3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.3.4. Đánh giá tác động của chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp đến các hộ bị
bị thu hồi đất trồng lúa cho phát triển đô thị hiện tại và trong tương lai
Quá trình chuyển mục đích không chỉ ảnh hƣởng đến việc làm giảm diện tích đất nông nghiệp của từng hộ, mà còn làm cho tình hình biến động đất đai ở các hộ trở nên sôi động hơn. Tình hình biến động đất đai ở các hộ điều tra bao gồm việc mua, bán; thuê, mƣợn; cho thuê, cho mƣợn đất của các hộ nông dân và việc thu hồi đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng tại khu vực nghiên cứu.
Dƣới tác động của quá trình đô thị hóa, tình hình phân bố và sử dụng đất đai ở các hộ điều tra đã có nhiều sự biến động.
Sau khi bị mất đất, nhận một khoản tiền bồi thƣờng cộng với việc tiếp cận gần hơn với thị trƣờng họ đã mạnh dạn thay đổi phƣơng thức sản xuất, ngành nghề. Tận dụng lợi thế gần trung tâm huyện lỵ, thành phố có một số hộ chuyển hẳn từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ.
Cơ hội tiếp xúc với thị trƣờng nhiều hơn nên ngƣời dân có nhiều điều kiện trao đổi, học hỏi nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, nhƣng vẫn còn một bộ phận hộ nông dân có thu nhập thấp.
Về nghề nghiệp, khi quá trình ĐTH diễn ra, diện tích đất NN bị thu hẹp nhiều nhất. Do đó, chỉ cần ít lao động cũng có thể sản xuất trên diện tích đất còn lại. Những lao động nhàn rỗi phải chuyển sang các ngành nghề khác, số chủ hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chính, nhƣng cũng giảm đáng kể sau khi các công trình, dự án tiến hành thu đất và giải phóng mặt bằng.
Đất đai bị thu hồi, ngƣời nông dân bị mất đi công cụ kiếm sống của mình. Ngay lúc đó họ sẽ cảm thấy lúng túng trong việc lựa chọn phƣơng thức kiếm sống mới, ngành nghề mới. Do vậy, ngƣời nông dân rất cần sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phƣơng, ban quản lý dự án về vốn, kiến thức, kinh nghiệm...để tìm một công việc phù hợp với khả năng, nguồn lực của hộ.