4. Ý nghĩa của đề tài
2.4.4. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động giám sát, thanhtra
Công tác kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư vốn NSNN xây dựng nông thôn mới, bao gồm các công việc: Kiểm tra việc chấp hành quy định của Chính phủ, Hội đồng nhân dân (HĐND) về lập, phân bổ, giao kế hoạch hàng năm; Kiểm tra tình hình thực hiện chi đầu tư; Kiểm tra các báo cáo của Sở Tài chính về quyết toán vốn đầu tư; Kiểm tra việc chấp hành các quy định khi cấp phát thanh toán, tạm ứng và thu hồi ngân sách đầu tư về điều kiện và thủ tục hồsơthanh toán… từ đó phát hiện ra các sai sót, sai phạm trong quá trình quản lý đểchấn chỉnh giúp nâng cao chất lượng quản lý chi đầu tư NSNN xây dựng nông thôn mới ngày được nâng cao và đáp ứng mục tiêu quản lý của Nhà nước và được đánh giá qua một số tiêu chí như:
Tỷ lệ % Dự án được KT = Số DA được kiểm tra × 100% Số DA triển khai thực hiện
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng NTM ở tỉnh Thái Nguyên
Công tác quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng NTM có sự tham gia của các cấp, các ngành theo chức năng nhiệm vụ trong bộ máy quản lý nhà nước. Hiện nay, cơ cấu tổ chức quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý vốn NSNN đầu tư
xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Vốn NSNN đầu tư xâydựng NTM UBND tỉnh Cơ quan tham mưu - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính phối hợp - Kho bạc nhà nước - Sở Nông nghiệp & PTNT
UBND các huyện, thành phố
Cơ quan tham mưu, giúp việc - Phòng TC-KH
- Phòng Nông nghiệp & PTNT - Các phòng chuyên ngành
Kế hoạch phân bổ vốn (đến xã,danh mục dự án) - Phê duyệt KH lựa chọn nhà thầu
- Thanh toán, quyết toán công trình UBND xã Giúp việc tổ chức thực hiện - Ban Quản lý NTM xã - Ban quản lý NTM thôn - Kế hoạch thực hiện - Dự toán, dự án - Kế hoạch, kết quả lựa chọn nhà thầu, ký HĐ - Giám sát
- Nghiệm thu, thanh toán,QT
Chủđầu tư
Phê duyệt
- Thẩm định, phê duyệt dự toán - Phê duyệt HSMT
- Ký kết hợp đồng
- Tổ chức nghiệm thu, thanh toán
- Lập hồ sơ quyết toán Kế hoạch phân bổ (cân đối, bổ sung tổng nguồn cho từng huyện,
thành phố) Phê duyệt Phê duyệt Nhà thầu (Doanh nghiệp, tổ nhóm thợ) - Tổ chức thi công - Giám sát - Nghiệm thu Phê duyệt
- UBND tỉnh: Khi nhận được Thông báo về Kế hoạch vốn NSNN đầu tư xây dựng NTM Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương giao, chỉ đạo các cơ quan tham mưu (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNN) trên cơ sở chức năng nhiệm vụ giao, hướng dẫn của Trung ương về nguyên tắc, tiêu chí, định mức vốn tham mưu phân bổ vốn cho từng huyện, thành phố để UBND tỉnh xin ý kiến HĐND tỉnh quyết định giao kế hoạch hằng năm. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước hướng dẫn cơ chế thanh toán, quyết toán công trình.
- UBND các huyện, Thành phố: Căn cứ quyết định giao kế hoạch của UBND tỉnh, giao các phòng chuyên môn (Kế hoạch - Tài chính, Nông nghiệp và PTNT) tham mưu giao kế hoạch vốn đến từng xã, danh mục công trình; giao chủ đầu tư: Đối với các dự án thực hiện cơ chế đặc thù giao cho UBND xã làm chủ đầu tư và quyết định đầu tư; đối với các dự án khác giao cho các phòng chuyên ngành (Công thương, Nông nghiệp & PTNT) hoặc Ban Quản lý dự án làm chủ đầu tư, UBND huyện quyết định đầu tư xây dựng công trình.
- UBND xã: Phê duyệt kế hoạch vốn giao cho các Ban quản lý NTM thôn, xã tổ chức thực hiện; phê duyệt dự toán, kế hoạch, kết quả lựa chọn đơn vị thi công, tổ chức giám sát công trình, nghiệm thu, thanh toán, bàn giao đưa vào sử dụng và lập hồ sơ trình phê duyệt quyết toán công trình
- Chủ đầu tư: Phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, tổ chức giám sát, nghiệm thu, đề nghị thanh toán vốn đầu tư
- Nhà thầu thi công/tổ nhóm thợ: Tổ chức thi công theo đúng tiến độ, thiết kế phê duyệt, giám sát, nghiệm thu, đề nghị thanh toán, quyết toán công trình.
