Định hướng phát triển làng nghề chè của huyện Thanh Sơn đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 68 - 70)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

3.3.1. Định hướng phát triển làng nghề chè của huyện Thanh Sơn đến năm

2025, tm nhìn đến năm 2030

3.3.1.1. Định hướng phát triển về kinh tế

- Phát triển làng nghề chè theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khuyến khích và tăng cường hỗ trợ đầu tư trang thiết bị tiên tiến cho các làng nghề chè theo hướng tập trung, chuyên môn hóa kết hợp với kỹ thuật truyền thống nhằm nâng cao năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm.

- Phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch của các làng nghề. Phát huy lợi thế của các vùng chè đặc sản có tiềm năng phát triển du lịch như:

- Tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô các làng nghề chè gắn với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè của các địa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh. Trong giai đoạn hiện nay đến năm 2025 phấn đấu 100% các xã nằm trong quy hoạch những vùng nguyên liệu quan trọng của

huyện Thanh Sơn gắn với cơ sở chế biến. Tập trung nâng cao chất lượng, mở rộng phạm vi hoạt động và cơ bản giải quyết đủ việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.

- Xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa cho các làng nghề chè. Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới cao cấp như chè hương liệu, chè sữa, chè dinh dưỡng, chè mật ong,… đồng thời chú trọng phát triển sản phẩm chè xanh chất lượng cao đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống: Các nước Trung Đông, Nga,… và tìm kiếm, phát triển thị trường mới yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm như: Đài Loan, EU, Mỹ, Nhật Bản,…

- Lựa chọn thu hút một số dự án chế biến các loại sản phẩm từ chè (mỹ phẩm, nước uống, thực phẩm có chiết xuất từ chè,...). Khuyến khích phát triển mô hình HTX làng nghề và doanh nghiệp làng nghề

3.3.1.2. Định hướng phát triển về xã hội

- Đào tạo nghề cho lao động tại các làng nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Công nhận danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi cho những nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm. Khuyến khích các nghệ nhân nghề tham gia dạy nghề và truyền nghề.

- Duy trì và phát triển các lễ hội văn hóa trà để nâng cao giá trị văn hóa, quảng bá sản phẩm. Đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng môi trường làng nghề để phát triển các làng nghề thành các khu du lịch làng nghề. Phát triển làng nghề chè giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghề ở khu vực nông thôn của huyện Thanh Sơn.

- Định hướng đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong các làng nghề chè. Trong đó, khuyến khích các hộ dân làng nghề liên kết với nhau thành lập HTX nghề, hay một số người dân địa phương có kinh nghiệm sản xuất kinh

doanh, có vốn, có mối quan hệ thị trường thành lập các doanh nghiệp để sản xuất và là đầu mối thu gom sản phẩm chè, qua đó sẽ tạo ra sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ bổ sung cho nhau trong phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

3.3.1.3. Định hướng về bảo vệ môi trường

- Phát triển làng nghề chè gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Sản phẩm chè búp tươi đủ đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ về quản lý môi trường làng nghề. Trong đó nêu rõ trách nhiệm cụ thể của mọi cá nhân tổ chức liên quan. Có chế tài xử phạt đối với mọi cá nhân tổ chức vi phạm gây ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng mức thuế suất, phí bảo vệ môi trường cho các cá nhân tổ chức sản xuất kinh doanh có thu nhập từ chè thông qua việc quản lý đầu ra tiêu thụ của sản phẩm nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 68 - 70)