2) Ý nghĩa thực tiễn
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CHI TRẢ DVMTR
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Nam, trên địa giới hành chính 10 xã thuộc huyện Nam Trà My, gồm các xã: Trà Cang, Trà Don, Trà Dơn, Trà Mai, Trà Nam, Trà Leng, Trà Linh, Trà Tập, Trà Vân, Trà Vinh; 4 xã thuộc huyện Bắc Trà My, gồm các xã: Trà Bui, Trà Đốc, Trà Giác, Trà Tân; 01 xã thuộc huyện Phước Sơn: xã Phước Kim.
- Tổng diện tích tự nhiên lưu vực: 105.564 ha. - Phạm vi lưu vực nằm trong khoảng Tọa độ địa lý: + Vĩ độ Bắc: 15015’04”- 15022’16”.
+ Kinh độ Đông: 108003’07”- 108008’59”.
Đặc điểm địa hình
Lưu vực Sông Tranh gồm 2 vùng:
- Vùng núi thấp: Tiếp nối với vùng núi thấp lưu vực Sông Khang, có độ cao và độ dốc lớn hơn:
+ Độ cao trung bình: 600 m. + Độ dốc trung bình : 25-300
.
- Vùng núi trung bình và vùng núi cao: Nằm ở phía Tây Nam của huyện, gồm những dãy núi cao trên 1.000 m, đặc biệt có Đỉnh núi cao nhất là núi Ngọc Linh cao 2.600m, địa hình chia cắt mạnh; nơi thấp nhất là đập thủy điện Sông Tranh 2: 160m.
- Độ dốc bình quân: 30-350. - Độ cao trung bình: 1.500 m.
Đặc điểm đất đai
Trong khu vực có các nhóm đá mẹ chính là Granit (a), nhóm đá sét và biến chất (s). Cùng với yếu tố địa hình, trong khu vực có 3 nhóm dạng đất chính là: Đất Feralit vàng đỏ trên đá macma axit (Fa), chiếm 45,3% tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực; đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha), chiếm 23,9% tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực; đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét và biến chất (Fs), chiếm 17,0% tổng diện
tích tự nhiên toàn lưu vực. Ngoài ra còn có nhóm đất thung lũng do ảnh hưởng của dốc tụ (D), đất ao hồ sông suối và các loại đất khác, chiếm 13,8% tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực.
Đối với diện tích được che phủ bởi rừng, lập địa chưa bị thoái hoá, phần lớn có độ dày tầng đất > 50 cm và còn tính chất đất rừng. Đây là điều kiện thuận lợi cho khôi phục lại rừng trong khu vực. Những vùng canh tác nương rẫy, do thời gian bỏ hoá không dài nên đất bị xói mòn, thoái hóa.
Đặc điểm khí hậu và các dạng thời tiết nguy hiểm
Chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Những đặc trưng chủ yếu như sau:
- Một năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu tư tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7;
- Lượng mưa trung bình hàng năm: trên 4.000 mm, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, tháng 2 thấp nhất.
- Nhiệt độ trung bình năm: 24,50C, cao nhất vào tháng 6 là 270C và thấp nhất vào tháng 1 là 200C.
- Độ ẩm không khí trung bình năm 88%.
- Gió mùa Đông Nam và Tây Nam, hoạt động từ tháng 3 đến tháng 9, tạo kiểu thời tiết khô nóng gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng. Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, những tháng đầu mùa có tính chất khô lạnh, những tháng sau gió kéo theo mưa phùn gây giá rét.
* Các hiện tượng cực đoan của thời tiết:
- Dông, lốc xoáy: thường xuất hiện trong những này nắng nóng vào buổi chiều mùa hạ từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.
- Mưa đá, sương muối: thường xuất hiện vào các tháng 1,2,3,4 hàng năm. - Lũ lụt: thường xuất hiện vào mùa mưa trong các tháng 9, 10,11.
Đặc điểm thủy văn
Trong vùng có 2 con sông lớn là sông Tranh và sông Bui và một số suối lớn như: Nước Xa, Nước Vin, Nước Bươu, Nước Nô, Nước Leng, Nước Xuôi,.... Dòng chảy của các con sông, suối trong vùng biến đổi theo mùa; dòng chảy mùa lũ thường gấp đôi dòng chảy mùa cạn. Lòng sông nhiều thác ghềnh, không có khả năng vận chuyển thuỷ.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
Dân số, dân tộc và lao động
- Theo số liệu điều tra thống kê năm 2013, thì tổng dân số trong 14 xã thuộc lưu vực Sông Tranh 2 – Trà Linh 3 – Tà Vi có 8.628 hộ với 37.395 người; trong đó 10 xã thuộc huyện Nam Trà My có 6.301 hộ với 26.899 người, và 03 xã thuộc huyện Bắc Trà My có 2.327 hộ với 10.496 người.
