Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí của hệ số K4 và xây dựng bản đồ phân cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ hệ số k phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng công bằng, bền vững trong lưu vực thủy điện sông tranh 2 – trà linh 3 (Trang 35)

2) Ý nghĩa thực tiễn

2.3.2.Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí của hệ số K4 và xây dựng bản đồ phân cấp

cấp mức độ khó khăn cho bảo vệ rừng của lưu vực

Các kết quả tham vấn các cán bộ quản lý lâm nghiệp tại huyện Nam Trà My, Phước Sơn và huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam và ý kiến của người dân tại các xã thuộc lưu vực về những khó khăn trong việc bảo vệ rừng đã cho thấy rừng càng gần khu dân cư, càng gần đường giao thông, có độ cao tương đối càng thấp, có độ dốc càng nhỏ thì ít khó khăn trong quá trình bảo vệ. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các nguyên tắc này cho việc xây dựng bản đồ phân cấp mức độ khó khăn cho bảo vệ rừng của lưu vực. Sử phần mềm Mapinfor để kết hợp bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ độ dốc, bản đồ độ cao, bản đồ khu dân cư, bản đồ đường giao thông để xác định độ dốc, độ cao, khoảng cách từ lô rừng đến khu dân cư gần nhất, khoảng cách từ lô rừng đến đường giao thông gần nhất cho tất cả các lô rừng trong lưu vực trên bản đồ hiện trạng của lưu vực. Riêng

bản đồ độ dốc và độ cao ta sử dụng công cụ Vertical Mapper trong Mapinfor để nội suy và xây dựng bản đồ độ dốc, độ cao trong lưu vực nghiên cứu.

Mỗi chỉ tiêu độ cao, độ dốc, mức độ gần khu dân cư, mức độ gần đường giao thông được phân thành 3 cấp (1, 2, 3) dựa vào kết quả tham vấn ý kiến của các bộ quản lý rừng và chủ rừng theo khoảng giá trị của mỗi chỉ tiêu và phân cấp vào từng lô rừng trong lưu vực, cấp càng nhỏ thì mức độ khó khăn trong bảo vệ càng lớn. Chẳng hạn, nếu lô rừng có: cấp gần đường giao thông bằng 1, cấp gần khu dân cư bằng 1, cấp độ dốc bằng 1, cấp độ cao bằng 1 thì cấp khó khăn cho bảo vệ rừng bằng 1 - tức là rất khó khăn trong bảo vệ. Nếu cấp gần đường giao thông bằng 3, cấp gần khu dân cư bằng 3, cấp độ dốc bằng 3, cấp độ cao bằng 3 thì cấp khó khăn cho bảo vệ rừng của lô rừng bằng 3 - tức là ít khó khăn trong bảo vệ, các trường hợp còn lại được xem là - khó khăn trong bảo vệ.

Theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thì hệ số K4 dùng để điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo mức độ khó khăn đối với việc bảo vệ rừng. K4 có giá trị bằng 1,00 đối với rừng rất khó khăn trong bảo vệ, 0,95 đối với rừng khó khăn trong bảo vệ và 0,90 đối với rừng ít khó khăn trong bảo vệ. Vì vậy, đây là căn cứ để xây dựng bản đồ mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng cho cả lưu vực nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp xây dựng xây bản đồ xác định hệ số K theo trạng thái, loại rừng và nguồn gốc hình thành rừng

2.3.3.1. Xây dựng bản đồ xác định hệ số K1 theo trạng thái rừng

Hệ số K1 dùng để điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo trạng thái rừng, gồm rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và phục hồi (Nghị định 99, 2010). K1 có giá trị bằng 1,00 đối với rừng giàu, 0,95 đối với rừng trung bình và 0,90 đối với rừng nghèo và rừng phục hồi.

Phương pháp xây dựng bản đồ xác định hệ số K1: Từ bản đồ hiện trạng rừng đã có ranh giới giữa các loại rừng theo trữ lượng, tiến hành gán các giá trị K1 (1,00; 0,95; 0,90) cho từng loại rừng đó sẽ được bản đồ xác định hệ số K1 theo trạng thái rừng của lưu vực.

2.3.3.2. Xây dựng bản đồ xác định hệ số K2 theo loại rừng

Theo Nghị định 99 của chính phủ, hệ số K2 dùng để điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo loại rừng, gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hệ số K2 có giá trị bằng 1,00 đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, 0,90 đối với rừng sản xuất. Loại rừng xác định theo quy hoạch 3 loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt.

