2) Ý nghĩa thực tiễn
3.1.3. Kết quả và đánh giá hiện trạng hiệu quả của chi trảDVMTR
3.1.3.1. Tình hình triển khai thực hiện chi trả DVMTR
HKL huyện Nam Trà My:
Năm 2014:
- Diện tích rừng trong lâm phận của HKL: 14.572,97 ha.
- Diện tích cung ứng DVMTR đã giao khoán bảo vệ rừng: 14.572,97 ha/37nhóm hộ/1.913 hộ. Trong đó:
Bảng 3.3. Diện tích rừng và sô lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi trả DVMTR của HKL huyện Nam Trà My
Xã Số Thôn Diện tích (ha) Nhóm hộ Hộ
Trà Dơn 4 4.269,38 14 402
Trà Leng 1 2.862,86 5 99
Trà Cang 5 2.648,86 7 409
Trà Linh 4 2.708,05 4 598
Trà Tập 1 2.083,82 7 405
- Đơn giá chi trả DVMTR năm 2014:
+ Đơn giá chi trả đến chủ rừng năm 2014: 200.000 đồng/ha/năm.
+ Đơn giá chi trả đến nhóm hộ nhận khoán năm 2014: 180.000 đồng/ha/năm.
+ Kinh phí quản lý 10% của chủ rừng: 20.000 đồng /ha/năm. - Hệ số: K = 1.
BQL RPH Sông Tranh:
Năm 2013, 2014:
- Diện tích rừng trong lâm phận của BQL: 40.522,36 ha.
- Diện tích cung ứng DVMTR đã giao khoán bảo vệ rừng: 35,192.06 ha.
- Diện tích giao khoán cho hộ, nhóm hộ, cộng đồng dân cư, cán bộ và lao động : 32.736,96 ha/ 119 nhóm (5.471 hộ). Trong đó:
Bảng 3.4. Diện tích rừng và số lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi trả DVMTR của BQL RPH Sông Tranh
Huyện Xã Diện tích (ha) Nhóm hộ Hộ
Bắc Trà My Trà Bui 8.821,27 24 855 Trà Giác 3.743,28 20 426 Trà Tân 292,80 2 57 Tổng cộng 12.857,35 46 1.338 Nam Trà My Trà Mai 4.593,86 9 660 Trà Don 3.479,17 6 477 Trà Dơn 1.489,32 7 314 Trà Leng 1.019,55 11 365 Trà Cang 2.083,85 10 579 Trà Vân 263,34 3 170 Trà Vinh 530,20 1 94 Trà Nam 3.856,02 17 665 Trà Linh 1.321,69 4 483 Trà Tập 1.242,61 5 326 Tổng cộng 19.879,61 73 4.133
- Diện tích chủ rừng tự quản lý bảo vệ : 2.455,10 ha - Đơn giá chi trả DVMTR năm 2014:
+ Đơn giá chi trả đến chủ rừng năm 2014: 200.000 đồng/ha/năm.
+ Đơn giá chi trả đến nhóm hộ nhận khoán năm 2014: 180.000 đồng/ha/năm.
+ Kinh phí quản lý 10% của chủ rừng: 20.000 đồng /ha/năm. - Hệ số: K = 1.
Năm 2015:
- Diện tích chi trả DVMTR năm 2015 tạilưu vực thủy điện Sông Tranh 2 - Trà Linh 3 - Tà Vi, giao cho BQL RPH Sông Tranh quản lý, có tổng diện tích là: 40.190,71 ha (bổ sung từ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng sang chi trả DVMTR thuộc thôn 1, xã Trà Don: 44,55 ha).Trong đó:
+ Huyện Phước Sơn : 1.118,78 ha. + Huyện Bắc Trà My : 13.937,33 ha. + Huyện Nam Trà My: 25.134,60 ha .
