Một số giải pháp phát triển làng nghề chè huyện Thanh Sơn theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 86)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

3.3.2. Một số giải pháp phát triển làng nghề chè huyện Thanh Sơn theo hướng

hướng bn vng

3.3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế

a) Đẩy mạnh công tác quy hoạch làng nghề gắn với vùng nguyên liệu

Đặc trưng của làng nghề chè là gắn liền với vùng nguyên liệu, do vậy để phát triển làng nghề chè, huyện cần chú trọng đến phát triển vùng nguyên liệu chè. Hiện nay, UBND huyện Thanh Sơn đã có quy hoạch xây dựng tổng thể và chi tiết vùng nguyên liệu chè cho từng huyện, xã. Tuy nhiên quy hoạch chi tiết vùng nguyên liệu chè cho phát triển làng nghề còn đang thiếu. Do vậy, để hoàn thiện quy hoạch làng nghề chè gắn với vùng nguyên liệu, cần tập trung vào các nội dung sau:

- Rà soát cụ thể quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với các làng nghề chè của huyện Thanh Sơn.

- Xây dựng chi tiết quy hoạch vùng chè nguyên liệu cho các làng nghề theo hướng mở rộng quy mô sản xuất hộ nghề tại các làng nghề chè. Phát triển các giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với từ vùng miền, từng làng nghề.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các làng nghề chè huyện Thanh Sơn với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc mở rộng vùng chè nguyên liệu phù hợp với điều kiện của mỗi làng nghề.

b) Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các hộ dân làng nghề chè

Nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu chè búp tươi, tăng năng suất chất lượng sản phẩm chè; Nâng cao trình độ cho các chủ hộ nhằm nâng cao nhận thức về sản xuất chè sạch; Ứng dụng khoa học công nghệ cho sản xuất và chế biến sản phẩm nghề; Nâng cao nhận thức về bảo tồn các giá trị truyền thống nghề; Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề và nâng cao nhận thức về vai trò của liên kết trong sản xuất kinh doanh, và ý thức trong việc bảo vệ môi trường làng nghề.

c) Phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng vào sản xuất

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển làng nghề chè. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ phải đáp ứng một số yêu cầu như: đơn giản, dễ sử dụng phù hợp với trình độ người dân, giá thành không quá cao, kết cấu hạ tầng đơn giản và dễ thay thế,... cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về từng lĩnh vực công nghệ cụ thể như sau:

- Công nghệ giống: Giống chè ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm chè búp tươi, do vậy hộ cần lựa chọn giống chè có năng suất, chất lượng cho sản xuất. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cần định hướng phát triển vùng nguyên liệu với các giống chè phù hợp cho từng vùng, có chính sách khuyến khích các hộ thay thế giống chè cũ bằng giống chè mới cho năng

suất, chất lượng cao: Hỗ trợ giống mới, hỗ trợ kinh phí để phá bỏ đồi chè cũ, trồng mới lại đồi chè theo giống mới,...

- Công nghệ sản xuất chè an toàn: Sản xuất chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề sống còn đối với các hộ dân làng nghề chè, do những đòi hỏi ngày càng khắt khe về yêu cầu an toàn thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước. Do vậy, cần nâng cao nhận thức của người dân làng nghề trong việc sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Bên cạnh đó, chính quyền cần có chính sách khuyến khích hộ dân tham gia sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP thông qua những chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, hướng dẫn quy trình chăm sóc,... đặc biệt phải có định hướng đầu ra cho sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn VietGAP.

- Công nghệ chế biến chè: Công nghệ chế biến tại các hộ dân làng nghề chè hiện nay là công nghệ thủ công hoặc bán thủ công lạc hậu: máy sao chè bằng sắt chiếm đến 44,31% tổng số may sao chè của các làng nghề chè; máy xào gas chỉ chiếm một lượng rất nhỏ, chủ yếu tại các doanh nghiệp hay các HTX.

Cần nâng cao nhận thức của người dân làng nghề về vai trò của công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm nghề. Vai trò của nhà nước trong việc tuyên truyền, hỗ trợ máy móc thiết bị cho làng nghề là vô cùng quan trọng nhằm ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất tại làng nghề, thúc đẩy làng nghề phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nghề. Cần chú trọng kết hợp công nghệ truyền thống với hiện đại để từng bước cơ khí hóa các làng nghề, hộ nghề, doanh nghiệp, HTX nghề nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống của nghề trong quá trình phát triển.

d) Giải pháp huy động vốn nhằm phát triển làng nghề chè

Để khắc phục tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh tại các hộ dân trong các làng nghề chè, cần tập trung một số giải pháp chính sau:

- Triển khai chương trình tín dụng, thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi với các hộ nghề, các THT, HTX nghề và các doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh chè. Tăng lượng vốn vay, thời gian vay vốn cho các hộ kinh doanh để các hộ có đủ vốn để đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, cần áp dụng chính sách ưu đãi đối với các đối tượng vay vốn là hộ dân làng nghề, đơn giản hóa thủ tục cho vay vốn trung hạn và dài hạn đối với các đối tượng này. Ưu tiên nguồn vốn vay cho các hộ nghề trong việc mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư xử lý môi trường,...

- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ nhiều nguồn: vốn trong dân, từ hệ thống các ngân hàng, từ các nguồn ngân sách nhà nước, từ các tổ chức phi chính phủ,... Trong đó, nguồn vốn huy động trong dân cần được phát huy thông qua các hình liên kết kinh tế. Hình thức này không chỉ giải quyết vấn đề về cung ứng các yếu tố đầu vào, hỗ trợ nhau về công nghệ, mà còn khai thác lợi thế hỗ trợ nhau về vốn giữa các bên liên quan.

- UBND huyện cần có kế hoạch và chính sách đầu tư cho phát triển làng nghề bằng nguồn vốn từ ngân sách địa phương một cách cụ thể, tránh sự đầu tư dàn trải, gây lãng phí.

- Nâng cao kiến thức quản lý, kiến thức về tài chính, kiến thức thị trường, công nghệ,... cho chủ hộ nghề, giám đốc HTX, doanh nghiệp nghề để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay.

e) Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề

- Tiến hành điều tra nghiên cứu phân tích thị trường trong và ngoài nước đối với các sản phẩm chè, đặc biệt là sản phẩm chè xanh đặc sản của các làng nghề chè. Tìm kiếm thị trường có tiềm năng cho phát triển sản phẩm chè trong nước như: Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh,.. Thị trường ở ngoài nước như các nước Trung Đông, một số nước Châu Á: Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... cần phân tích xem các thị trường nào là thị trường chiến lược, các thị trường nào là thị trường triển vọng. Từ đó, dự báo nhu cầu thị trường cho sản phẩm nghề về sản lượng xuất khẩu,

chất lượng và bao gói theo thị hiếu của người mua. Đặc biệt là những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với các sản phẩm làng nghề chè. Qua đó, định hướng sản xuất và chế biến sản phẩm chè theo yêu cầu thị trường.

- Thông tin thị trường: Đẩy mạnh thương mại điện tử, hỗ trợ các làng nghề chè xây dựng hệ thống thông tin nhằm quảng bá sản phẩm nghề chè. Tổ chức trung tâm thông tin tại các làng nghề nhằm cung cấp các thông tin về thị trường, thông tin về khoa học công nghệ, phổ biến các chính sách xã hội cho người dân tại các làng nghề. Hiệp hội làng nghề là trung tâm tiếp nhận và cung cấp thông tin.

- Tìm hiểu các thông tin về các nhà xuất khẩu cũng như những nhà nhập khẩu, thiết lập mối quan hệ giữa các đơn vị này với các làng nghề thông qua tổ chức Hiệp hội làng nghề của tỉnh. Cần nâng cao vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, UBND huyện và các hiệp hội, các công ty tư vấn, công ty môi giới,... có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm nghề chè cho các làng nghề chè.

+ Đối với thị trường trong nước: Quảng bá sản phẩm nghề chè thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các website, các băng rôn, áp phích,... Chú trọng đến việc hỗ trợ các làng nghề chè tham gia các cuộc hội chợ hàng công nghiệp tiêu biểu, hội chợ làng nghề,... Đầu tư các kiốt, cửa hàng, trung tâm xúc tiến thương mại ở các làng nghề, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,...

+ Đối với thị trường ngoài nước: Xây dựng chiến lược xuất khẩu sản phẩm chè, cần dựa vào các đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài. Mời các chuyên gia, các nghệ nhân chè nước ngoài giới thiệu sản phẩm. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, các tổ chức thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua sự hỗ trợ một phần từ nhà nước. Tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài cần đề xuất có ít nhất một cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm nghề, trong đó có sản phẩm chè của các làng nghề. Đây cũng chính là

cầu nối giữa thị trường trong nước với thị trường xuất khẩu, giúp cho sản phẩm làng nghề chè thâm nhập được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có truyền thống uống chè. Tại các làng nghề chè cần đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề, đây cũng chính là hình thức mở rộng thị trường xuất khẩu tại chỗ.

g) Phát triển thương hiệu sản phẩm

Do vậy, để đăng ký thương hiệu sản phẩm chè cho các làng nghề thì làng nghề phải có pháp nhân thông qua việc thành lập các HTX nghề. Đây cũng là giải pháp giúp cho làng nghề có pháp nhân, các hộ nghề có thể liên kết trong sản xuất, kinh doanh và tìm kiếm thị trường, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Để phát triển thương hiệu, cần nâng cao nhận thức của người dân làng nghề về vai trò của thương hiệu trong việc đảm bảo uy tín chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè Thanh Sơn. Có chính sách hỗ trợ các cá nhân, tố chức tham gia đăng ký thương hiệu, vận động các hộ dân làng nghề thành lập hoặc tham gia vào các tổ chức có tư cách pháp nhân để dễ dàng cho việc đăng ký thương hiệu và quản lý thương hiệu.