Phương pháp xây dựng bản đồ xác định hệ số K2: Từ bản đồ hiện trạng rừng đã có loại rừng theo quy hoạch ba loại rừng, tiến hành lựa chọn và cập nhật số liệu theo điều kiện: những lô là rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ thì K2 = 1,00 những lô là rừng sản xuất thì K2 = 0,90 sẽ tạo được bản đồ xác định hệ số K2 theo loại rừng của lưu vực.

2.3.3.3. Xây dựng bản đồ xác định hệ số K3 theo nguồn gốc hình thành rừng

Hệ số K3 điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo nguồn gốc hình thành rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng (Nghị định 99, 2010). K3 có giá trị bằng 1,00 đối với rừng tự nhiên, 0,80 đối với rừng trồng.

Phương pháp xây dựng bản đồ xác định hệ số K3: Từ bản đồ hiện trạng rừng đã có nguồn gốc hình thành rừng, tiến hành lựa chọn và cập nhật số liệu theo điều kiện: những lô là rừng tự nhiên thì K3 = 1,00 những lô là rừng trồng thì K3=0,80 sẽ tạo được bản đồ xác định hệ số K3 theo nguồn gốc hình thành rừng của lưu vực.

2.3.4. Xây dựng bản đồ xác định hệ số K tổng hợp

Trong xây dựng bản đồ hệ số K tổng hợp, nghiên cứu đưa ra 2 công thức tính hệ số K là: K1*K2*K3*K4 và (K1*K2*K3*K4)/4 nhằm đánh giá sự phù hợp trong lựa chọn hệ số K phục vụ tính đơn giá chi trả DVMTR. Trên cơ sở các bản đồ hệ số K1, K2, K3, K4, sử dụng công cụ phân tích không gian của phần mềm Mapinfor có thể lập được bản đồ hệ số K tổng hợp theo từng lô rừng. Đồng thời, xây dựng bảng tra hệ số K điều chỉnh mức chi trả DVMTR cho rừng tự nhiên (tỉnh Quảng Nam chỉ mới chi trả cho các diện tích rừng là rừng tự nhiên, đối với rừng trồng chưa áp dụng Nghị định 99).

Hình 2.1. Sơ đồ xác định hệ số K tổng hợp cho từng lô rừng

Hệ số K1 (Rừng giàu, trung bình, nghèo và phục hồi) Hệ số K2 (Rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất) Hệ số K3 (Rừng tự nhiên, rừng trồng) Hệ số K tổng hợp Hệ số K4 (Độ dốc, độ cao, đường giao thông, khu dân cư)

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CHI TRẢ DVMTR 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Nam, trên địa giới hành chính 10 xã thuộc huyện Nam Trà My, gồm các xã: Trà Cang, Trà Don, Trà Dơn, Trà Mai, Trà Nam, Trà Leng, Trà Linh, Trà Tập, Trà Vân, Trà Vinh; 4 xã thuộc huyện Bắc Trà My, gồm các xã: Trà Bui, Trà Đốc, Trà Giác, Trà Tân; 01 xã thuộc huyện Phước Sơn: xã Phước Kim.

- Tổng diện tích tự nhiên lưu vực: 105.564 ha. - Phạm vi lưu vực nằm trong khoảng Tọa độ địa lý: + Vĩ độ Bắc: 15015’04”- 15022’16”.

+ Kinh độ Đông: 108003’07”- 108008’59”.

Đặc điểm địa hình

Lưu vực Sông Tranh gồm 2 vùng:

- Vùng núi thấp: Tiếp nối với vùng núi thấp lưu vực Sông Khang, có độ cao và độ dốc lớn hơn:

+ Độ cao trung bình: 600 m. + Độ dốc trung bình : 25-300

.

- Vùng núi trung bình và vùng núi cao: Nằm ở phía Tây Nam của huyện, gồm những dãy núi cao trên 1.000 m, đặc biệt có Đỉnh núi cao nhất là núi Ngọc Linh cao 2.600m, địa hình chia cắt mạnh; nơi thấp nhất là đập thủy điện Sông Tranh 2: 160m.

- Độ dốc bình quân: 30-350. - Độ cao trung bình: 1.500 m.

Đặc điểm đất đai

Trong khu vực có các nhóm đá mẹ chính là Granit (a), nhóm đá sét và biến chất (s). Cùng với yếu tố địa hình, trong khu vực có 3 nhóm dạng đất chính là: Đất Feralit vàng đỏ trên đá macma axit (Fa), chiếm 45,3% tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực; đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha), chiếm 23,9% tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực; đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét và biến chất (Fs), chiếm 17,0% tổng diện

tích tự nhiên toàn lưu vực. Ngoài ra còn có nhóm đất thung lũng do ảnh hưởng của dốc tụ (D), đất ao hồ sông suối và các loại đất khác, chiếm 13,8% tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực.

