TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DVMTR TẠI TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ hệ số k phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng công bằng, bền vững trong lưu vực thủy điện sông tranh 2 – trà linh 3 (Trang 26)

2) Ý nghĩa thực tiễn

1.4. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DVMTR TẠI TỈNH QUẢNG NAM

1.4.1. Tình hình chung

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 13/01/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là một tổ chức tài chính Nhà nước hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc UBND tỉnh, uỷ quyền cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo quy định pháp luật, và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2012.

Cùng với việc tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng uỷ thác chi trả DVMTR ký kết với các đơn vị sử dụng DVMTR (các đơn vị sử dụng nước sạch, các đơn vị thuỷ điện, công ty du lịch) thì việc tổ chức chi trả tiền DVMTR cũng được Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng quan tâm thực hiện để nhanh chóng triển khai bảo vệ rừng, chi trả tiền DVMTR tại các lưu vực có cung ứng DVMTR đạt hiệu quả, cụ thể:

- Trong năm 2012 và đầu năm 2013, UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất thực hiện thí điểm chi trả DVMTR tại một số địa phương của huyện Đông Giang, Nam Giang dưới sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính của Tổ chức Win Rock và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), qua đó làm cơ sở nhân rộng chi trả DVMTR trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể như sau:

+ Trong năm 2012, thực hiện thí điểm chi trả DVMTR theo hình thức chi trả đến hộ do Tổ chức Win Roock tài trợ tại thôn A Bông, A Sờ của xã Mà Cooih với diện tích là 2.520,20 ha/111 hộ (thuộc lưu vực thuỷ điện A Vương - Za Hung) do chủ rừng là BQL RPH A Vương thực hiện chi trả.

+ Trong năm 2013, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ thực hiện chi trả DVMTR theo phương pháp tiếp cận đến nhóm hộ tại lưu vực thuỷ điện Sông Bung, với tổng diện tích thực hiện là 21.033,11 ha (05 thôn: A Đền, A Dớ, A Zal, Trờ Gung, Tà Rèng xã Mà Cooih, huyện Đông Giang với diện tích là 7.186,10 ha/25 nhóm hộ và 02 xã Chà Vàl, Tà Pơơ huyện Nam Giang với diện tích là: 13.847,01 ha/48 nhóm hộ/707 hộ. Đơn vị thực hiện chi trả DVMTR là: KBTTN Sông Thanh (diện tích 3.374,81 ha) và HKL Nam Giang (diện tích 10.472,20 ha).

Trên cơ sở so sánh, đánh giá kết quả thực hiện giữa chi trả DVMTR theo hộ và theo nhóm hộ, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã phối hợp với các đơn vị tư vấn lâm nghiệp xây dựng 07 Đề án chi trả DVMTR theo hình thức giao khoán đến nhóm hộ tại các lưu vực thuỷ điện: Phú Ninh; Sông Kôn 2; An Điềm I - An Điềm 2; Sông Tranh 2 - Trà Linh - Tà Vi; ĐăK Mi 4; A Vương - Za Hưng; Khe Diên trình Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt thực hiện. Tổng diện tích cung ứng DVMTR xác định của 07 Đề án là 180.543,74 ha trên địa bàn 09 huyện của tỉnh Quảng Nam, được thực hiện tại 08 đơn vị chủ rừng (các BQL RPH: A Vương, Sông Tranh, Phú Ninh, Đăk Mi, Sông Kôn, Nam Sông Bung; Các BQL rừng đặc dụng: KBTTN Sông Thanh, Khu Bảo tồn loài Sao La, Vườn Quốc Gia Bạch Mã và 03 HKL thực hiện chi trả (các HKL: Nông Sơn, Đại Lộc, Nam Trà My).

