Một số chỉ tiêu môi trường làng nghề chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 49)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

2.4.4. Một số chỉ tiêu môi trường làng nghề chè

a) Nhóm chỉ tiêu đo lường mức độ suy thoái môi trường

- Tỷ lệ % các hộ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ không theo hướng dẫn. - Tỷ lệ các hộ (%), các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề có phương tiện xử lý chất thải/ tổng số hộ và cơ sở sản xuất trong làng nghề chè. b) Chỉ tiêu phản ánh mức độ nhận thức về ô nhiễm môi trường

Số người (người) và tỷ lệ % người dân trong làng hiểu được mức độ ô nhiễm của làng nghề ở các cấp độ khác nhau (không ô nhiễm, ô nhiễm không đáng kể, ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm rất nghiêm trọng).

c) Chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường

Mức độ đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề chè (đồng); diện tích đất đồi núi được phủ xanh bằng chè (ha) và tốc độ phát triển của nó (%).

Diện tích trồng chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và tốc độ phát triển của nó (%); và tỷ lệ % hộ dân hiểu rõ về vai trò của sản xuất chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng phát triển làng nghề chè huyện Thanh Sơn

3.1.1. Sơ lược v sn xut chè và làng ngh chè tnh Phú Th

Chè là cây công nghiệp lâu năm, cho sản phẩm búp tươi một năm từ 8 - 9 lứa, có tính ổn định, mang lại thu nhập khá ổn định cho người trồng chè, rất thích hợp với điều kiện tự nhiên các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Chè giúp hạn chế xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi, tạp thu nhập cho một bộ phận nông dân và các đối tác tham gia chuỗi giá trị sản phẩm.

Phú Thọ là tỉnh Trung du và Miền núi, có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển chè. So với các tỉnh, thành phố trồng chè trong cả nước, Phú Thọ được đánh giá là tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để phát triển cây chè. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đứng thứ 4 về diện tích chè, thứ 3 về sản lượng chè trong số các tỉnh sản xuất chè của cả nước. Năm 2018, diện tích trồng chè của tỉnh là 16,2 nghìn ha; trong đó, có 15,6 nghìn ha diện tích chè cho sản phẩm. Năng suất chè búp tươi bình quân trên diện tích cho sản phẩm đạt hơn 111 tạ/ha. Sản lượng chè búp tươi ước đạt gần 173 nghìn tấn (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ, 2018).

Cây chè đã và đang khẳng định vai trò, vị thế là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Phú Thọ, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nông dân khu vực nông thôn, miền núi. Đã từ lâu, việc phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn, được xác định là một trong những cây trồng chủ yếu của tỉnh. Diện tích chè giống mới, chè chất lượng cao khoảng 12,2 nghìn ha, cơ cấu giống khá đa dạng. Bên cạnh vùng nguyên liệu chế biến chè đen bước đầu đã hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến chè xanh (trồng bằng các giống LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân

Tiên,...) tại các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh, Hạ Hòa. Bảng 3.1. Làng nghề chè tỉnh Phú Thọ Huyện, thị xã Số làng nghề chè Cẩm Khê 1 Hạ Hòa 6 Phù Ninh 1 Thanh Sơn 5 Đoan Hùng 1 Tx. Phú Thọ 1 Thanh Ba 1 Tân Sơn 2 Tổng số 18

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, 2018

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ (2018): Toàn tỉnh hiện có 59 cơ sở chế biến chè có công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày; hơn 1.280 cơ sở chế biến chè thủ công, nhỏ lẻ; 18 làng nghề và 12 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè. Cơ cấu sản phẩm chè xanh chiếm khoảng 30%, chè đen chiếm 70%; đang từng bước xây dựng thương hiệu chè xanh Phú Thọ: Chè Bảo Long, chè Hà Trang, Phú Hộ trà; hình thành 18 làng nghề sản xuất, chế biến chè xanh (Làng nghề chè chùa Tà, làng nghề chế biến chè Ngọc Đồng, Hoàng Văn, làng nghề sản xuất chè Phú Thịnh,...). Thực tế đã chứng minh, diện tích chè trên địa bàn toàn tỉnh ngày càng tăng, chất lượng chè ngày được

nâng lên. Vì thế đời sống của người trồng chè cũng bớt khó khăn. Do vậy, để phát huy hiệu quả diện tích gần 17.000 ha chè trên toàn tỉnh, khẳng định thương hiệu chè Phú Thọ trên thị trường, ngoài việc tuyên truyền cho người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất thì các lớp tập huấn cũng thường xuyên được tổ chức, hướng dẫn người trồng chè tuân thủ nghiêm

ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật trồng mới. Thiết kế đồi chè chống xói mòn, trồng mật độ hợp lý, trồng cây che bóng, bón phân chuyên dùng, quản lý dịch hại tổng hợp, ứng dụng cơ giới hóa, sản xuất chè theo quy trình an toàn,… từ đó

tăng giá trị, hiệu quả cây chè.