- Diện tích giao khoán cho hộ, nhóm hộ, cộng đồng dân cư, cán bộ và lao động:
37.735,61 ha/ 121 nhóm hộ/ 5970 hộ.Trong đó:
Bảng 3.5. Diện tích rừng và sô lượng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng chi trả DVMTR của BQL RPH Sông Tranh được giao năm 2015
Huyện Xã Diện tích (ha) Nhóm hộ Hộ
Bắc Trà My Trà Bui 7.705.04 24 878 Trà Giác 3.666,63 20 461 Trà Tân 278,69 2 47 Tổng cộng 12.601,01 46 1.386 Nam Trà My Trà Mai 4.560,15 9 645 Trà Don 3.509,78 6 515 Trà Dơn 1.464,68 7 330 Trà Leng 5.402,82 11 432 Trà Cang 2.063,60 10 612 Trà Vân 263,34 3 181 Trà Vinh 530,20 1 107 Trà Nam 4.787,46 17 814 Trà Linh 1.320,17 4 611 Trà Tập 1.232,40 5 337 Tổng cộng 25.090,05 75 4.584
- Diện tích chủ rừng tự quản lý bảo vệ : 2.455,10 ha. - Đơn giá chi trả DVMTR năm 2015:
+ Đơn giá chi trả đến chủ rừng năm 2015: 200.000 đồng/ha/năm.
+ Đơn giá chi trả đến nhóm hộ nhận khoán năm 2015: 180.000 đồng/ha/năm.
+ Kinh phí quản lý 10% của chủ rừng: 20.000 đồng /ha/năm.
- Hệ số: K = 1.
3.1.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR
Công tác tuyên truyền
- BQL RPH Sông Tranh và HKL Nam Trà My lập kế hoạch hằng tháng, về việc tổ chức tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật, nhằm nâng cao trách nhiệm về quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng:
+ Một số điều cơ bản của Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004. + Một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2015.
+ Chỉ thị số 20/2012/CT-UBND ngày 21/8/2012 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp quản lý phương tiện, dụng cụ đưa vào rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
+ Chỉ thị số 17/2015/ CT-UBND ngày 18/8/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử lý các hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
+ Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 02/02/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng tại các lưu vực hồ thủy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Tuyên truyền và tập huấn Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR tại 45 thôn có hộ dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, vận động nhân dân quản lý, bảo vệ rừng, chống mọi hành vị xâm canh lấn chiếm đất, phá rừng làm nương rẫy, khai thác vận chuyển trái phép lâm khoáng sản, xâm hại đến tài nguyên rừng.
Về tổ chức giao khoán rừng đến nhóm hộ:
- Liên hệ các UBND xã có thực hiện Đề án chi trả DVMTR, để cử cán bộ phối hợp cùng đơn vị đi đến địa bàn thôn, tổ, nóc.
- Tổ chức họp các thôn, nhóm hộ để tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR.
- Trực tiếp cùng nhóm trưởng và các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng đến tận hiện trường để đóng mốc lô và giao nhận rừng cụ thể.
Hoạt động tuần tra, truy quét bảo vệ rừng của chủ rừng và nhóm hộ:
- Hằng tháng đơn vị tổ chức sắp xếp lịch tuần tra của các nhóm hộ cụ thể của từng xã, hướng dẫn nhóm trưởng lên kế hoạch đi tuần tra rừng, ghi chép biên bản kiểm tra hiện trường, sổ tay nhật ký tuần tra bảo vệ rừng.
- Định kỳ tổ chức kiểm tra sổ tay nhóm hộ để giám sát các hoạt động tuần tra của các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng.
- BQL RPH Sông Tranh và HKL Nam Trà My tăng cường phối hợp với các, chính quyền địa phương, đồng thời, vận động người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, nhằm ngăn chặn kịp thời các đối tượng phát rừng làm nương rẫy, đẩy đuổi các đối tượng khai thác gỗ, khoáng sản trái phép gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng; đồng thời, lập thủ tục gửi đến các cơ quan chức năng để xử lý theo pháp luật các đối tượng vi phạm quản lý bảo vệ rừng
- Lực lượng Trạm bảo vệ rừng cùng với các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra trong diện tích lâm phận quản lý.
Công tác phối hợp của chủ rừng với chính quyền địa phương và các ngành liên quan và nhóm hộ để thực hiện bảo vệ rừng, chi trả DVMTR:
Để thực hiện tốt việc quản lý và bảo vệ rừng thuộc Đề án chi trả DVMTR. Đơn vị thường xuyên báo cáo các vướng mắc đến các cấp lãnh đạo của 3 huyện, cùng cán bộ đến thôn, nhóm giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Các bộ phận liên quan của đơn vị luôn liên lạc bằng cách gặp trực tiếp cũng như điện thoại với các nhóm trưởng, kịp thời nắm bắt những thông tin trong công tác bảo vệ rừng.
3.1.3.3. Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR
Kết quả nghiệm thu bảo vệ rừng của HKL huyện Nam Trà My:
+ Năm 2013 là 14.572,97 ha/14.572,97 ha Kế hoạch đạt: 100%.