- Nhân dân trong vùng chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Ca-dong có 22.208 người chiếm tỷ lệ 59,4%, dân tộc Xê-đăng có 9.169 người chiếm tỷ lệ 24,5%, dân tộc kinh có 3.037 người chiếm tỷ lệ 8,1%, dân tộc Mơ-nông có 2.116 người chiếm tỷ lệ 5,7%, dân tộc Cor có 807 người chiếm tỷ lệ 2,1%, dân tộc khác chiếm 0,2%.
Hoạt động kinh tế chủ yếu.
Theo số liệu niên giám thống kê và báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 của các huyện như sau:
- Cơ cấu theo ngành sản xuất trong vùng: Nông lâm ngư nghiệp chiếm 60,2%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 21,4%, Thương mại - dịch vụ chiếm 18,4%.
Hoạt động kinh tế chủ yếu trong vùng là sản xuất nông, lâm nghiệp. ngành nghề sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Cây trồng chính trong vùng là: lúa, ngô, sắn, keo và một số cây đặc sản như quế, sâm ngọc linh, song mây,…
- SX nông nghiệp năm 2012:
+ Diện tích gieo trồng lúa nước 2309,06 ha, năng suất bình quân 40,55 tạ/ha, sản lượng 5.956,5 tấn.
+ Lúa nương rẫy: 1.248,5 ha, năng suất bình quân 19,78 tạ/ha, sản lượng 1.025 tấn. + Sản xuất Ngô: 1.118,2 ha, năng suất bình quân 22,38 tạ/ha, sản lượng 1.070,3 tấn. - Chăn nuôi 2012: Đàn trâu: tổng số 6.676 con, Đàn bò: tổng số 10.812 con, Đàn heo: tổng số 29.212con, Đàn dê: 4.496 con, Đàn gia cầm: tổng đàn 121.948con.
- Lâm nghiệp:
+ Bắc Trà My đã quy hoạch vùng trồng rừng nguyên liệu dự án WB3 là 2.682 ha. Năm 2012 trồng rừng sản xuất dự án WB3 ở Bắc Trà My 600ha. Trồng cây Cao su ở Bắc Trà My 400 ha.
+ Hỗ trợ trồng cây phân tán, kinh tế trang trại, kinh tế vườn: cấp cho dân 252.140 cây Quế và huyện Nam Trà My đã cấp cho dân 44.600 cây sâm Ngọc Linh, 17.703 cây Huỳnh đàn, 280.000 cây Keo lai hom, 92.500 cây Bời lời đỏ, 29.200 cây Chuối tiêu.
+ Khai thác gỗ rừng trồng ở Bắc Trà My 66.289m3 và 584,9m3 gỗ vườn, 95 tấn mây và 10 tấn đót.
Cơ sở hạ tầng
Giao thông: Trong vùng có tỉnh lộ 616 đi qua, đường đã được trải nhựa; có
21/23 xã có đường giao thông đến trung tâm xã. Vào mùa mưa, các hệ thống đường giao thông thường bị sạt lỡ gây gián đoạn đi lại.
Trường học, Trạm Y tế: Hầu hết các xã đã có Trạm Y tế và trường học cấp mầm
non, tiểu học và trung học cơ sở. Cấp trung học phổ thông, mỗi huyện có 01 trường.
Thuỷ lợi: Huyện Nam Trà My có 53 công trình thuỷ lợi nhỏ, tưới cho 485 ha
ruộng lúa nước; huyện Bắc Trà My có 17 công trình thủy lợi và 13 km kênh mương.
Điện, thông tin liên lạc: Hệ thống điện lưới quốc gia đã được xây dựng đến tất
cả các xã trong vùng, tuy nhiên do dân cư sống không ổn định và rất phân tán nên đường dây điện xây dựng đến các thôn, nóc dân cư chưa nhiều. Tỷ lệ số hộ sử dụng điện toàn vùng chỉ mới có khoảng trên 53% tổng số hộ.
3.1.2. Hiện trạng chi trả DVMTR hiện tại của lưu vực
3.1.2.1. Cơ chế chi trả DVMTR ở tỉnh Quảng Nam
Lưu vực Sông Tranh 2 – Trà Linh 3 – Tà vi là đối tượng sử dụng DVMTR từ những khu rừng nằm trong phạm vi hành chính của 3 huyện Phước Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam đại diện cho bên cung ứng DVMTR sẽ kí hợp đồng với bên sử dụng DVMTR (Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2, Trà Linh 3 và Tà Vi), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh sẽ chi trả tiền cho chủ rừng (BQL RPH Sông Tranh), việc chi trả tiền được thực hiện theo từng Quý, sau đó cho chủ rừng (BQL RPH Sông Tranh) sẽ chi trả tiền cho các nhóm hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng.