Đặc trưng của làng nghề chè là gắn liền với khu vực nông thôn, gắn với nguồn nguyên liệu, nên ở đâu có cây chè phát triển thì ở đó có làng nghề chè. Do vậy, việc phân bố các làng nghề chè phụ thuộc vào việc phân bố vùng chè.

Hiện nay, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ, toàn tỉnh hiện có 18 làng nghề chè khác nhau, tập trung tại các huyện Hạ Hòa (6 làng nghề), Thanh Sơn (5 làng nghề), Tân Sơn (2 làng nghề), các huyện Cẩm Khê, Phù Ninh, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ và Thanh Ba mỗi đơn vị có 1 làng nghề chè (Bảng 3.1). Các làng nghề chè này đều gắn liền với vùng nguyên liệu chè.

3.1.2. Mt sđặc đim chung làng ngh chè huyn Thanh Sơn

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ (2018), Thanh Sơn là huyện có nhiều làng nghề chè đứng thứ hai toàn tỉnh với số lượng là 5 làng nghề chè, tập trung tại các xã Thục Luyện: 2 làng nghề chè, các xã Sơn Hùng, Địch Quả và Võ Miếu mỗi xã có 1 làng nghề chè (Bảng 3.2).

Về thời gian của làng nghề: Làng nghề chè Khuôn (xã Sơn Hùng) được công nhận sớm nhất vào năm 2006, cách đây 13 năm. Làng nghề chè Thanh Hà (xã Vĩ Miếu) được công nhận gần nhất là năm 2017. Sản phẩm của tất cả các làng nghề chè này đều chè nguyên liệu thô chưa chế biến (sau đây gọi tắt là chè búp tươi) và chè chế biến thành phẩm chè xanh (gọi tắt là chè xanh). Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề chủ yếu là trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Đánh giá về tiêu chí môi trường theo Thông tư số 31/2017/TT- BTNMT ngày 27/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường đều đạt yêu cầu. Kết quả đánh giá tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới theo

tiêu chí số 17 (tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm) cũng đều đạt yêu cầu (Bảng 3.2).

Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, năm 2017 tổng sản lượng chè của tất cả 5 làng nghề chè huyện Thanh Sơn đạt 466 tấn, trung bình mỗi làng nghề có sản lượng đạt 93,2 tấn, độ lệch chuẩn là 37,6 tấn, nên hệ số biến động đạt 40,3%. Tổng doanh thu của tất cả 5 làng nghề chè này năm 2017 đạt 32,6 tỷ đồng, bình quân mỗi làng nghề chè có doanh thu 6,5 tỷ đồng, độ lệch chuẩn đạt 2,7 tỷ đồng, nên hệ số biến động đạt 40,8% (Bảng 3.3).

Bảng 3.2. Một số thông tin làng nghề chè huyện Thanh Sơn Tên, địa chỉ làng nghề Năm công nhận S ản phẩm Thị trường tiêu thụ Tiêu chí môi trường Tiêu chí NTM Làng nghề sản xuất chè Khuôn, xã Sơn Hùng 2006 Chè xanh, chè búp tươi Trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu Đạt Đạt Làng nghề chế biến chè Đồng Lão, xã Thục Luyện 2011 Chè xanh, chè búp tươi Đạt Đạt Làng nghề sản xuất và chế biến chè Ngọc Đồng, xã Thục Luyện 2011 Chè xanh, chè búp tươi Đạt Đạt Làng nghề chế biến chè Mai Thịnh, xã Địch Quả 2015 Chè xanh, chè búp tươi Đạt Đạt Làng nghề chế biến chè Thanh Hà, xã Võ Miếu 2017 Chè xanh, chè búp tươi Đạt Đạt

Nguồn: Chi cục PTNT tỉnh Phú Thọ (2018) và tính toán của tác giả

Tất cả 5 làng nghề chè ở huyện Thanh Sơn có tổng số 432 hộ làm nghề chè, bình quân mỗi làng nghề chè có 86,4 hộ gia đình làm nghề chè, độ lệch chuẩn là 38,8 hộ, nên biến động đến 45,1%.

