Đánh giá chung về các chương trình chi trảDVMT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ hệ số k phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng công bằng, bền vững trong lưu vực thủy điện sông tranh 2 – trà linh 3 (Trang 25 - 26)

2) Ý nghĩa thực tiễn

1.3.3. Đánh giá chung về các chương trình chi trảDVMT Việt Nam

Như đã liệt kê ở trên, Việt Nam chỉ mới khởi đầu xây dựng, thực hiện chủ yếu loại hình dịch vụ đối với chi trả DVMTR, tuy nhiên số lượng và quy mô vẫn còn quá hạn chế. Một số hoạt động đã mang tính chất chi trả DVMTR biển với loại dịch vụ du lịch biển, tuy nhiên, chưa có cơ hội nhiều để khai thác và khám phá tiềm năng về các loại hình chi trả DVMTR khác đối với hệ sinh thái biển và đất ngập nước vốn rất phong phú và tiềm năng ở Việt Nam.

Các chương trình, dự án đã thực hiện trên đều được đề xuất thực hiện trước khi có Quyết định 380/2008-QĐ-TTg, Luật Đa dạng sinh học 2008 và Nghị định số 99/2010-NĐ-CP, vì thế, các nhà tài trợ cũng như các tổ chức thực hiện vẫn chưa có công cụ pháp lý đủ mạnh để thiết kế và xây dựng các mô hình quy mô lớn ở Việt Nam.

Tính phù hợp và hiệu quả của các chương trình

Mục tiêu chung của các chương trình chi trả DVMTR đã và đang triển khai trong nước nhằm tạo ra cơ chế chia sẻ lợi ích giữa những người hưởng lợi và những người tạo ra các lợi ích đó, trọng tâm hoạt động của các chương trình là hướng về các cộng đồng nghèo.

Theo báo cáo về tiến trình thực hiện và những kết quả kinh nghiệm trong thực hiện chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng ở Lâm Đồng của Thạc sĩ Lê Quang Nghiệp, Chi Cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Lâm Đồng, một số kết quả chính của DVMTR tại Lâm Đồng được tổng kết như sau:

- Đã làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn; góp phần quan trọng trong việc giữ rừng, tạo điều kiện phát triển các ngành, các lĩnh vực khác như: giảm khí thải nhà kính, hạn chế lũ lụt, phát triển thủy lợi, thủy điện, du lịch, nuôi cá nước lạnh, v.v…; Mô hình thí điểm tại Lâm Đồng được dư luận các tổ chức quốc tế quan tâm và ủng hộ.

- Giảm chi từ ngân sách Nhà nước, nâng cao đời sống bền vững nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc.

- Rừng ở khu vực Chi trả DVMT được quản lý tốt hơn, giảm số vụ vi phạm 50%; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng thí điểm giảm 15%, đời sống người tham gia lao động nghề rừng được cải thiện.

- Từ thành công trong triển khai thí điểm Chi trả DVMTR ở Lâm Đồng và Sơn La, Chính phủ đã thể chế hóa thành Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 áp dụng trên toàn quốc.

Ở một số chương trình chi trả DVMTR khác cũng đã bước đầu xác định được các thành phần của chi trả DVMTR, như người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ. Đây là 2 cấu thành quan trọng đầu tiên ảnh hưởng lớn đến sự thành công của chi trả DVMTR (Lưu Thị Hương, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ hệ số k phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng công bằng, bền vững trong lưu vực thủy điện sông tranh 2 – trà linh 3 (Trang 25 - 26)