4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp là: Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như Hiệp hội chè tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Thanh Sơn, các phòng ban có liên quan để thu thập các báo cáo tổng kết liên quan đến vấn đề làng nghề chè, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định,…
2.3.2.2 . Thu thập số liệu sơ cấp
a) Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước
Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin sơ cấp từ hộ sản xuất chè tại các làng nghề chè huyện Thanh Sơn được dựa trên một mẫu phiếu điều tra đã thiết lập. Nội dung phiếu điều tra gồm đặc điểm danh tính của hộ sản xuất chè, nguồn lực của hộ (nhân lực, diện tích chè, vốn,...), sản phẩm và một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh chè của hộ (như doanh thu các năm,...), hạn chế, bất cập,.... Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở Phụ lục 1.
Chọn làng nghề chè điều tra:
Hiện nay trên dịa bàn huyện Thanh Sơn có 5 làng nghề chè chính, tập trung ở 4 xã là: Sơn Hùng (có 1 làng nghề chè, được công nhận sớm nhất năm 2006), xã Thục Luyện (có 2 làng nghề chè Đồng Lão và Ngọc Đồng, đều được công nhận năm 2011), xã Địch Quả (có 1 làng nghề chè được công nhận năm 2015) và xã Võ Miếu (có 1 làng nghề chè, được công nhận năm 2017), do đó chúng tôi lựa chọn 4 làng nghề để điều tra hộ sản xuất chè là làng nghề chè Khuôn (xã Sơn Hùng), làng nghề chè Đồng Lão (xã Thục Luyện), làng nghề chè Mai Thịnh (xã Địch Quả) và làng nghề chè Thanh Hà (xã Võ Miếu).
Chọn mẫu điều tra:
Trong tổng số 432 hộ sản xuất chè tại các làng nghề chè hiện có trên địa bàn huyện Thanh Sơn, chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp Slovin (1984) theo công thức sau đây:
N: Tổng thể hộ sản xuất chè ở các làng nghề chè. Ở đây tổng số hộ sản xuất chè trong các làng nghề chè ở huyện Thanh Sơn hiện nay là 432.
e: Sai số. Vì các hộ sản xuất chè trong các làng nghề chè ở địa phương được đánh giá khá đồng đều, nên chúng ta xác định sai số chọn mẫu không vượt quá 10%, tức e = 0,1. Tính toán theo công thức trên đây, ta có: số lượng hộ sản xuất chè trong các làng nghề chè cần chọn là n = 81,2; do đó mẫu được chọn lấy tròn số là 80 hộ sản xuất chè. Với 4 làng nghề chè đã được chọn trên đây, mỗi làng nghề chè điều tra 20 hộ, được trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Số hộđiều tra ở các làng nghề chè
Tên làng nghề chè Xã Số hộđiều tra
Làng nghề sản xuất chè Khuôn Sơn Hùng 20
Làng nghề chế biến chè Đồng Lão Thục Luyện 20
Làng nghề chế biến chè Mai Thịnh Địch Quả 20
Làng nghề chế biến chè Thanh Hà Võ Miếu 20
Tổng số 80
Lựa chọn hộ sản xuất chè để điều tra:
Việc lựa chọn hộ sản xuất chè để điều tra được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, dựa theo sự thuận tiện trong quá trình điều tra thực tế và tác nghiệp trên hiện trường dưới sự tư vấn của cán bộ khuyến nông xã và trưởng làng nghề chè.
b) Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc những người có liên quan
Phương pháp này sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc một số đối tượng có liên quan đến làng nghề chè dựa trên một bảng kiểm kê liệt kê những thông tin cần thu thập. Đối tượng liên quan gồm: lãnh đạo HTX, doanh nghiệp chè,.... Nội dung bảng kiểm kê gồm ít nhất các thông tin liên quan đến đặc điểm danh tính của cơ sở, nguồn lực chủ yếu, kết quả sản xuất kinh doanh, hạn chế bất cập, xu hướng phát triển,.... Việc phỏng vấn các nhà quản lý nhằm sàng lọc các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững làng nghề chè ở huyện Thanh
Sơn. Đồng thời, các nhà quản lý đưa ra quan điểm, để định hướng phát triển bền vững làng nghề là gì? Các yếu tố nào tác động đến nó? Hướng giải pháp can thiệp để có thể phát triển bền vững làng nghề chè. Bảng kiểm kê thông tin được trình bày ở Phụ lục 2 và 3.
c) Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm được tác giả sử dụng là kỹ thuật phỏng vấn một số nhà quản lý liên quan đến làng nghề chè. Đối tượng thảo luận nhóm là lãnh đạo làng nghề chè, lãnh đạo xã, cán bộ quản lý các cấp,... Việc phỏng vấn các nhà quản lý nhằm tìm kiếm các hạn chế đối với phát triển bền vững làng nghề chè như: kinh tế, xã hội, môi trường. Đồng thời, các nhà quản lý đưa ra quan điểm, để định hướng phát triển bền vững làng nghề là gì? Các yếu tố nào tác động đến nó? Giải pháp phát triển bền vững làng nghề chè? Bảng kiểm kê thông tin được trình bày ở Phụ lục 2 và 3.