Hình 3.1: Sơ đồ quản lý, sử dụng tiền DVMTR theo hình thức chi trả gián tiếp
Bên sử dụng DVMTR Bên trung gian Bên cung ứng DVMTR
Thủy điện Sông Tranh 2 Thủy điện Trà Linh 3 Thủy điện Tà Vi Quỹ BV&PTR 100% BQL RPH Sông Tranh 90% Nhóm hộ nhận khoán 80% 20đ/Kwh - <=10% quản lý - <=10% quản lý
3.1.2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trong lưu vực
- Tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực Sông Tranh 2 – Trà Linh 3 – Tà Vi: 105.564,5 ha. Trong đó:
+ Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp: 82.430,6 ha. + Diện tích đất ngoài lâm nghiệp: 23.133,9 ha.
Diện tích lưu vực nằm trên địa bàn 10 xã thuộc huyện Nam Trà My (trong đó 02 xã Trà Vân và Trà Vinh có một phần nằm ngoài lưu vực – nước đổ về Quảng Ngãi), toàn bộ xã Trà Bui, Trà Giác; một phần các xã: Trà Tân, Trà Đốc thuộc huyện Bắc Trà My và một phần xã Phước Kim thuộc huyện Phước Sơn.
- Tổng diện tích đất có rừng toàn lưu vực: 58.007,2 ha. Trong đó: + Rừng nằm trong quy hoạch 3 loại rừng: 57.650,4 ha.
+ Rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng: 356,8 ha.
3.1.2.2. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
- Chủ quản lý rừng: Rừng trong lưu vực thủy điện Sông Tranh 2 có một phần
nằm trên địa bàn xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My đã được giao cho BQL RPH Sông Tranh quản lý và phần còn lại chưa giao cho ai, hiện do UBND xã quản lý.
+ Rừng do BQL RPH Sông Tranh quản lý: Nằm trên địa bàn xã Trà Bui, thuộc huyện Bắc Trà My. Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 9.663,35 ha. Diện tích đất có rừng: 8.208,95 ha; gồm 8.179,06 ha rừng tự nhiên và 29,89 ha rừng trồng. Cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Diện tích rừng theo trạng thái rừng đưa vào chi trả DVMTR do BQL RPH Sông Tranh quản lý
STT Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Rừng giàu 4.985,48 0,0 Rừng trung bình 167,34 0,9 Rừng nghèo 2.513,51 90,53 Rừng phục hồi 296,22 125,98 Rừng trồng 29,89 0,0 Tổng cộng (ha) 7.992,44 216,51
Diện tích rừng được xác định đưa vào chi trả DVMT rừng 8.179,06 ha
Diện tích rừng không được đưa vào chi trả DVMT rừng 29,89 ha
+ Rừng do UBND xã quản lý: Nằm trên địa bàn 10 xã thuộc huyện Nam Trà My, 04 xã thuộc huyện Bắc Trà My (xã Trà Bui, Trà Giác, Trà Tân, Trà Đốc) và 01 xã thuộc huyện Phước Sơn (xã Phước Kim). Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 72.767,27 ha. Diện tích đất có rừng 49.441,44 ha, cụ thể như sau:
Bảng 3.2. Diện tích rừng theo trạng thái rừng đưa vào chi trả DVMTR do UBND xã quản lý STT Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Rừng giàu 4.290,69 2.248,33 0,0 Rừng trung bình 4.290,69 5.509,78 10,11 Rừng nghèo 5.278,58 15.854,36 1.709,05 Rừng phục hồi 414,71 3.766,48 3.240,38 Rừng tre nứa 15,11 486,91 1.198,60 Rừng trồng 0,0 162,48 641,47 Tổng cộng (ha) 14.613,49 28.028,34 6.799,61
Diện tích rừng được xác định đưa vào chi trả DVMTR 46.928,23 ha
Diện tích rừng không được đưa vào chi trả DVMTR 2.513,21 ha
Nguồn: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam, 2013
- Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng + Về tổ chức:
* Trong vùng có 2 HKL (Bắc Trà My và Nam Trà My). Lực lượng Kiểm lâm có 42 người; trong đó Bắc Trà My có 26 người, Nam Trà My có 16 người.
* BQL RPH Sông Tranh đóng trên địa bàn huyện Bắc Trà My, quản lý bảo vệ 9.665 ha rừng và đất lâm nghiệp. Lực lượng của BQL rừng có 11 người.
