Các giải pháp đảm bảo chu chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám để đánh giá tình hình chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 96 - 103)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.3.7. Các giải pháp đảm bảo chu chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp trong

trong thời gian tới

3.3.7.1. Một số nguyên nhân tác động đến việc chuyển mục đích đất trồng lúa

Nguy cơ mất đất l a do tác động của quá trình biến đổi khí hậu

Theo đánh giá của Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP): Việt Nam nằm trong top 5 nƣớc đứng đầu thế giới dễ bị tổn thƣơngnhất đối với biến đổi khí hậu và khi mực nƣớc biển tăng thêm 1m ở Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% ngƣời mất nhà cửa, giảm 7% sản lƣợng nông nghiệp (tƣơng đƣơng 5 triệu tấn thóc) và 10% thu nhập quốc nội GDP. Ta thấy đƣợc rằng tác động của nó nhƣ thiên tai biến đổi, bão tố, lũ quét đang xảy ra đang tạo ra nhiều mối đe doạ nhất là với các khu vực đồng bằng thấp trũng ven biển và đây là một trong 2 nguyên nhân làm cho diện tích đất lúa mất nhiều nhất.

Đối với vùng nghiên cứu cho đến nay thì những tác động của quá trình biến đổi khí hậu cho diện tích đất trồng lúa nƣớc trong vùng nghiên cứu là chƣa đáng kể. Chỉ một phần diện tích đất lúa nƣớc bị nhiễm mặn không thể canh tác bị chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hạ Trạch, Bắc Trạch, Mỹ trạch.

Nguy cơ mất đất lúa do một số nguyên nhân khác tại vùng nghiên cứu

-Việc chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt: Trong quá trình sản xuất với việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế để nâng cao hiệu quả sản xuất, trong những năm qua đã có nhiều diện tích đất trồng lúa đã đƣợc chuyển sang cho các mô hình trồng lúa kết hợp chăn nuôi cá hoặc tự ý chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang nuôi cá nên đã làm cho một phần diện tích đất trồng lúa bị giảm sút.

-Việc chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thuỷ sản nƣớc lợ: Đối với khu vực nghiên cứu có 3 xã nằm trong khu vực dọc tuyến sông Gianh, điều kiện về nƣớc để phục vụ cho sản xuất thuỷ sản nƣớc lợ là rất thuận lợi, do đó nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản nƣớc lợ nhƣ: Cá, tôm,…

3.3.7.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động đến diện tích đất trồng lúa tại khu vực nghiên cứu

 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Quá trình chuyển đổi phải đƣợc cân nhắc đến hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng trong việc sử dụng đất cho đầu tƣ phát triển đô thị, khu dân cƣ nông thôn trên cơ sở đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

Để đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng của các ngành dịch vụ - thƣơng mại, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, hiện đại hoá đô thị, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân… trong quá trình bố trí sử dụng đất cần ƣu tiên dành quỹ đất cho việc phát triển các công trình hạ tầng kinh tế (các khu, cụm công nghiệp; dịch vụ thƣơng mại…), hạ tầng xã hội (trƣờng học, trạm y tế…) và hạ tầng kỹ thuật (đƣờng giao thông, điện, nƣớc…), đồng thời phát triển hệ thống giao thông, các công trình năng lƣợng, dịch vụ công cộng… tạo điều kiện cho giá trị đất tăng lên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của huyện.

Việc chuyển đổi đất giữa các mục đích sử dụng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao là tất yếu. Song trên địa bàn từng xã, thị trấn khi có nhu cầu chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang các mục đích khác cần phải cân nhắc thận trọng, đặc biệt đối với quỹ đất trồng lúa. Với đất khu dân cƣ và đất ở tại nông thôn cần bố trí thật hợp lý, kết hợp hài hòa phong tục tập quán, thuận tiện cho sản xuất nhƣng phải tạo điều kiện đầu tƣ tập trung và phát huy hiệu quả, thuận lợi cho các vấn đề xã hội. Cụ thể là một mặt cần sớm ổn định địa bàn dân cƣ, mặt khác phải phát triển các khu dân cƣ tập trung mang tính chất là trung tâm khu vực để có điều kiện đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình văn hóa phúc lợi, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ trong nông - lâm nghiệp

Khai thác, sử dụng đất của huyện cần đƣợc kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng và cải tạo nhằm không ngừng nâng cao độ phì của đất, nhất là đối với đất sản xuất nông - lâm nghiệp bằng việc xây dựng một hệ thống canh tác bền vững. Sử dụng đất phải đƣợc gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Các chất thải trong sản xuất công nghiệp, chất thải sinh hoạt, phải đƣợc xử lý kịp thời, tránh huỷ hoại đất và ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí.

Trong nông nghiệp, tính độc hại của các chế phẩm hoá học nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…. cũng cần đƣợc xem xét cụ thể để sử dụng hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi trƣờng và phá vỡ cân bằng sinh thái.