Tất cả 5 làng nghề chè có tổng số 786 lao động, bình quân mỗi làng nghề có 157,2 lao động. Trong đó cả 5 làng nghề này có tổng số 639 lao động

thường xuyên, bình quân mỗi làng nghề chè có 127,8 lao động thường xuyên, độ lệch chuẩn số lao động thường xuyên đạt 61,9 lao động, nên biến động đạt cao tới 48,4% (Bảng 3.3).

Thu nhập bình quân lao động của mỗi làng nghề chè này đạt 4,3 triệu đồng/người/tháng, được đánh giá là thu nhập tốt và ổn định giữa các tháng trong một năm. Độ lệch chuẩn về thu nhập là 1,1 triệu đồng/tháng, nên biến động đạt 25,3%, khá đồng đều giữa các làng nghề chè trên địa bàn huyện (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế làng nghề chè huyện Thanh Sơn năm 2017

Tên, địa chỉ làng nghề lượng Sản

(tấn) Doanh thu (tỷ đồng) Số hộ làng nghề Thu nhập lao động (triệu đ/tháng) Tổng số lao động (người) Số lao động thường xuyên (người) Làng nghề sản xuất chè Khuôn, xã Sơn Hùng 124 8,7 65 2,6 135 55 Làng nghề chế biến chè Đồng Lão, xã Thục Luyện 99 6,9 54 4,5 165 165 Làng nghề sản xuất và chế biến chè Ngọc Đồng, xã Thục Luyện 107 7,5 56 4,8 164 164 Làng nghề chế biến chè Mai Thịnh, xã Địch Quả 108 7,6 135 5,5 82 67 Làng nghề chế biến chè Thanh Hà, xã Võ Miếu 28 1,9 122 4,0 240 188 Sum 466 32,6 432 - 786 639 Mean 93,2 6,5 86,4 4,3 157,2 127,8 SD 37,6 2,7 38,9 1,1 57,3 61,9 SE 16,8 1,2 17,4 0,5 25,6 27,7 CV% 40,3 40,8 45,1 25,3 36,4 48,4

Hiện nay, tại các làng nghề chè huyện Thanh Sơn, các hộ dân đang sử dụng công nghệ thủ công truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại vào sản xuất: Máy sao cải tiến, máy vò chè mini, máy xào gas,… đã giảm thiểu đáng kể sức lao động, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, một số hộ đã đầu tư thêm máy hút chân không, máy đóng gói để để bảo quản và nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì sản phẩm. Bên cạnh đó, phát triển làng nghề chè giúp cho nhiều dịch vụ phát triển như: dịch vụ cung cấp giống, phân bón, dịch vụ thu mua sản phẩm,… Đặc biệt là dịch vụ du lịch cộng đồng mới phát triển từ năm 2015 trở lại đây đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho các làng nghề chè của tỉnh. Sự phát triển này đã giúp cho cơ cấu kinh tế của địa phương chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại - dịch vụ.

3.1.3. T chc qun lý sn xut làng ngh chè huyn Thanh Sơn

Về tổ chức sản xuất trong làng nghề chè huyện Thanh Sơn, kết quả điều tra cho thấy: loại hình tổ chức quản lý sản xuất chè gồm cơ sở sản xuất ngoài hộ và hộ sản xuất kinh doanh chè. Trong đó, cơ sở sản xuất kinh doanh chè ngoài hộ gia đình gồm doanh nghiệp chè và HTX chè. Hiện nay trên địa bàn huyện có 8 doanh nghiệp chè với thời gian hoạt động bình quân của các doanh nghiệp này là 12,5 năm, có 5 HTX với thời gian hoạt động trung bình là 1,6 năm, thấp hơn so với doanh nghiệp chè của huyện Thanh Sơn (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Loại hình tổ chức quản lý sản xuất làng nghề

Loại hình tổ chức quản lý sản xuất Số lượng Thđộời gian hong (năm)ạt

Cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài hộ Doanh nghiệp 8 12,5 Hợp tác xã 5 1,6 Hộ sản xuất kinh doanh chè Hộ làm nghề chè 432 - Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019

Kết quả điều tra cho biết: Toàn huyện hiện có 432 hộ làm nghề chè tại tất cả 5 làng nghề chè của huyện Thanh Sơn (Bảng 3.4).