- Trong năm 2014 và năm 2015, Quỹ tiếp tục phối hợp với các đơn vị tư vấn lập 07 Đề án tại các lưu vực thủy điện: Đại Đồng, Sông Cùng, Trà My 1 - Trà My 2, Bắc Sông Bung, Nam Sông Bung, Đắk Drinh, Duy Sơn 2. Tổng diện tích cung ứng DVMTR xác định của 07 Đề án mới là: 94.844,39 ha. Được 07 đơn vị thực hiện chi trả DVMTR, gồm: các chủ rừng mới: BQL RPH Bắc Sông Bung, HKL Bắc Trà My, HKL Duy Xuyên và các chủ rừng cũ: các BQL RPH A Vương, Sông Kôn, Nam Sông Bung; HKL Nam Trà My, Đại Lộc.

Như vậy, đến nay trên địa bàn tỉnh đã lập được 14 Đề án chi trả DVMTR, qua đó cơ bản rà soát diện tích rừng có cung ứng DVMTR tại các lưu vực thủy điện để tiến hành giao khoán và chi trả tiền DVMTR. Qua kết quả rà soát, nghiệm thu rừng hàng năm thì đến nay diện tích rừng tự nhiên có cung ứng DVMTR tại các lưu vực trên địa bàn tỉnh là: 295.757 ha (thuộc địa bàn của 70 xã/ 11 huyện). Đơn vị thực hiện chi trả DVMTR gồm có 15 đơn vị (10 chủ rừng và 05 HKL) với tổng diện tích giao khoán 234.723 ha/1.103 nhóm hộ 21.218 hộ, diện tích tự bảo vệ: 47.810 ha và diện tích đang thực hiện các dự án giao khoán quản lý bảo vệ rừng: 13.224 ha (Quảng Nam, 2014).

1.4.2. Kết quả đạt được trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Quảng Nam Quảng Nam

1.4.2.1. Công tác tuyên truyền, tập huấn về chính sách chi trả DVMTR

Các chủ rừng đã triển khai các hoạt động tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR tại địa phương, cụ thể như sau:

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền đến người dân, hàng tháng tổ chức tuyên truyền tại các buổi họp thôn, trong đợt cấp phát tiền DVMTR.

+ Tập huấn cho trưởng thôn, trưởng nhóm về chính sách chi trả DVMTR, hướng dẫn tuần tra bảo vệ rừng, phương pháp ghi chép sổ tay nhóm hộ…

- Ngoài ra các chủ rừng còn phối hợp với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng xây dựng 50 bảng tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng, vận động nhân dân tham gia thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR tại các BQL RPH: A Vương, Sông Tranh, Đắk Mi; Cấp phát 28.200 tờ rơi và 2.115 Apich do Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng hỗ trợ cho các xã, thôn, bản và các hộ dân trong lưu vực thủy điện nhằm tuyên truyền Chính sách chi trả DVMTR và công tác bảo vệ rừng; cấp phát hơn 1270 cuốn sổ tay nhóm hộ và hướng dẫn cho các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng ghi chép lịch tuần tra bảo vệ rừng, kết quả tuần tra và số tiền chi trả DVMTR đến nhóm hộ.

Qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn đã nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương về công tác quản lý bảo vệ rừng và thực hiện chính sách chi trả DVMTR (Quảng Nam, 2014).

1.4.2.2. Công tác tuần tra bảo vệ rừng

- Đối với diện tích tự bảo vệ:

Diện tích chủ rừng tự bảo vệ thực hiện chi trả DVMTR được các đơn vị xây dựng kế hoạch tuần tra và tổ chức thực hiện hàng tháng, hàng quý. Trong đó một số đơn vị thực hiện tốt nội dung này như: Khu bảo tồn loài Sao La, BQL RPH Bắc Sông Bung, BQL RPH A Vương, BQL RPH Sông Kôn,...

- Đối với các nhóm hộ:

Các nhóm hộ nhận biết được khu rừng nhận khoán, phân công tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng từ 2-4 lần/tháng và báo cáo kết quả tuần tra với Trạm bảo vệ rừng bằng hình thức trực tiếp hoặc bằng văn bản theo mẫu quy định, thực hiện tốt các nội dung trong hợp đồng khoán bảo vệ rừng đã được ký kết với chủ rừng. Nhóm hộ nhận khoán thực hiện tốt việc ghi sổ nhật ký tuần tra và chấm công trong sổ tay nhóm hộ như các nhóm hộ của BQL RPH A Vương, BQL RPH Nam Sông Bung, BQL RPH Sông Kôn,… (Quảng Nam, 2014).