Ở một góc độ khác, tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội của huyện sẽ có sự tác động mạnh mẽ tới việc bảo đảm môi trƣờng, trong đó có cả tác động tích cực và tiêu cực. Việc bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc đặt trong bối cảnh biến đổi thƣờng xuyên của

các tỷ lệ trong cấu trúc môi trƣờng. Các thay đổi này có sự kiểm soát và đánh giá, cần có giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực và các chi phí cần thiết bảo vệ môi trƣờng, tƣơng đƣơng với giá trị môi trƣờng tăng hoặc giảm do các hoạt động kinh tế - xã hội mang lại.

Khai thác khoa học, hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất đai

Khi sử dụng đất, nhất là đất có khả năng sản xuất hạn chế thì việc khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích, đủ nhu cầu, hiệu quả và bền vững mang ý nghĩa thiết thực quan trọng trong việc sử dụng đất.

Đối với sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi đảm bảo yêu cầu tƣới tiêu chủ động, góp phần thâm canh tăng vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Với diện tích đất có hạn, trong khi dân số và nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, việc mở rộng, phát triển quy mô diện tích là cần thiết, nhƣng không thể tăng thêm vô hạn. Để tạo điều kiện cải thiện đời sống sinh hoạt, ăn, ở và làm việc của ngƣời dân, việc tận dụng triệt để và phát triển chiều cao không gian, hạn chế mở rộng thêm diện tích, góp phần tiết kiệm sử dụng đất là cách duy nhất để giải quyết và thực hiện vấn đề này.

Đối với khu dân cƣ nông thôn trong huyện cần đƣợc bố trí một cách hợp lý, kết hợp hài hoà phong tục tập quán, thuận tiện cho sản xuất, thuận lợi cho phát triển xã hội. Vì vậy cần xác định và ổn định địa bàn các khu dân cƣ tập trung mang tính chất là trung tâm khu vực để có điều kiện thuận lợi cho đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, du lịch.

Sử dụng nguồn tài nguyên đất cần phải tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thực hiện duy trì, bảo vệ, cải tạo, chuyển đổi và mở rộng diện tích đất nông nghiệp

Trong quá trình khai thác sử dụng đất của huyện việc duy trì, bảo vệ quỹ đất nông, lâm nghiệp cần đƣợc quan tâm hàng đầu. Phát triển công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. Cần áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào để sử dụng đất tiết kiệm đặc biệt là đất trồng lúa, nhằm bảo vệ và khai thác sử dụng tốt quỹ đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Trong những trƣờng hợp đặc biệt khi cần chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang các mục đích khác, trừ những công trình mang tính bắt buộc (nhƣ quốc phòng - an ninh, công trình theo tuyến) còn lại trƣớc hết phải chọn những khu đất xấu, quá trình sản xuất có năng suất kém, hiệu quả kinh tế thấp; hạn chế tối đa lấy vào các loại đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa có hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó cũng cần phải có những biện pháp để cải tạo, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng (lựa chọn con giống), đầu tƣ thâm canh chiều sâu, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng ở những địa bàn trọng điểm sản xuất lƣơng thực, từng bƣớc nâng cao hệ số sử dụng đất... để bù vào phần diện tích đất nông nghiệp bị mất đi. Đồng thời cần có các biện pháp cụ thể, đồng bộ trong việc sử dụng đất nông nghiệp, tạo điều kiện ổn định về tâm lý thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ đầu tƣ ban đầu, hỗ trợ giá cả và thị trƣờng tiêu thụ.

Đối với những khu vực đất nông nghiệp tuy đã có phê duyệt chuyển mục đích sử dụng nhƣng chƣa có dự án đầu tƣ chính thức cần phải tiếp tục sử dụng, tránh tình trạng bỏ hoang hóa, lãng phí đất.

Dành một quỹ đất xây dựng hợp lý cho sự phát triển

Trong những năm gần đây, huyện đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối cao và những thành tựu đáng khích lệ trong mọi mặt phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh kéo theo sự gia tăng dân số và các nhu cầu của đời sống và sản xuất gây sức ép rất lớn đến hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện. Vì vậy cần phải cân đối bố trí một quỹ đất hợp lý cho xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và phúc lợi xã hội, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Giải quyết các vấn đề này là một bài toán khó và phức tạp đòi hỏi phải có một chiến lƣợc đúng đắn và tầm nhìn dài hạn. Việc đầu tƣ xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông cần tiến hành đồng bộ trƣớc khi mở rộng các đô thị, hình thành các khu công nghiệp và khu dân cƣ.

Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, cấp thoát nƣớc, cấp điện, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị trong tƣơng lai đƣợc phát triển dựa trên quan điểm cải tạo, nâng cấp, tận dụng cơ sở đã có; mở rộng và xây dựng mới, phát triển từng bƣớc theo hƣớng hiện đại, với tầm nhìn lâu dài đặc biệt gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.

CHUƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Qua nghiên cứu, đánh giá biến động đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2016 bằng GIS và viễn thám; cũng nhƣ dự báo nhu cầu đất phi nông nghiệp đến năm 2020 và 2035 ảnh hƣởng đến việc mất đất lúa của vùng nghiên cứu. Tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:

- Dựa trên việc phân tích đánh giá về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu cho thấy đây là một khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thƣơng mại, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Do vậy, việc quy hoạch phát triển khu vực này thành đô thị loại IV tƣơng xứng với vị trí, vai trò đã đƣợc xác định theo định hƣớng phát triển nó thành đô thị vệ tinh.

- Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để biên tập cho cả dữ liệu thuộc tính và không gian. Sản phẩm thu đƣợc là bản đồ hiện trạng sử dụng đất các năm 2010, 2016, bản đồ biến động sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2016 của khu vực nghiên cứu và đồng thời thống kê đƣợc diện tích biến động. Thị trấn Hoàn Lão và các xã vùng ven có tốc độ phát triển lớn nhất. Trong đó, thị trấn Hoàn Lão có diện tích đất lúa bị mất nhiều nhất trong vòng 6 năm qua.

- Từ định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình, huyện Bố Trạch và vùng nghiên cứu; các công trình dự án dự kiến triển khai, các quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành,…xây dựng đƣợc kịch bản phát triển đô thị qua đó xây dựng đƣợc bản đồ nhu cầu phát triển đất phi nông nghiệp đến năm 2020 và năm 2035, xác định diện tích đất lúa của các đơn vị trong vùng nghiên cứu sẽ đƣợc thu hồi cho mục đích phát triển đô thị đến năm 2035. Cụ thể, tại Hoàn Lão 31,51 ha, xã Đại Trạch 52,58 ha, xã Bắc Trạch 33,67 ha, xã Trung Trạch 28,6 ha diện tích đất trồng lúa còn lại rất ít.

- Đã phân tích đƣợc một số hạn chế, rủi ro, và thách thức của các vùng đất trồng lúa đang bị ảnh hƣởng và có nguy cơ bị ảnh hƣởng trong tƣơng lai của quá trình phát triển đô thị trên cơ sở bản đồ dự báo từ đó đã đề xuất các giải pháp chính sách, quy hoạch sử dụng đất trồng lúa nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của quá trình phát triển trong tƣơng lai.

4.2. Kiến nghị

- Trong quá trình xây dựng các loại bản đồ, đặc biệt là bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ biến động đất đai cần phối hợp nhiều phƣơng pháp với nhau để đảm bảo độ chính xác cũng nhƣ tính khách quan. Kết quả giải đoán ảnh viễn thám là một phƣơng pháp để có thể kiểm tra mục đích sử dụng đất mà không cần trực

tiếp đến hiện trƣờng. Đối với phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ sử dụng ảnh viễn thám chất lƣợng ảnh, độ phân giải pixel ảnh (30m) phục vụ cho đánh giá 19 xã, thị trấn đã đáp ứng đƣợc yêu cầu. Tuy nhiên để tiếp tục nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện. Đề nghị đề tài cần sử dụng ảnh viễn thám có độ phân giải cao hơn để tham gia xây dựng các loại bản đồ khác nhau.

- Cùng với tiến trình CNH – HĐH, thì tất yếu quá trình đô thị hoá sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, quá trình đầu tƣ và thu hồi đất cũng theo lộ trình, vì vậy cần thiết xây dựng một nền nông nghiệp đô thị hiện đại theo hƣớng bền vững và khai thác tốt mọi nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH, quá trình này phải chịu ảnh hƣởng của nhiều vấn đề khác nhau. Vì vậy với kết quả nghiên cứu đề tài này chính quyền địa phƣơng, cơ quan quản lý nên tham khảo để chỉ đạo và lập kế hoạch thực hiện trong thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Tài liệu tiếng Việt

[1] Nguyễn Huy Anh và Đinh Thanh Kiên (2012), Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ lớp phủ mặt đất khu vực Chân Mây, huyện Ph Lộc, tỉnh Thừa Thiên uế.

[2] Ngô Đức Anh, Đoàn Thị The, Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2016), Kỷ yếu hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc 2016, Nhà xuất bản Đại học Huế.

[3] Nhóm tác giả Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Xuân Nhựt (2012), Ứng dụng viễn thám và GIS để đánh giá biến động đất lâm nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2000 – 2011, Tạp chí Tài nguyên và Môi trƣờng số 22.

[4] Bộ tài nguyên và Môi trƣờng (2017), áo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp Quốc gia. [5] Bộ tài nguyên và Môi trƣờng (2014), Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày

02/6/2014 của ộ trưởng ộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

[6] Lê Thanh Bồn (2006), Giáo trình thổ nhưỡng, NXB ĐH Nông nghiệp. [7] Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp.

[8] Nguyễn Đăng Độ, Lê Văn Lợi (2016), Kỷ yếu hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc 2016, Nhà xuất bản Đại học Huế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám để đánh giá tình hình chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)