Đối với diện tích được che phủ bởi rừng, lập địa chưa bị thoái hoá, phần lớn có độ dày tầng đất > 50 cm và còn tính chất đất rừng. Đây là điều kiện thuận lợi cho khôi phục lại rừng trong khu vực. Những vùng canh tác nương rẫy, do thời gian bỏ hoá không dài nên đất bị xói mòn, thoái hóa.

Đặc điểm khí hậu và các dạng thời tiết nguy hiểm

Chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Những đặc trưng chủ yếu như sau:

- Một năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu tư tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7;

- Lượng mưa trung bình hàng năm: trên 4.000 mm, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, tháng 2 thấp nhất.

- Nhiệt độ trung bình năm: 24,50C, cao nhất vào tháng 6 là 270C và thấp nhất vào tháng 1 là 200C.

- Độ ẩm không khí trung bình năm 88%.

- Gió mùa Đông Nam và Tây Nam, hoạt động từ tháng 3 đến tháng 9, tạo kiểu thời tiết khô nóng gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng. Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, những tháng đầu mùa có tính chất khô lạnh, những tháng sau gió kéo theo mưa phùn gây giá rét.

* Các hiện tượng cực đoan của thời tiết:

- Dông, lốc xoáy: thường xuất hiện trong những này nắng nóng vào buổi chiều mùa hạ từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.

- Mưa đá, sương muối: thường xuất hiện vào các tháng 1,2,3,4 hàng năm. - Lũ lụt: thường xuất hiện vào mùa mưa trong các tháng 9, 10,11.

Đặc điểm thủy văn

Trong vùng có 2 con sông lớn là sông Tranh và sông Bui và một số suối lớn như: Nước Xa, Nước Vin, Nước Bươu, Nước Nô, Nước Leng, Nước Xuôi,.... Dòng chảy của các con sông, suối trong vùng biến đổi theo mùa; dòng chảy mùa lũ thường gấp đôi dòng chảy mùa cạn. Lòng sông nhiều thác ghềnh, không có khả năng vận chuyển thuỷ.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu

Dân số, dân tộc và lao động

- Theo số liệu điều tra thống kê năm 2013, thì tổng dân số trong 14 xã thuộc lưu vực Sông Tranh 2 – Trà Linh 3 – Tà Vi có 8.628 hộ với 37.395 người; trong đó 10 xã thuộc huyện Nam Trà My có 6.301 hộ với 26.899 người, và 03 xã thuộc huyện Bắc Trà My có 2.327 hộ với 10.496 người.

- Nhân dân trong vùng chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Ca-dong có 22.208 người chiếm tỷ lệ 59,4%, dân tộc Xê-đăng có 9.169 người chiếm tỷ lệ 24,5%, dân tộc kinh có 3.037 người chiếm tỷ lệ 8,1%, dân tộc Mơ-nông có 2.116 người chiếm tỷ lệ 5,7%, dân tộc Cor có 807 người chiếm tỷ lệ 2,1%, dân tộc khác chiếm 0,2%.

Hoạt động kinh tế chủ yếu.

Theo số liệu niên giám thống kê và báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 của các huyện như sau:

- Cơ cấu theo ngành sản xuất trong vùng: Nông lâm ngư nghiệp chiếm 60,2%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 21,4%, Thương mại - dịch vụ chiếm 18,4%.

Hoạt động kinh tế chủ yếu trong vùng là sản xuất nông, lâm nghiệp. ngành nghề sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Cây trồng chính trong vùng là: lúa, ngô, sắn, keo và một số cây đặc sản như quế, sâm ngọc linh, song mây,…

- SX nông nghiệp năm 2012:

+ Diện tích gieo trồng lúa nước 2309,06 ha, năng suất bình quân 40,55 tạ/ha, sản lượng 5.956,5 tấn.

+ Lúa nương rẫy: 1.248,5 ha, năng suất bình quân 19,78 tạ/ha, sản lượng 1.025 tấn. + Sản xuất Ngô: 1.118,2 ha, năng suất bình quân 22,38 tạ/ha, sản lượng 1.070,3 tấn. - Chăn nuôi 2012: Đàn trâu: tổng số 6.676 con, Đàn bò: tổng số 10.812 con, Đàn heo: tổng số 29.212con, Đàn dê: 4.496 con, Đàn gia cầm: tổng đàn 121.948con.

