XUẤT PHƯƠNG ÁN CHI TRẢ PHÙ HỢP, ĐẢM BẢO TÍNH CÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ hệ số k phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng công bằng, bền vững trong lưu vực thủy điện sông tranh 2 – trà linh 3 (Trang 104 - 107)

2) Ý nghĩa thực tiễn

3.4.XUẤT PHƯƠNG ÁN CHI TRẢ PHÙ HỢP, ĐẢM BẢO TÍNH CÔNG

BẰNG BỀN VỮNG TRONG LƯU VỰC NGHIÊN CỨU

Hệ số K hiện nay tại tỉnh Quảng Nam áp dụng cho tất cả các lưu vực là K = 1,00, điều đó có nghĩa là tất cả mọi lô rừng đều có đơn giá chi trả như nhau, những nhóm hộ khoán quản lý bảo vệ rừng xa, khó khăn cũng giống như những hộ nhận khoán bảo vệ gần, ít khó khăn về đơn giá, gây bất bình đẳng giữa các nhóm hộ nhận khoán với nhau. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất phương án chi trả DVMTR theo hướng công bằng, bền vững trên cơ sở xác định hệ số K như sau:

Hiện nay, công thức tính đơn giá chi trả cho từng lô rừng nhận khoán trong một năm tại lưu vực nghiên cứu được xác định với công thức sau:

P = Q x A x hệ số K

Trong đó:

- P: Tổng số tiền chi trả cho người được chi trả DVMTR trong năm (đồng). - Q: Định mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng được xác định bằng tổng số tiền thu được từ các đối tượng phải chi trả DVMTR chi cho tổng diện tích rừng trên lưu vực tại thời điểm được cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận làm căn cứ để

chi trả DVMTR.

- A: Diện tích rừng do người được chi trả DVMTR quản lý, sử dụng là diện tích được giao, được thuê, được nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài tính tại thời điểm kê khai thanh toán.

- Hệ số K: là hệ số điều chỉnh mức chi trả DVMTR, phụ thuộc vào từng loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); tình trạng rừng (rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi); nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng); mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng (rất khó khăn trong bảo vệ, khó khăn trong bảo vệ, ít khó khăn trong bảo vệ).

Trong công thức tính đơn giá chi trả cho từng lô rừng thì thành phần Q, A thì có thể xác định thông qua tiền thu từ các đối tượng phải chi trả DVMTR chi cho tổng diện tích rừng trên lưu vực. Riêng hệ số K được xác định bằng các bước như sau:

- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thuê đơn vị tư vấn thực hiện xây dựng bản đồ hệ số K thành phần (K1, K2, K3, K4) và hệ số K tổng hợp.

- Đối với xây dựng bản đồ hệ số K1, K2, K3 thì dựa vào bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng tại lưu vực kết hợp với quy định giá trị từng loại rừng của hệ số K1, K2, K3 trong Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ, để xây dựng bản đồ xác định cụ thể giá trị của các hệ số K1, K2, K3 đối với từng lô rừng chi trả DVMTR trong lưu vực.

- Đối với xây dựng bản đồ hệ số K4: Đơn vị tư vấn kết hợp giữa tham vấn ý kiến của chủ rừng, người dân, Kiểm lâm địa bàn và các bản đồ độ cao, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng để xây dựng bộ tiêu chí mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng, từ đó xây dựng bản đồ theo các tiêu chí về mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng hệ số K4 như: Gần đường giao thông, gần khu dân cư, độ dốc và độ cao của từng lô rừng tại lưu vực nghiên cứu.

- Áp dụng công thức tính hệ số K tổng hợp: K = K1*K2*K3*K4 trên cơ sở xác định được các hệ số K thành phần (K1, K2, K3, K4) nhằm tính đơn giá chi trả DVMTR cho từng lô rừng.

- Xác định đơn giá chi trả cụ thể cho từng lô rừng theo kết quả xác định hệ số K tổng hợp.

- Để xây dựng bản đồ hệ số K tổng hợp thì đơn vị tư vấn thu thập các nguồn dữ liệu bản đồ từ các cơ quan quản lý tại địa phương và kết quả tham vấn ý kiến của các bên liên quan để xây dựng bản đồ hệ số K áp dụng vào xác định đơn giá chi trả DVMTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, BQL RPH Sông Tranh (chủ rừng), Kiểm lâm địa bàn, các hộ dân tại

lưu vực hỗ trợ đơn vị tư vấn trong việc cung cấp số liệu, ý kiến tham vấn để xây dựng bản đồ hệ số K, nhằm xác định cụ thể đơn giá chi trả DVMTR của từng lô rừng, tạo sự công bằng cho các nhóm hộ, hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại lưu vực.

- Nguồn vốn thực hiện: Trích từ nguồn thu tiền của các đơn vị sử dụng DVMTR giữ lại 10% để chi hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh thực hiện xây dựng bản đồ hệ số K và đơn giá chi trả cho từng lô rừng tại lưu vực nghiên cứu.

KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ hệ số k phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng công bằng, bền vững trong lưu vực thủy điện sông tranh 2 – trà linh 3 (Trang 104 - 107)