Các doanh nghiệp chè được phân bố tập trung tại các đơn vị: thị trấn Thanh Sơn (3 doanh nghiệp), xã Địch Quả (2 doanh nghiệp), xã Võ Miếu (2 doanh nghiệp) và xã Yên Sơn có 1 doanh nghiệp).

Trong tổng số 8 doanh nghiệp chè, đó là Công ty chè TNHH chè xuất khẩu Bảo Long, Công ty chè liên doanh Phú Đa và Công ty TNHH chè Văn Võ Miếu có thời gian hoạt động lâu năm nhất, tới 20 năm; Sau đó là đến Công ty chè Bát Long Chè có thời gian hoạt động đến nay là 12 năm, Công ty chè Hà Trường: 10 năm, Công ty TNHH chè Yên Sơn: 8 năm và mới hoạt động gần đây nhất là Công ty TNHH chè Sông Vàng có trụ sở đóng trên địa bàn thị trấn Thanh Sơn mới 2 năm hoạt động (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Các doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề huyện Thanh Sơn

TT Tên doanh nghiệp/ Hợp tác xã Loại hình tổ chức quản lý Thời gian hoạt động (năm) Địa chỉ 1 Công ty TNHH chè xuất khẩu

Bảo Long Doanh nghiệp 20

Thị trấn Thanh Sơn

2 Công ty chè liên doanh Phú Đa Doanh nghiệp 20 Thị trấn Thanh Sơn

3 Công ty chè Bát Long Chè Doanh nghiệp 12 Xã Địch Quả

4 Công ty TNHH chế biến và xuất

khẩu trà, cà phê Hồng Đức Doanh nghiệp 8 Xã Địch Quả 5 Công ty TNHH chè Văn Võ Miếu Doanh nghiệp 20 Xã Võ Miếu 6 Công ty chè Hà Trường Doanh nghiệp 10 Xã Võ Miếu 7 Công ty TNHH chè Yên Sơn Doanh nghiệp 8 Xã Yên Sơn 8 Công ty TNHH chè Sông Vàng Doanh nghiệp 2 Thị trấn Thanh Sơn 9 HTX chè Cẩm Mỹ Hợp tác xã 3 Xã Tất Thắng 10 HTX chè Sơn Hùng Hợp tác xã 1 Xã Sơn Hùng 11 HTX chè an toàn Thanh Hà Hợp tác xã 2 Xã Võ Miếu 12 HTX chè Văn Miếu Hợp tác xã 1 Xã Văn Miếu 13 HTX chè Suối Reo Hợp tác xã 1 Xã Thục Luyện Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019

Tất cả 5 HTX chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn được phân bố tập trung ở các vùng chè của huyện như: xã Tất Thắng, xã Sơn Hùng, xã Võ Miếu, xã

Văn Hiếu và xã Thục Luyện, là các vùng chè tập trung của huyện. Hầu hết các HTX chè này chỉ mới hoạt động được từ 1-3 năm gần đây (Bảng 3.5).

3.1.4. Th trường tiêu th sn phm làng ngh chè huyên Thanh Sơn

Sản phẩm của làng nghề chè bao gồm chè nguyên liệu cho chế biến, đó là chè búp tươi, và chè khô đã chế biến, gọi là chè xanh. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của làng nghề chè chủ yếu được tiêu thụ bởi các doanh nghiệp với khoảng 60% sản lượng, chủ yếu là chè búp tươi được thu mua từ các làng nghề chè để phục vụ chế biến chè xanh, chè đen xuất khẩu sang các nước Trung Đông truyền thống như: I-rắc, Can-ta, Co-ét, A-rập Xê út,… (chiếm tỷ trọng khoảng 70% xuất khẩu), số còn lại khoảng 30% được xuất khẩu sang Đài Loan, là thị trường mới trong những năm gần đây (Hình 3.1).

Hình 3.1. Thị trường tiêu thụ chè làng nghề huyện Thanh Sơn

Theo điều tra, có khoảng 25% sản lượng chè từ các làng nghề chè ở huyện Thanh Sơn được các hộ gia đình sản xuất chè trong làng nghề chè chế biến thành chè xanh để bán cho người tiêu dùng trong nước. Cùng với đó có 15% sản lượng chè của làng nghề chè được tất cả 5 HTX chè trên địa bàn huyện thu mua, chế biến để bán cho các doanh nghiệp chè trên địa bàn huyện và phần còn lại bán cho người tiêu dùng trong nước tương tự như các hộ gia đình (Hình 3.1).

3.1.5. Khoa hc công ngh và máy móc thiết b ca làng ngh chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)