Phương pháp tiếp cận của đề tài luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 44)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

2.3.1. Phương pháp tiếp cận của đề tài luận văn

2.3.1.1. Tiếp cận có sự tham gia

Phát triển làng nghề chè ở huyện Thanh Sơn có liên quan đến nhiều đối tượng, ở nhiều cấp khác nhau. Các đối tượng này gồm: các hộ sản xuất và chế

biến chè, các hợp tác xã, doanh nghiệp và các cơ quan, các nhà quản lý chỉ đạo ở các cấp. Vì vậy, phương pháp tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở các khâu, các nội dung của đề tài. Từ khâu khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng đến việc đề ra các giải pháp phát triển bền vững chè ở tỉnh đều có sự tham gia của các bên liên quan.

2.3.1.2. Tiếp cận theo hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Trong các làng nghề hiện nay tồn tại nhiều hình thức tổ chức kinh tế ngành nghề như: hộ sản xuất trong ngành nghề, hợp tác xã, danh nghiệp. Mỗi hình thức tổ chức kinh tế lại sử dụng các cách thức tổ chức sản xuất khác nhau, mục tiêu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình và cải thiện môi trường trong làng nghề. Vì vậy, khi phân tích đánh giá sự phát triển làng nghề chè, nghiên cứu xem xét sự phát triển của từng hình thức tổ chức kinh tế ngành nghề, từ đó có những giải pháp hợp lý đối với những hình thức kinh tế đó.

2.3.1.3. Tiếp cận hệ thống

Làng nghề chè là một hệ thống, trong đó do những hộ dân làng nghề, những hợp tác xã, doanh nghiệp trong làng nghề tạo thành. Sự phát triển làng nghề là kết quả của sự phát triển và tác động lẫn nhau giữa các hộ dân làng nghề, các hợp tác xã, và các doanh nghiệp. Mỗi làng nghề lại là một đơn vị cấu thành nên nền kinh tế địa phương, chịu sự chi phối tác động của Nhà nước, và các tổ chức bên ngoài làng nghề như cơ quan khuyến công, khuyến nông, các trường đại học, các viện nghiên cứu, phong tục tập quán địa phương,... Do vậy, khi nghiên cứu về phát triển làng nghề chè cần phải xem xét các nội dung trong một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau.

2.3.1.4. Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường

Luận văn nghiên cứu sự phát triển bền vững của làng nghề chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn dựa trên việc tiếp cận theo 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường để có thể phân tích, đánh giá sự phát triển này; từ đó có cách nhìn toàn diện về phát triển bền vững làng nghề chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)