Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 68)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế ở làng nghề chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

3.2.2.1. Về kinh tế

Thứ nhất, công tác quy hoạch vùng chè nguyên liệu chưa gắn với phát

triển làng nghề dẫn đến làng nghề phát triển song chưa tương xứng với tiềm năng của làng nghề chè. Hiện nay, rất nhiều hộ dân trong làng nghề chè đã bỏ đồi chè để trồng các cây trồng lâu năm (cam, bưởi, ổi, keo, bạch đàn,... do thiếu quy hoạch của địa phương).

Thứ hai, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của các hộ dân sản xuất kinh

doanh chè trong các làng nghề chè chưa thực sự được chú trọng, gồm: yếu tố thị trường; yếu tố chi phí nguyên liệu cho sản xuất và chế biến chè; yếu tố vùng miền; yếu tố liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè; yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ; yếu tố chính sách; yếu tố chi phí tư liệu lao động; chi phí lao động; hộ tham sản xuất chè an toàn; số năm kinh nghiệm của chủ hộ.

Thứ ba, nguồn vốn của các hộ dân tại các làng nghề chè còn hạn chế,

chủ yếu là nguồn vốn tự có, một phần nhỏ huy động từ anh em họ hàng. Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng còn rất hạn chế. Do vậy, khó khăn cho các hộ dân trong làng nghề mở rộng quy mô sản xuất.

Thứ tư, việc phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng vào sản xuất gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí thấp.

Thứ năm, thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề chè tại các làng nghề chè

chủ yếu thị trường nhỏ hẹp, phần lớn là tiêu thụ trong nước thông qua tư thương. Các hộ nghề rất thụ động trong việc tiêu thụ sản phẩm do thiếu thông tin thị trường; Du lịch làng nghề thúc đẩy quảng bá sản phẩm nghề và xuất khẩu sản phẩm tại chỗ, song chưa thực sự được chú trọng.

Thứ sáu, nhận thức của các hộ dân làng nghề chè về thương hiệu chưa

cao. Vai trò của các cấp các ngành trong việc tuyên truyền các hộ nghề tham gia các tổ chức kinh tế trong làng nghề để phát triển thương hiệu chè chưa thực sự hiệu quả.

Thứ bảy, du lịch làng nghề chưa phát triển. Nhận thức của người dân và

chính quyền địa phương về du lịch cộng đồng chưa đầy đủ; cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch làng nghề chưa đồng bộ; vấn đề vệ sinh môi trường tại các làng nghề có hoạt động du lịch chưa được quan tâm.

Thứ tám, các tổ chức kinh tế trong và ngoài làng nghề tham gia sản xuất

kinh doanh tại các làng nghề chè hoạt động chưa hiệu quả, nguyên nhân do trình độ quản lý yếu kém, cộng với thiếu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, công nghệ lạc hậu,...

Thứ chín, liên kết trong làng nghề chè chưa được các hộ nghề quan tâm,

do nhận thức của hộ còn hạn chế và do chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa đủ mạnh.

3.2.2.2. Về xã hội

Thứ nhất, về thu hút lao động trẻ tham gia nghề: Hiện nay, tại các làng

nghề chè của tỉnh Thái Nguyên, lực lượng lao động trẻ tham gia nghề đang có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là do các lao động trẻ đi làm việc tại các doanh nghiệp với thu nhập trung bình 5 triệu - 7 triệu/ lao động/ tháng, cao hơn so với thu nhập của lao động làm nghề. Do vậy, nguy cơ thiếu hụt lao động nghề trong thời gian tới tại các làng nghề chè của địa phương.

Thứ hai, về đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề chưa hiệu quả, do trình độ văn hóa lao động nghề thấp; quy mô đào tạo và hình thức đào tạo chưa phù hợp với đối tượng là lao động nông thôn và làm nghề chè; chính sách hỗ trợ đào tạo còn nhiều bất cập, đối tượng dạy nghề không phải là người trực tiếp làm nghề dẫn đến hiệu quả công tác đào tạo nghề chưa cao.

Thứ ba, về bảo tồn các giá trị văn hóa nghề chưa thực sự được chú trọng: Việc lưu giữ và phát triển các giá trị văn hóa làng nghề chè chưa thực sự được quan tâm do chính quyền địa phương chưa có các chính sách cụ thể để bảo tồn và phát triển; vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi chưa được phát huy, thủ tục xét công nhận nghệ nhân nghề còn rườm rà.

3.2.2.3. Về môi trường

Một là, Nhận thức của cán bộ các cấp cơ sở còn hạn chế nên công tác

tuyên truyền, giáo dục pháp luật về môi trường chưa thường xuyên nên hiệu quả chưa cao.

Hai là, Công tác thu gom, xử lý rác thải tại các làng nghề còn nhiều bất

cập, rác thải từ sản xuất nghề và rác thải sinh hoạt còn chưa được xử lý, chủ yếu là các hộ dân tự chôn lấp rác, hệ thống cấp thoát nước chưa đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)