, dung tích hấp thụ CEC trung bình 10,13 - 13,3meq/100g đất.

Nhóm đất mặn trung bình và ít hiện đang sử dụng trồng 1 - 2 vụ lúa/năm và cho năng suất khá cao. Tuy nhiên ngoài độ chua khá thích hợp đối với cây lúa, còn có các chất dinh dƣỡng khác đều thuộc loại trung bình thấp. Vì vậy để sản xuất lâu bền trên loại đất này cần chú ý tƣới tiêu và thâm canh cải tạo đất, bón cân đối giữa các loại phân khoáng, chú ý bón nhiều phân hữu cơ. Ƣu tiên trồng lúa trên loại đất này.

* Nhóm đất phù sa

Diện tích 9.143 ha có 3 loại đất

- Đất phù sa không đƣợc bồi ít chua (Pe): Đất phù sa không đƣợc bồi ít chua có diện tích 4.516 ha. Phân bố hầu hết ở các xã Đồng Trạch, Phú Trạch, Hoàn Trạch, Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám để đánh giá tình hình chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)