- Kết quả tích cực thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại đơn vị theo Phương án đã được phê duyệt:
+ 14.572,97 ha rừng đặc dụng thực sự có chủ quản lý bảo vệ, bước đầu hạn chế được tình trạng chặt phá rừng trái phép để làm nương rẫy, ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác lâm, khoáng sản trái phép.
+ Thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã nâng cao nguồn kinh phí bảo vệ rừng hàng năm cho đơn vị, góp phần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng chung của đơn vị.
Kết quả nghiệm thu bảo vệ rừng của BQL RPH Sông Tranh:
- Năm 2013 : 35.186,10 ha/ 35.192,06 ha KH; đạt 99% + Diện tích nghiệm thu giảm hơn với kế hoạch là : 5,96 ha
+ Nguyên nhân giảm: Không đủ điều kiện cung ứng DVMTR, nên đơn vị không thực hiện giao khoán bảo vệ rừng.
- Kế hoạch năm 2014 : 36.120,02 ha
+ Tăng 934,10 ha. Lý do: Diện tích khoán BVR 30a hết thời hạn giao khoán chuyển qua chính sách chi trả DVMTR.
Kết quả tích cực thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại đơn vị:
- Diện tích rừng được giao bảo vệ đã hoàn thành gần bằng với kế hoạch được giao của Đề án.
- Đơn vị cơ bản đã xây dựng được các trạm chủ chốt bảo vệ rừng và thực hiện kiểm tra, tuần tra thường xuyên ở các khu vực cần được bảo vệ.
- Số tiền chi trả DVMTR đã được đưa đến tay người nhận khoán một cách minh bạch rõ ràng. Đúng tiền đúng người nhận.
- Đơn vị đã hợp với chính quyền địa phương các xã có rừng giao khoán và các nhóm hộ để giải thích về chế độ chính sách chi trả DVMTR và vận động tuyên truyền nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, đồng thời phát giấy tuyên truyền và sổ tay nhóm hộ để bà con hiểu và quản lý nhóm, tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng.
Tác động tích cực của việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đối với phương án quản lý bảo vệ rừng chung của đơn vị.
- Nhờ có chính sách chi trả DVMTR mà việc quản lý bảo vệ rừng thuận lợi hơn. Bà con tích cực tham gia bảo vệ rừng, vừa có thể bảo vệ nơi sinh sống của mình vừa có thu nhập. Tạo điều kiện cho cán bộ bảo vệ rừng có thể làm việc dễ dàng hơn. Ngoài ra với sự phối hợp của bà con, lực lượng của đơn vị có thể phát hiện ngay những đối tượng chặt phá rừng làm rẫy, lâm tặc để bắt giữ và xử phạt tránh gây tổn hại đến rừng.
- Chính sách chi trả DVMTR còn giúp tuyên truyền cho bà con hiểu về rừng, tác dụng của rừng giúp nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
3.1.3.4. Kết quả chi trả tiền DVMTR qua các năm 2013 - 2015
HKL huyện Nam Trà My (2013 – 2014):
- Số tiền đã nhận từ Quỹ BV&PTR: 1.937.129.067 đồng; Trong đó:
+ Số tiền 10% của chủ rừrng: 125.981.000 đồng ( Năm 2013: 48.576.000 đồng và Năm 2014: 77.605.000 đồng).
+ Số tiền hỗ trợ giao khoán rừng : 72.859.000 đồng
+ Số tiền của bên nhận khoán: 1.738.080.667 đồng (Năm 2013: 437.191.667 đồng và Năm 2014: 1.300.889.000 đồng).
- Số tiền còn lại chưa chi cho bên nhận khoán: 1.300.899.000 đồng.