- Lâm nghiệp:

+ Bắc Trà My đã quy hoạch vùng trồng rừng nguyên liệu dự án WB3 là 2.682 ha. Năm 2012 trồng rừng sản xuất dự án WB3 ở Bắc Trà My 600ha. Trồng cây Cao su ở Bắc Trà My 400 ha.

+ Hỗ trợ trồng cây phân tán, kinh tế trang trại, kinh tế vườn: cấp cho dân 252.140 cây Quế và huyện Nam Trà My đã cấp cho dân 44.600 cây sâm Ngọc Linh, 17.703 cây Huỳnh đàn, 280.000 cây Keo lai hom, 92.500 cây Bời lời đỏ, 29.200 cây Chuối tiêu.

+ Khai thác gỗ rừng trồng ở Bắc Trà My 66.289m3 và 584,9m3 gỗ vườn, 95 tấn mây và 10 tấn đót.

Cơ sở hạ tầng

Giao thông: Trong vùng có tỉnh lộ 616 đi qua, đường đã được trải nhựa; có

21/23 xã có đường giao thông đến trung tâm xã. Vào mùa mưa, các hệ thống đường giao thông thường bị sạt lỡ gây gián đoạn đi lại.

Trường học, Trạm Y tế: Hầu hết các xã đã có Trạm Y tế và trường học cấp mầm

non, tiểu học và trung học cơ sở. Cấp trung học phổ thông, mỗi huyện có 01 trường.

Thuỷ lợi: Huyện Nam Trà My có 53 công trình thuỷ lợi nhỏ, tưới cho 485 ha

ruộng lúa nước; huyện Bắc Trà My có 17 công trình thủy lợi và 13 km kênh mương.

Điện, thông tin liên lạc: Hệ thống điện lưới quốc gia đã được xây dựng đến tất

cả các xã trong vùng, tuy nhiên do dân cư sống không ổn định và rất phân tán nên đường dây điện xây dựng đến các thôn, nóc dân cư chưa nhiều. Tỷ lệ số hộ sử dụng điện toàn vùng chỉ mới có khoảng trên 53% tổng số hộ.

3.1.2. Hiện trạng chi trả DVMTR hiện tại của lưu vực

3.1.2.1. Cơ chế chi trả DVMTR ở tỉnh Quảng Nam

Lưu vực Sông Tranh 2 – Trà Linh 3 – Tà vi là đối tượng sử dụng DVMTR từ những khu rừng nằm trong phạm vi hành chính của 3 huyện Phước Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam đại diện cho bên cung ứng DVMTR sẽ kí hợp đồng với bên sử dụng DVMTR (Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2, Trà Linh 3 và Tà Vi), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh sẽ chi trả tiền cho chủ rừng (BQL RPH Sông Tranh), việc chi trả tiền được thực hiện theo từng Quý, sau đó cho chủ rừng (BQL RPH Sông Tranh) sẽ chi trả tiền cho các nhóm hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng.

Hình 3.1: Sơ đồ quản lý, sử dụng tiền DVMTR theo hình thức chi trả gián tiếp

Bên sử dụng DVMTR Bên trung gian Bên cung ứng DVMTR

Thủy điện Sông Tranh 2 Thủy điện Trà Linh 3 Thủy điện Tà Vi Quỹ BV&PTR 100% BQL RPH Sông Tranh 90% Nhóm hộ nhận khoán 80% 20đ/Kwh - <=10% quản lý - <=10% quản lý

3.1.2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trong lưu vực

- Tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực Sông Tranh 2 – Trà Linh 3 – Tà Vi: 105.564,5 ha. Trong đó:

+ Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp: 82.430,6 ha. + Diện tích đất ngoài lâm nghiệp: 23.133,9 ha.

Diện tích lưu vực nằm trên địa bàn 10 xã thuộc huyện Nam Trà My (trong đó 02 xã Trà Vân và Trà Vinh có một phần nằm ngoài lưu vực – nước đổ về Quảng Ngãi), toàn bộ xã Trà Bui, Trà Giác; một phần các xã: Trà Tân, Trà Đốc thuộc huyện Bắc Trà My và một phần xã Phước Kim thuộc huyện Phước Sơn.

- Tổng diện tích đất có rừng toàn lưu vực: 58.007,2 ha. Trong đó: + Rừng nằm trong quy hoạch 3 loại rừng: 57.650,4 ha.

+ Rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng: 356,8 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ hệ số k phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng công bằng, bền vững trong lưu vực thủy điện sông tranh 2 – trà linh 3 (Trang 35)