* Ở 13 xã trong lưu vực (Nam Trà My 10 xã, Bắc Trà My 4 xã) mỗi xã đều có thành lập Ban lâm nghiệp xã và Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Ở mỗi xã đều có 01 kiểm lâm địa bàn và có 01 tổ (đội) quần chúng bảo vệ rừng, tổ (đội) PCCCR.
+ Về hoạt động quản lý bảo vệ rừng:
* Đã thực thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng 11.837ha, trong đó BQL RPH Sông Tranh thực hiện giao khoán khoanh nuôi 2.000 ha và khoán bảo vệ 3.689 ha (từ năm 2009, 2010) trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
* HKL Nam Trà My khoán bảo vệ rừng chương trình 30a là 6.184,37ha/426 hộ ở 03 xã Trà Nam, Trà Vân và Trà Leng (từ năm 2009 và 2010).
* Công tác tuần tra, truy quét và tuyên truyền phổ biến pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện thường xuyên nhờ đó mà tình hình khai thác gỗ trái phép và phát rừng làm rẫy trong những năm gần đây đã giám đáng kể.
+ Về giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp:
* Theo số liệu của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bắc Trà My: đến năm 2012 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 1.688 hộ với diện tích 4.347,04 ha để làm trang trại và trồng rừng sản xuất, trồng rừng dự án WB3; trong đó trồng rừng sản xuất dự án WB3 là 3.963ha.
+ Theo số liệu Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Trà My, đến nay đã thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 542 hộ với diện tích 168,4 ha để làm trang trại, làm kinh tế vườn và trồng rừng nguyên liệu.
3.1.2.3. Hiện trạng các cơ sở sử dụng DVMTR trong lưu vực
Trong vùng hiện có 03 cơ sở sử dụng DVMTR, cụ thể như sau:
Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2, thuộc Công ty Cổ phần thủy điện Sông Tranh:
- Vị trí xây dựng đập: nằm trên sông Tranh thuộc địa bàn xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My. Có tọa độ: X= 516100 và Y= 1697222.
- Công suất nhà máy 190 MW.
- Sản lượng điện dự kiến năm 2013 là: 562,72 triệu kwh. - Tổng diện tích sử dụng DVMTR: 57.625,84 ha.
- Tổng diện tích chi trả DVMTR: 55.107,29 ha. (trừ diện tích rừng tre nứa, rừng trồng và 8,64 ha rừng tự nhiên rải rác trên địa bàn xã Trà Đốc)
- Diện tích tự nhiên lưu vực của nhà máy: 105.564,5 ha; nằm trên địa bàn 10 xã thuộc huyện Nam Trà My, 4 xã thuộc huyện Bắc Trà My và 01 TK thuộc xã Phước Kim huyện Phước Sơn.
Nhà máy thủy điện Trà Linh 3 thuộc Công ty CP xây dựng 699:
- Vị trí xây dựng đập: nằm ở thượng nguồn Sông Tranh thuộc địa bàn xã Trà Nam, huyện Nam Trà My. Có tọa độ: X= 534172.Y= 1663867.
- Vị trí xây dựng nhà máy: X=536038; Y= 1665195. - Công suất nhà máy 7,2 MW.
- Sản lượng điện dự kiến năm 2013 là 30,0 triệu kwh.
- Diện tích tự nhiên lưu vực của nhà máy: 7.732 ha, nằm trên địa bàn 3 xã Trà Linh, Trà Cang và Trà Nam thuộc huyện Nam Trà My (nằm trong lưu vực thủy điện Sông Tranh 2).
- Tổng diện tích sử dụng DVMTR: 4.463 ha rừng tự nhiên (rừng gỗ lá rộng), nằm trên địa bàn 3 xã Trà Linh, Trà Cang và Trà Nam thuộc huyện Nam Trà My.
Nhà máy thủy điện Tà Vi thuộc Công ty CP cơ khí áp lực Mạnh Nam.
- Vị trí xây dựng đập: nằm ở thượng nguồn sông Nước Vin thuộc địa bàn xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My (trên tuyến đường từ Bắc Trà My đi Nam Trà My). Có tọa độ: X= 542582; Y= 1687990.
- Vị trí xây dựng nhà máy: X=541693; Y= 1689230. - Công suất nhà máy 3,0 MW.
- Sản lượng điện dự kiến năm 2013 là: 12,0 triệu kwh.
- Tổng diện tích sử dụng DVMTR: 922 ha, nằm trên địa bàn xã Trà Giác thuộc huyện Bắc Trà My.
- Diện tích tự nhiên lưu vực của nhà máy: 3.609 ha, thuộc địa bàn xã Trà Giác huyện Bắc Trà My (nằm trong lưu vực thủy điện Sông Tranh 2).
3.1.3. Kết quả và đánh giá hiện trạng hiệu quả của chi trả DVMTR