1.4.2.3. Công tác phối hợp

Đây là công việc rất quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trong thời gian qua các chủ rừng thường xuyên phối hợp với HKL cũng như chính quyền địa phương trong các đợt tuần tra, truy quét bảo vệ rừng, nhất là khi có điểm nóng về khai thác rừng xảy ra trên địa bàn; phối hợp khi chi trả tiền DVMTR cho các nhóm hộ…Đến nay, các chủ rừng đã xây dựng thành quy chế phối hợp và đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Phê duyệt (Quảng Nam, 2014).

1.4.2.4. Kết quả bảo vệ rừng thực hiện chi trả DVMTR qua các năm

- Diện tích được nghiệm thu DVMTR năm 2012 là: 2.520,2 ha/2.520,2 ha, đạt 100%. Được giao khoán cho 111 hộ tại 02 thôn A Sờ và A Bông, huyện Đông Giang.

- Diện tích được nghiệm thu DVMTR năm 2013 là: 177.268,63/ 177.281,66 ha, đạt 99,9%. Diện tích giao giao khoán cho các nhóm hộ: 153.869,29 ha/827 nhóm/15.911hộ; Diện tích chủ rừng tự quản lý là: 23.399,34 ha).

- Diện tích được nghiệm thu DVMTR năm 2014: 251.333,69 ha/279.785,70 ha, đạt 89,8%. Diện tích giao khoán cho các nhóm hộ: 210.817,50 ha/976 nhóm/19.517 hộ; Diện tích tự Bảo vệ: 40.516,19 ha.

- Diện tích cung ứng DVMTR năm 2015: Trong năm 2015, diện tích rừng cung ứng DVMTR được các đơn vị chủ rừng, HKL quản lý bảo vệ là: 282.533 ha, trong đó:

+ Diện tích giao khoán: 234.723 ha/1.103 nhóm hộ/21.218 hộ. + Diện tích tự bảo vệ: 47.810 ha (Quảng Nam, 2014).

1.4.2.5. Công tác thu, chi trả tiền DVMTR của các chủ rừng

Các đơn vị đã phân nguồn kinh phí và sử dụng đúng theo Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNN&PTNT-BTC ngày 16/11/2012 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính, cụ thể:

Về kinh phí: Đến nay các đơn vị đã sử dụng số tiền là 93.731.196.545 đồng, bao gồm: - Năm 2012: 767.240.000 đồng, trong đó: + Kinh phí quản lý (10%): 76.724.000 đồng. + kinh phí chi trả DVMTR (90%): 690.516.000 đồng. - Năm 2013: 16.556.461.836 đồng, Trong đó: + Kinh phí quản lý (10%): 1.655.646.683đồng. + Kinh phí chi trả DVMTR (90%): 14.900.815.153 đồng. - Năm 2014: 45.527.184.709 đồng, trong đó: + Kinh phí quản lý (10%): 4.549.942.599 đồng. + Kinh phí chi trả DVMTR (90%): 40.977.242.110 đồng.

- Năm 2015 (đến hết quý II) 30.880.310.000 đồng, trong đó: + Kinh phí quản lý (10%): 3.088.031.000 đồng,

+ Kinh phí chi trả DVMTR (90%): 27.792.279.000 đồng

1.5. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)

1.5.1. GIS là gì?

Hệ Thông tin địa lý (GIS) là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược).

Ngày nay, GIS là một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la với sự tham gia của hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới. GIS được dạy trong các trường phổ thông, trường đại học trên toàn thế giới. Các chuyên gia của mọi lĩnh vực đều nhận thức được những ưu điểm của sự kết hợp công việc của họ và GIS (Phạm Hữu Đức, 2014).

1.5.2. Các thành phần của GIS

GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp.

- Phần cứng: Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.

- Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là: Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý; Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS); Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý; Giao diện đồ hoạ người-máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng.

- Dữ liệu: Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu.

- Con người: Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.

- Phương pháp: Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức (Phạm Hữu Đức, 2014).

1.5.3. GIS làm việc thế nào

GIS lưu giữ thông tin về thế giới thực dưới dạng tập hợp các lớp chuyên đề có thể liên kết với nhau nhờ các đặc điểm địa lý. Điều này đơn giản nhưng vô cùng quan trọng và là một công cụ đa năng đã được chứng minh là rất có giá trị trong việc giải quyết nhiều vấn đề thực tế, từ thiết lập tuyến đường phân phối của các chuyến xe, đến lập báo cáo chi tiết cho các ứng dụng quy hoạch, hay mô phỏng sự lưu thông khí quyển toàn cầu.

- Tham khảo địa lý

Các thông tin địa lý hoặc chứa những tham khảo địa lý hiện (chẳng hạn như kinh độ, vĩ độ hoặc toạ độ lưới quốc gia), hoặc chứa những tham khảo địa lý ẩn (như địa chỉ, mã bưu điện, tên vùng điều tra dân số, bộ định danh các khu vực rừng hoặc tên đường). Mã hoá địa lý là quá trình tự động thường được dùng để tạo ra các tham khảo địa lý hiện (vị trí bội) từ các tham khảo địa lý ẩn (là những mô tả, như địa chỉ). Các tham khảo địa lý cho phép định vị đối tượng (như khu vực rừng hay địa điểm thương mại) và sự kiện (như động đất) trên bề mặt quả đất phục vụ mục đích phân tích.

- Mô hình Vector và Raster

Hệ thống thông tin địa lý làm việc với hai dạng mô hình dữ liệu địa lý khác nhau về cơ bản - mô hình vector và mô hình raster. Trong mô hình vector, thông tin về điểm, đường và vùng được mã hoá và lưu dưới dạng tập hợp các toạ độ x,y. Vị trí của đối tượng điểm, như lỗ khoan, có thể được biểu diễn bởi một toạ độ đơn x,y. Đối tượng dạng đường, như đường giao thông, sông suối, có thể được lưu dưới dạng tập hợp các toạ độ điểm. Đối tượng dạng vùng, như khu vực buôn bán hay vùng lưu vực sông, được lưu như một vòng khép kín của các điểm toạ độ.

Mô hình vector rất hữu ích đối với việc mô tả các đối tượng riêng biệt, nhưng kém hiệu quả hơn trong miêu tả các đối tượng có sự chuyển đổi liên tục như kiểu đất hoặc chi phí ước tính cho các bệnh viện. Mô hình raster được phát triển cho mô phỏng các đối tượng liên tục như vậy. Một ảnh raster là một tập hợp các ô lưới. Cả mô hình vector và raster đều được dùng để lưu dữ liệu địa lý với nhưng ưu điểm, nhược điểm riêng, Các hệ GIS hiện đại có khả năng quản lý cả hai mô hình này (Phạm Hữu Đức, 2014).

1.5.4. Ứng dụng GIS

Vì GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian, nó có rất nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như là: quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản đồ, giám sát vùng biển, cứu hoả và bệnh tật. Trong phần lớn các lĩnh

vực này, GIS đóng vai trò như là một công cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động.

- Môi trường

Theo những chuyên gia GIS kinh nghiệm nhất thì có rất nhiều ứng dụng đã phát triển trong những tổ chức quan tâm đến môi trường. Với mức đơn giản nhất thì người dùng sử dụng GIS để đánh giá môi trường, ví dụ như vị trí và thuộc tính của cây rừng. Ứng dụng GIS với mức phức tạp hơn là dùng khả năng phân tích của GIS để mô hình hóa các tiến trình xói mòn đất sư lan truyền ô nhiễm trong môi trường khí hay nước, hoặc sự phản ứng của một lưu vực sông dưới sự ảnh hưởng của một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ hệ số k phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng công bằng, bền vững trong lưu vực thủy điện sông tranh 2 – trà linh 3 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)