Sơ lược về sản xuất chè và làng nghề chè tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 52)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

3.1.1. Sơ lược về sản xuất chè và làng nghề chè tỉnh Phú Thọ

Chè là cây công nghiệp lâu năm, cho sản phẩm búp tươi một năm từ 8 - 9 lứa, có tính ổn định, mang lại thu nhập khá ổn định cho người trồng chè, rất thích hợp với điều kiện tự nhiên các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Chè giúp hạn chế xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi, tạp thu nhập cho một bộ phận nông dân và các đối tác tham gia chuỗi giá trị sản phẩm.

Phú Thọ là tỉnh Trung du và Miền núi, có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển chè. So với các tỉnh, thành phố trồng chè trong cả nước, Phú Thọ được đánh giá là tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để phát triển cây chè. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đứng thứ 4 về diện tích chè, thứ 3 về sản lượng chè trong số các tỉnh sản xuất chè của cả nước. Năm 2018, diện tích trồng chè của tỉnh là 16,2 nghìn ha; trong đó, có 15,6 nghìn ha diện tích chè cho sản phẩm. Năng suất chè búp tươi bình quân trên diện tích cho sản phẩm đạt hơn 111 tạ/ha. Sản lượng chè búp tươi ước đạt gần 173 nghìn tấn (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ, 2018).

Cây chè đã và đang khẳng định vai trò, vị thế là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Phú Thọ, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nông dân khu vực nông thôn, miền núi. Đã từ lâu, việc phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn, được xác định là một trong những cây trồng chủ yếu của tỉnh. Diện tích chè giống mới, chè chất lượng cao khoảng 12,2 nghìn ha, cơ cấu giống khá đa dạng. Bên cạnh vùng nguyên liệu chế biến chè đen bước đầu đã hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến chè xanh (trồng bằng các giống LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân

Tiên,...) tại các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh, Hạ Hòa. Bảng 3.1. Làng nghề chè tỉnh Phú Thọ Huyện, thị xã Số làng nghề chè Cẩm Khê 1 Hạ Hòa 6 Phù Ninh 1 Thanh Sơn 5 Đoan Hùng 1 Tx. Phú Thọ 1 Thanh Ba 1 Tân Sơn 2 Tổng số 18

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, 2018

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ (2018): Toàn tỉnh hiện có 59 cơ sở chế biến chè có công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày; hơn 1.280 cơ sở chế biến chè thủ công, nhỏ lẻ; 18 làng nghề và 12 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè. Cơ cấu sản phẩm chè xanh chiếm khoảng 30%, chè đen chiếm 70%; đang từng bước xây dựng thương hiệu chè xanh Phú Thọ: Chè Bảo Long, chè Hà Trang, Phú Hộ trà; hình thành 18 làng nghề sản xuất, chế biến chè xanh (Làng nghề chè chùa Tà, làng nghề chế biến chè Ngọc Đồng, Hoàng Văn, làng nghề sản xuất chè Phú Thịnh,...). Thực tế đã chứng minh, diện tích chè trên địa bàn toàn tỉnh ngày càng tăng, chất lượng chè ngày được

nâng lên. Vì thế đời sống của người trồng chè cũng bớt khó khăn. Do vậy, để phát huy hiệu quả diện tích gần 17.000 ha chè trên toàn tỉnh, khẳng định thương hiệu chè Phú Thọ trên thị trường, ngoài việc tuyên truyền cho người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất thì các lớp tập huấn cũng thường xuyên được tổ chức, hướng dẫn người trồng chè tuân thủ nghiêm

ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật trồng mới. Thiết kế đồi chè chống xói mòn, trồng mật độ hợp lý, trồng cây che bóng, bón phân chuyên dùng, quản lý dịch hại tổng hợp, ứng dụng cơ giới hóa, sản xuất chè theo quy trình an toàn,… từ đó

tăng giá trị, hiệu quả cây chè.

Đặc trưng của làng nghề chè là gắn liền với khu vực nông thôn, gắn với nguồn nguyên liệu, nên ở đâu có cây chè phát triển thì ở đó có làng nghề chè. Do vậy, việc phân bố các làng nghề chè phụ thuộc vào việc phân bố vùng chè.

Hiện nay, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ, toàn tỉnh hiện có 18 làng nghề chè khác nhau, tập trung tại các huyện Hạ Hòa (6 làng nghề), Thanh Sơn (5 làng nghề), Tân Sơn (2 làng nghề), các huyện Cẩm Khê, Phù Ninh, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ và Thanh Ba mỗi đơn vị có 1 làng nghề chè (Bảng 3.1). Các làng nghề chè này đều gắn liền với vùng nguyên liệu chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 52)