Đặc biệt, chính quyền địa phương cần quan tâm đến công tác quản lý và phát triển thương hiệu. Các tổ chức cá nhân vi phạm quy định quản lý thương hiệu sẽ bị phạt và tịch thu giấy chứng nhận thương hiệu sản phẩm chè. UBND huyện Thanh Sơn cần xây dựng chế tài xử phạt đủ mạnh nhằm hạn chế tối đa việc làm giả, làm nhái thương hiệu.

h) Phát triển hoạt động du lịch làng nghề

Du lịch làng nghề còn khá mởi mẻ ở huyện Thanh Sơn, hoạt động du lịch chưa thực sự mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho các hộ dân làng nghề, song trong tương lai, nếu hoạt động du lịch làng nghề phát triển thì đây chính là một trong những kênh tiêu thụ sản phẩm nghề chè hiệu quả cho các làng nghề chè của huyện Thanh Sơn. Để phát triển du lịch làng nghề, vai trò của các sở ngành, của các tổ chức trong việc giới thiệu, quảng bá du lịch là vô cùng

quan trọng, cần phải thực hiện một số giải pháp đồng bộ đối với hoạt động du lịch như sau:

- Tạo dựng các làng nghề chè thành các điểm đến du lịch, khai thác triệt để dịch vụ làng nghề với mô hình du lịch sinh thái.

- Xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề và tại các khách sạn lớn để khách du lịch tham quan các sản phẩm trưng bày và xây dựng các đồi chè mẫu nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách, để du khách tham quan có thể tự tay mình làm ra sản phẩm dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân nghề.

- Chú trọng đến việc giới thiệu cho du khách về yếu tố lịch sử và văn hóa làng nghề, cũng như những nét độc đáo của sản phẩm nghề.

- Phát triển du lịch làng nghề trên cơ sở kế thừa và bảo tồn không gian làng nghề truyền thống. Các hộ gia đình trong làng nghề cần bảo tồn những phong tục, tập quán, nếp sống truyền thống.

- Quán triệt các hộ dân trong làng nghề về công tác vệ sinh môi trường nông thôn: đường làng ngõ xóm, vệ sinh tại chính các hộ dân làng nghề, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường làng nghề trong lành là những yếu tố thu hút du khách đến tham quan làng nghề.

- Bên cạnh đó, vai trò của nhà nước và của huyện trong việc liên kết xây dựng mối quan hệ giữa các công ty du lịch của các tỉnh, địa phương khác để xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề cho huyện, thường xuyên cập nhật thông tin và có nguồn khách ổn định. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức tốt các tuyến du lịch làng nghề để thông qua du khách quảng bá sản phẩm. Đồng thời, cần bổ sung thêm chính sách phù hợp, mang tính thống nhất giữa các công ty khai thác tài nguyên du lịch với làng nghề để tăng cường liên kết, hợp tác cho phát triển du lịch làng nghề.

i) Khuyến khích các tổ chức kinh tế trong và ngoài làng nghề tham gia sản xuất kinh doanh tại các làng nghề chè

Phát triển làng nghề chè cần sự ủng hộ của cộng đồng, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, các ngành, các tổ chức (các công ty trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch,...) vào phát triển làng nghề chè. Hiện nay, tại các làng nghề chè huyện Thanh Sơn, hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu là hộ gia đình, ngoài ra hình thức HTX đang phát triển và dần khẳng định vai trò của tổ chức kinh tế tập thể trong các làng nghề, với 5 HTX trong làng nghề và hơn 100 hộ thành viên tham gia. Các hộ làm nghề chè trong làng nghề cần liên kết và tham gia HTX, doanh nghiệp, qua đó cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm nghề, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến sản phẩm nghề và mở rộng thị trường.

- Hình thức hộ gia đình:

Nhà nước và huyện cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong vay vốn, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao nhận thức của hộ nghề về vai trò của bảo vệ môi trường và sản xuất chè an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, chính các hộ nghề phải tự phát huy nội lực của mình: Tự học hỏi, trau dồi kiến thức làm nghề hiện đại gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống, học hỏi và tự tìm kiếm thị trường,... có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình và là tiền đề phát triển bền vững làng nghề chè.

- Phát triển hình thức HTX sản xuất và kinh doanh chè:

+ UBND huyện cần thực hiện quy hoạch chi tiết các cụm điểm làng nghề nhằm tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các tổ chức kinh tế, trong đó có HTX. Cần có chính sách hỗ trợ thuê mặt bằng đối với các tổ chức kinh tế và HTX nghề, nhằm khuyến khích các HTX tham gia sản xuất tại các làng nghề chè.

+ Tạo điều kiện cho các HTX chè tiếp cận với các nguồn tín dụng, đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 86)