BQL RPH Sông Tranh:
Từ năm 2013 – 2014:
Bảng 3.6. Kết quả chi trả tiền DVMTR từ năm 2013 – 2014 của BQL RPH Sông Tranh
STT Kinh phí (đồng)
1. Tổng số tiền đã nhận từ Quỹ BV&PTR 3.997.982.200
- Số tiền chi trả khoán bảo vệ rừng 2.787.960.000
- Số tiền quản lý điều hành 334.324.000
- Số tiền chi trả kinh phí giao rừng 654.739.200
- Số tiền chi trả cho diện tích tự quản lý 220.959.000
2. Tổng số tiền đã chi trả 2.545.120.200
- Tổng số tiền chi trả khoán bảo vệ rừng 1.377.113.400
- Tổng số tiền quản lý điều hành 307.074.000
- Kinh phí giao rừng 654.739.200
- Tự quản lý 206.193.600
3. Tổng số tiền tồn quỹ 1.452.862.000
- Số tiền chi trả khoán bảo vệ rừng 1.410.846.600
- Số tiền quản lý điều hành 27.250.000
- Kinh phí giao rừng 0
- Tự quản lý 14.765.400
Nguồn: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam, 2014
Năm 2015:
- Số tiền đã nhận từ Quỹ BV&PTR: 4.016.850.000 đồng. + Số tiền giao khoán bảo vệ rừng: 3.203.739.000 đồng. + Số tiền 10% của chủ rừng: 604.427.000 đồng.
+ Số tiền tự quản lý bảo vệ rừng: 208.684.000 đồng.
- Số tiền đã chi cho nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng: 1.507.642.000 đồng. - Số tiền còn lại chưa chi cho nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng: 1.696.097.000 đồng.
3.1.3.5. Đánh giá hoạt động của chính sách chi trả DVMTR tại lưu vực
Đánh giá chung tình hình thực hiện chính sách:
- 02 đơn vị đã xây dựng được một số các trạm kiểm tra, giám sát bảo vệ rừng, các bộ phận chi trả DVMTR. Cụ thể:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát hàng tháng, quý, năm để thực hiện việc kiểm tra giám sát. Kiểm tra giám sát hoạt động giao khoán bảo vệ rừng của các hộ nhận khoán về: Diện tích giao khoán, đối tượng nhận khoán, lịch tuần tra bảo vệ rừng của các hộ nhận khoán.
+ Giám sát chi trả tiền DVMTR cho các hộ nhận khoán về mức tiền chi trả phải đảm bảo tính minh bạch trong chi trả thông qua hình thức họp thôn hoặc thông qua phương tiện điện thoại liên lạc trực tiếp với đơn vị.
+ Điều tra phân loại thống kê đối tượng được chi trả DVMTR. + Giao rừng, khoán bảo vệ rừng đến các hộ dân trong khu vực.
+ Quản lý bảo vệ diện tích rừng cung ứng DVMTR trong lâm phận theo đúng quy hoạch của Nhà nước đã được phê duyệt. Không để xảy ra tình trạng phá rừng hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, nghiệm thu quản lý bảo vệ rừng cho các đối tượng nhận khoán theo đúng quy định; tuyên truyền vận động tổ chức tập huấn quản lý bảo vệ rừng cho công chức, viên chức trong đơn vị, cán bộ UBND xã, thôn các hộ, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng; tổ chức hội nghị, sơ kết, tổng kết về công tác bảo vệ rừng.
+ Tiếp nhận và chi trả tiền DVMTR cho các đối tượng nhận khoán bảo vệ cung ứng DVMTR đầy đủ, kịp thời.
+ Thực hiện công tác kế toán, quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Những tác động đến công tác bảo vệ và phát triển rừng: Chính sách chi trả DVMTR giúp cho công tác bảo vệ rừng trở nên thuận lợi hơn. Người dân vừa bảo vệ được nơi sinh sống của mình, vừa có nguồn thu nhập từ cây dưới tán rừng và nguồn thu nhập ổn định từ DVMTR.
- Những thay đổi chung và cải thiện sinh kế của người dân tham gia thực hiện chính sách:
+ Qua chính sách chi trả DVMTR số tiền chi trả tuy không nhiều, song cũng góp phần giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số trong lâm phận có thu nhập ổn định hơn và phần nào góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân, tăng cường đảm bảo về Quốc phòng - An ninh cho địa phương.
+ Hiện nay người dân các địa phương có rừng đã ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, người được khoán rừng cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa đơn vị chủ rừng với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng. Thu nhập từ rừng của người dân vùng có rừng cũng từng bước được cải thiện. Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép tại các khu vực rừng áp dụng chi trả DVMTR đã giảm đáng kể.
Thuận lợi trong công tác bảo vệ rừng, chi trả tiền DVMTR:
- Có hành lang pháp lý: Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các Nghị định, Quy định, Chỉ thị….. của các cấp từ Trung ương đến địa phương, tạo điều kiện cho công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Được sự chỉ đạo quyết liệt của UNND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi