4. Ý nghĩa của đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh trong những năm gần đây có những thành tích nồi bật trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Để có những thành tích như vậy thì quản lý vốn nhà nước cho đầu tư xây dựng nông thôn mới có những nét khác biệt với các địa phương khác. Trong giai đoạn từ năm 2016-2019, Hà Tĩnh đã phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước hơn 900 tỷ đồng.Trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển 583,8 tỷ đồng gồm: đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo 6,5 tỷ đồng; thực hiện các nội dung về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 43,6 tỷ đồng; thực hiện tại các địa phương do UBND cấp huyện phân cho các xã 648,7 tỷ đồng. Nguồn vốn sự nghiệp 274,5 tỷ đồng giành cho phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển hợp tác xã, xây dựng mô hình mẫu, xã nông thôn mới kiểu mẫu; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phát triển giáo dục ở nông thôn; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân NTM; vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề; nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình; truyền thông về xây dựng NTM; kinh phí quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình; hỗ trợ các địa phương thực hiện chương trình NTM...
Thông qua đó ta thấy kinh nghiệm quảnlý vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh được thể hiện qua.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các địa phương phân bổ kế hoạch vốn sự nghiệp và triển khai thực hiện, đảm bảo việc quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đối tượng và quy định hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo, đăng ký kế hoạch vốn đầu tư của Chương trình với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định; chủ trì, phối hợp sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối
NTM tỉnh phân bổ chi tiết số vốn thực hiện các nội dung về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đối với các dự án có đủ thủ tục hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển và triển khai thực hiện, đảm bảo việc quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đối tượng và quy định hiện hành, không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. (UBND tỉnh Hà Tỉnh, 2019)
UBND các huyện, thành phố, thị xã phân bổ vốn đầu tư phát triển chi tiết cho các xã theo quy định tại Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 và các quy định hiện hành; cân đối ngân sách cấp huyện, xã để hỗ trợ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2018; ưu tiên trả nợ, nếu còn nguồn mới cho phép bố trí dự án khởi công mới, tuyệt đối không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản.
UBND các xã phân bổ vốn đầu tư phát triển do tỉnh hỗ trợ cho các công trình, dự án và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các tiêu chí NTN theo quy định tại Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 07/02/2017, bảo đảm nguyên tắc ưu tiên trả nợ công trình hoàn thành, chuyển tiếp, tuyệt đối không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản; thực hiện các nội dung được hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 43/2017/TT- BTC ngày 12/5/2017, hướng dẫn của Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh và các quy định hiện hành.
Do thống nhất cách thức quản lý chặt chẽ, đúng quy định từ trên xuống dưới mà nguồn vốn NSNN cho xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh đã phát huy được hiệu quả và đạt được các thành tích mà các địa phương khác phải học tập.
1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Bình
Sau gần 10 năm xây dựng NTM, nông thôn Thái Bình đã khoác lên mình “tấm áo mới” với diện mạo sáng, xanh, sạch, đẹp; đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên để hoàn thành mục tiêu 100% số xã về đích NTM
còn 27 xã. Đây đều là những xã đặc biệt khó khăn, đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn. Đến hết năm 2019 tổng nguồn lực huy động trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đạt trên 17.953 tỷ đồng; trong đó nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ trên 1.100 tỷ đồng, nguồn ngân sách tỉnh 3.475 tỷ đồng, nguồn ngân sách huyện, thành phố 1.311 tỷ đồng, ngân sách xã 3.503 tỷ đồng, nguồn vốn do nhân dân đóng góp trên 3.369 tỷ đồng và các nguồn vốn khác. (UBND tỉnh Thái Bình, 2019),
Bằng các kinh nghiệm quản lý vốn từ ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng nông thôn mới một cách hiệu quả, minh bạch đáng để các địa phương học tập như:
Tỉnh Thái Bình đã khái quát 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong 20 chữ: “Sản xuất phát triển, đời sống sung túc, diện mạo sạch sẽ, thôn xã văn minh, quản lý dân chủ” và quán triệt quan điểm “xây dựng nông thôn mới bằng mọi cách nhưng không phải bằng mọi giá”. Đây là kim chỉ nam cho mọi hành
động từ tỉnh đến các cấp cơ sở trên địa bàn.
Tỉnh khuyến khích các địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cơ sở đồng thời không được chủ quan, nóng vội cũng như không được trì trệ, ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ từ cấp trên.
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2376/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ xã đạt chuẩn quốc gia NTM, huyện đạt chuẩn quốc gia NTM và cơ chế, chính sách hỗ trợ sản phẩm đặc thù của huyện, thành phố giai đoạn 2018 - 2019. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 6 tỷ đồng/xã đạt chuẩn NTM; 25 tỷ đồng/huyện đối với huyện Đông Hưng, Thái Thụy; 20 tỷ đồng/huyện đối với các huyện Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư, Quỳnh Phụ đạt chuẩn quốc gia huyện NTM giai đoạn 2018-2019.
UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp với các sở, ngành, địa phương bàn giải pháp để giúp các xã hoàn thành xây dựng NTM đúng lộ trình. Theo đó, ngoài các cơ chế hỗ trợ của tỉnh, các địa phương cần tiếp tục khai thác, huy động nguồn lực của con em xa quê, phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Quyết định số 2376/QĐ-UBND, Sở Tài chính đã cân đối nguồn ngân sách,
tập trung cấp phát nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, đôn đốc giải ngân, thanh quyết toán các nội dung hỗ trợ; phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định hiện hành.
Nguồn vốn do ngân sách trung ương và tỉnh đầu tư, hỗ trợ chương trình xây dựng NTM đã được UBND huyện phân bổ, quản lý, sử dụng bảo đảm đúng nguyên tắc, đúng mục đích, đúng đối tượng. Nguồn vốn ngân sách cấp huyện đã tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí về trường học, giao thông, sân vận động, nhà văn hóa xã, thôn, trạm y tế và đầu tư sản xuất. Đối với nguồn vốn của nhân dân đóng góp được thực hiện đúng quy định, không áp đặt. Nhân dân trực tiếp quản lý, quyết định đầu tư theo các hạng mục đề án xây dựng NTM đã được phê duyệt, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do mình đóng góp thông qua các ban phát triển thôn, ban giám sát đầu tư cộng đồng. Vì vậy, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, đáp ứng được yêu cầu tiến độ và chất lượng xây dựng công trình phúc lợi ở các thôn, xóm trên địa bàn tỉnh.
1.2.1.3.Kinh nghiệm quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định
Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nam Định giai đoạn 2016 - 2020 được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân nên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM, tính bình quân mỗi xã tăng 13,2 tiêu chí so với năm 2010; đến tháng 7/2019 có 10/10 đơn vị cấp huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Huyện Hải Hậu đang xây dựng mô hình điểm huyện NTM kiểu mẫu “Sáng, xanh, sạch, đẹp để phát triển bền vững” giai đoạn 2019 - 2025. (UBND tỉnh Nam Định, 2019)
Đến nay, diện mạo nông thôn khởi sắc rõ nét, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Thu nhập của người dân ở nông thôn năm 2018 tăng hơn 3,5 lần so với năm 2010. Cơ cấu thu nhập của các hộ dân ở nông thôn có sự thay đổi đáng kể, hộ có thu nhập chính ngoài nông nghiệp chiếm trên 80%. Mức sống của người dân nông thôn được cải thiện đáng kể, khoảng
vậy, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn dưới 2%. 96,86% số người dân được lấy ý kiến đều hài lòng về kết quả xây dựng NTM, chương trình xây dựng NTM ở Nam Định đã thực sự là chương trình của người dân, vì cuộc sống của người dân ở khu vực nông thôn. Để đạt được các thành tích trên một phần là do công tác quản lý nguồn vốn nhà nước cho xây dựng nông thôn mới được chú trọng thông qua:
Với cách thức vừa học, vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm, vừa tổng kết thực tiễn, Nam Định đã sớm đề ra quan điểm: Xây dựng NTM trước hết phải xuất phát từ việc khai thác nội lực, từ chính cộng đồng dân cư, với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; các xã, thị trấn, các thôn, xóm và người dân nông thôn phải chủ động, sáng tạo trong xây dựng NTM; không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Theo đó, tính đến tháng 7/2019, tổng các nguồn vốn huy động cho xây dựng NTM của tỉnh đạt 22 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn lực đầu tư từ NSNN chỉ chiếm một phần, khoảng 26,3%, còn lại là các nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cứ và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đặc biệt, với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, nỗ lực huy động nguồn lực của các địa phương, đến 31/12/2018 trên địa bàn tỉnh không còn nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM.
Bên cạnh đó, vai trò của người dân trong xây dựng NTM được phát huy, lấy dân làm chủ thể, dựa vào sức dân. Những kết quả nổi bật trong xây dựng NTM của tỉnh đều có sự đóng góp to lớn của nhân dân. Người dân nông thôn đã có những chuyển biến rất lớn và sâu sắc về tư duy nhận thức đến trách nhiệm và hành động. Người dân tham gia vào xây dựng NTM thông qua 5 hình thức: Tham gia ý kiến vào quy hoạch và đề án xây dựng NTM cấp xã; tham gia lựa chọn những công việc cần làm trước, làm sau, vừa thiết thực với người dân vừa phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương; quyết định mức đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã; cử đại diện tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng; tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.
1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện nay, công tác quản lý nguồn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới đã và đang là mối quan tâm của Đảng, chính phủ và nhân dân. Chính vì vậy, nội dung này cũng nhận được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều tổ chức và cá nhân trong nước. Có thể kể đến một số nghiên cứu dưới đây:
Tác giả Nguyễn Hoàng Hà (2014), trong đề tài nghiên cứu khoa học
“Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020” đã cho
rằng những nguyên nhân chính làm hạn chế kết quả huy động vốn của Chương trình giai đoạn 2011-2013 là khả năng của ngân sách trung ương; tư tưởng trông chờ vào nguồn đầu tư từ trung ương của các địa phương; khả năng hạn chế của ngân sách địa phương... Tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp,trong đó có giải pháp cụ thể hoàn thiện chính sách huy động vốn đối với các nguồn trong thời gian tới.
Nghiên cứu của Đoàn Thị Hân (2012), cho rằng các xã có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội thì việc huy động sự đóng góp của các đơn vị ,cá nhân trên địa bàn đạt kết quả khá tốt; ngược lại, ở những xã nghèo thì vấn đề huy động sự đóng góp các nguồn lực cho XD NTM là hết sức khó khăn, vấn đề đầu tư cho chương trình XD NTM chủ yếu phải trông chờ vào nguồn đầu tư từ ngân sách.
Nghiên cứu của Hoàng Văn Hoan (2014), trong công trình nghiên cứu:
“Quản lý nguồn vốn cho công tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh Xây dựng mô hình nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc nước ta hiện nay” đã cho rằng để tăng cường huy động vốn cho phát triển nông thôn
vùng Tây Bắc, cần những giải pháp cơ bản như: (i) quy hoạch lại dân cư để tránh đầu tư tốn kém ở các vùng dân cư thưa thớt, (ii) thực hiện lồng ghép các chương trình nhằm tăng thêm nguồn lực; (iii) huy động vốn phải đi kèm với phân bổ hợp lý, (iv) Nhà nước cần quy định các doanh nghiệp phải trích một tỷ lệ nhất định lợi nhuận cho XDNTM, (v) tăng cường tuyên truyền vận động đóng góp của các hộ dân.
Trương Thị Bích Huệ (2015) trong công trình nghiên cứu:“Quản lý nguồn vốn cho công tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh”, đưa ra nhận định: để
thực hiện Chương trình XDNTM đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, nhất là đầu tư nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn. Tác giả cho rằng để quản lý tốt nguồn vốn XDNTM cần thực hiện tốt các khâu từ lập kế hoạch, phân bổ vốn, thanh, quyết toán, công tác kiểm tra giám sát và báo cáo. Bên cạnh đó việc ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn kịp thời; sự vào cuộc đồng bộ, kiểm tra,giám sát của các cấp các ngành cũng hết sức quan trọng.
VươngĐìnhHuệ(2012),trongbài:“Địnhhướng,giảipháptăngcườngvà nângcaohiệuquảđầutưcôngchonôngnghiệp,nôngdânvànôngthôn”,đãcho rằng
để phát triển nông thôn trong tình hình mới, cần thực hiện tốt những giải pháp: tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tăng cường NSNN đầu tư cho tam nông; tập trung nguồn vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) cho các dự án phát triển giao thông nông thôn vùng sâu, vùng xa, hoàn thành cơ bản hệ thống thuỷ lợi; tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thông qua chương trình mục tiêu.
Nguyễn Quế Hương (2013), Công trình nghiên cứu: “Một số giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn đóng góp của người dân vào chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đan Phượng - Thành phố Hà Nội” cho rằng
XDNTM là chương trình có cách tiếp cận và triển khai thực hiện khác với các chương trình phát triển nông thôn trước đây, đó là tiếp cận từ dưới lên, tiếp cận có sự tham gia, lấy người dân làm trung tâm, người dân là chủ thể, do vậy vấn đề nâng cao vai trò của người dân, thu hút sự tham gia đóng góp của người dânvào chương trình này là vấn đề then chốt quyết định sự thành công của chương trình. Theo tác giả, sự sẵn lòng tham gia đóng góp của người dân chịu ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố chính là: Mức độ người dân được tham gia ra quyết định và trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể của chương trình và Chất lượng của công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân.
Như vậy, ta thấy vấn đề về quản lý các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới tại các địa phương đã cho các tác động tích cực đặc biệt là nguồn vốn ngân
sách nhà nước có tác động tích cực đến hiệu quả quá trình xây dựng nông thôn