Trong quá trình thực hiện một dự án đầu tư: Hàng tháng, hàng quý các chủ đầu tư phải báo cáo tiến độ thực hiện về khối lượng hoàn thành nghiệm thu, giá trị vốn đã thanh toán, hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng với UBND xã, UBND huyện qua Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp báo cáo lên cấp trên UBND tỉnh (qua các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT) tổng hợp báo cáo các Bộ, ngành Trung ương.
3.1.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch nguồn vốn NSNN cho xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên NTM tỉnh Thái Nguyên
Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư NSNN chương trình xây dựng nông thôn mới về quy trình, thời gian và nội dung được Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành Trung ương hướng dẫn hàng năm giống như xây dựng kế hoạch nguồn vốn đầu tư NSNN nói chung. Riêng nguồn vốn này có đặc thù là cơ quan được giao xây dựng xong dự thảo kế hoạch năm tới thì phải lấy ý kiến tham gia của các hộ dân trong thôn, có sự tham gia của các đoàn thể xã hội, trong vòng 15 ngày sau khi bản dự thảo kế hoạch được công bố công khai tại trụ sở UBND xã và sau khi đã họp lấy ý kiến nhân dân, Hội đồng Nhân dân xã tổ chức cuộc họp nghe ý kiến đại diện các thôn, ý kiến giải trình, tiếp thu của Ban quản lý xã, trên cơ sở đó ban hành Nghị quyết thông qua kế hoạch năm tới.
Trên thực tế quy trình này mất khá nhiều thời gian, nên các xã nông thôn mới phải chủ động xây dựng kế hoạch năm sau ngay từ quý I năm trước năm kế hoạch, vì tháng 6 hàng năm UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về định hướng xây dựng kế hoạch năm sau, Sở Kế hoạchvà đầu tư ban hành hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư năm sau, công tác này ba cấp (xã, huyện, tỉnh) chỉ thực hiện trong tháng 7, trước 31/7 gửi bản kế hoạch về các cơ quan quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
Tiếp theo, sau khi được Hội đồng Nhân dân xã thông qua, Ban quản lý xã gửi kế hoạch của xã cho UBND huyện để tổng hợp, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch chung toàn huyện, gửi cho UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp. UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình toàn tỉnh và gửi cho các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, làm căn cứ bố trí vốn.Song trên thực tế bản kế hoạch này thường không thông qua kỳ họp HĐND 6 tháng đầu năm do thực hiện muộn
Chính nhờ công tác xây dựng kế hoạch vốn NSNN phù hợp mà kết quả huy động nguồn vốn NSNN của tỉnh Thái Nguyên đạt được kết quả rất cao được thể hiện qua bảng 3.1:
Bảng 3.1: Kết quả huy động các nguồn vốn xây dựng NTMtỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2019
ĐVT: triệu đồng
TT Nội dung Kết quả thực hiện Kế hoạch 2020 Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 Tổng cộng Giai đoạn 2010-2015 Giai đoạn 2016-2019 Tổng cộng 66.124.549 38.120.877 28.003.672 6.812.363 34.333.500 1 Ngân sách Nhà nước 9.562.388 4.880.948 4.681.440 1.312.363 6.833.500 - Ngân sách trung ương 4.027.947 1.427.401 2.600.546 874.154 3.550.000
+ Vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM 756.625 84.535 672.090 433.310 1.250.000 + Vốn Trái phiếu Chính phủ 285.000 194.000 91.000 + Vốn lồng ghép 2.986.322 1.148.866 1.837.456 440.844 2.300.000 - Ngân sách tỉnh 2.612.005 1.643.425 968.580 235.000 1.783.500 - Ngân sách huyện 2.212.176 1.183.484 1.028.692 192.944 1.300.000 - Ngân sách xã 250.260 166.638 83.622 10.265 200.000
- 13/2009/QVốn tín dụĐng -TTg cưu ủđa Thãi ưủu tướđãi theo Quyng Chính phếủt định số 460.000 460.000
2 Huy và nguồn vốn hợp pháp khác động đóng góp từ người dân, doanh nghiệp 11.795.174 9.655.741 2.139.433 500.000 2.500.000
- Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 3.343.865 2.270.732 1.073.133 200.000 1.000.000
- VHTX, trang trốn đầu tư phát triại, hộể gia n sản xuđình và các nguất của các doanh nghiồn vốn hệợp, p
pháp khác 8.451.309 7.385.009 1.066.300 300.000 1.500.000
- Người dân hiến đất xây dựng kế cấu hạ tầng (ha) 593 346 247 50 300
3 Vsản xuất ốn của ngân hàng cho người dân vay Phát triển 44.766.987 23.584.188 21.182.799 5.000.000 25.000.000
Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên
Tổng vốn huy động thực hiện Chương trình của tỉnh đến nay đạt trên 21.357 tỷ đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương 4.028 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 18,8%, trong đó: + Vốn đầu tư trực tiếp Chương trình MTQG xây dựng NTM 756,6 tỷ đồng; + Vốn trái phiếu Chính phủ 285 tỷ đồng;
+ Vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác 2.986,3 tỷ đồng; - Vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ 460 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,1% - Ngân sách tỉnh 2.612 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 12,2%
- Ngân sách huyện 2.212 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 10,4% - Ngân sách xã 250 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 1,2%
- Đóng góp của động đồng dân cư (gồm: Tiền, ngày công lao động, vật tư, hiến đất và tài sản,… đã tính quy đổi bằng tiền mặt) 3.344 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 15,7%.
- Vốn đầu tư phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, HTX, trang trại, hộ gia đình và các nguồn vốn hợp pháp khác: 8.451 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 39,6%.
3.1.3. Thực trạng công tác phân bổ kế hoạch nguồn vốn NSNN cho xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên NTM tỉnh Thái Nguyên
Trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và dự toán ngân sách năm được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ thông qua; thông báo chỉ tiêu, nhiệm vụ và dự toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Nông thôn, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định phương án phân bổ vốn cho UBND các huyện, thành phố. Trên cơ sở tham mưu tổng hợp của Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, UBND huyện, thành phố trình HĐND huyện thông qua để phân bổ, giao kế hoạch vốn cho từng xã đến từng danh mục công trình. Hàng năm UBND tỉnh dành một tỷ lệ vốn nhất định (theo Nghị quyết của HĐND tỉnh), UBND các huyện tự cân đối bố trí các nguồn vốn tăng thu, thu từ sử dụng đất… phân bổ vốn lồng ghép thực hiện chương trình.UBND xã chỉ đạo Ban quản lý NTM xã phân bổ vốn cho từng công trình, trình Hội đồng nhân dân xã thông qua. Kết quả cụ thể:
Bảng 3.2:Phân bổ kế hoạch nguồn vốn NSNN cho xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2019 ĐVT: triệu đồng TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng cộng II Tổng vốn đã phân bổđểđầu tư, hỗ trợ 1.143.840 1.562.675 147.115 63.100 2.916.729 1 Quy hoạch (Vốn CTMTQGXDNTM) 2.766 3.786 6.552 2 Xây dựng kết cấu hạ tầng 1.119.740 1.532.475 100.015 0 2.752.229 - Giao thông 620.949 679.164 35.748 1.335.861 - Thủy lợi 48.689 99.681 13.669 162.039 - Điện 86.400 345.734 432.134 - Trường học 177.851 257.922 21.443 457.216 - Cơ sở vật chất văn hóa 153.388 126.164 23.779 303.331
- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn 22.460 2.821 2.289 27.570
- Nhà ở dân cư 9.023 100 9.123
- Bưu điện 980 5.234 6.214
- Trạm Y tế 15.484 15.484
- Môi trường và ATTP 270 1.359 1.629
- Khác 1.628 1.628
3 Phát triển sản xuất 8.435 8.450 13.830 18.930 49.645
4 Tuyên truyền, truyền thông 1.450 1.600 2.305 3.155 8.510
5 Tập huấn 1.930 2.980 4.610 6.310 15.830
6 Đào tạo nghề lao động nông thôn 3.800 5.500 6.000 7.345 22.645
7 Bồi dưỡng nguồn nhân lực HTX 2.298 3.013 5.311
8
Nâng cao chất lượng thực hiện trong chu
trình OCOP 1.000 1.000
9
Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ
chức đảng 1.383 1.893 3.276
10 Bảo vệ môi trường nông thôn 1.480 2.720 3.688 5.048 12.936
11 Phát triển y tế cơ sở 1.614 2.209 3.823
12 Phổ cập giáo dục 3.600 3.600 1.613 2.208 11.021
13 Hỗ trợđầu tư thiết chế văn hóa 1.200 1.650 2.188 1.922 6.960
14 Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống
thông tin và truyền thông cơ sở 1.965 3.400 2.500 3.126 10.991
15 Kinh phí duy tu bảo dưỡng công trình 1.844 2.524 4.368
16 Quản lý 240 300 461 631 1.632
Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.2 cho thấy việc phân bổ kế hoạch nguồn vốn NSNN cho xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2019 việc phân bổ theo đúng quy định được đưa ra nhờ phân bổ nguồn vốn nhanh chóng mà trong giai đoạn 2016 - 2019 nông thôn mới tình Thái Nguyên đã đạt được những kết quả như:
Hình thức tổ chức sản xuất được quan tâm, phát triển nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt việc phát triển các hợp tác xã nông nghiệp. Số hợp tác xã nông nghiệp liên tục tăng, có nhiều chuyển biến tích cực trong tổ chức và hoạt động.Tổng số hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là 266 hợp tác xã với 20.647 thành viên. Số hợp tác xã thành lập mới 58 HTX, số hợp tác xã giải thể là 02 HTX; thành lập mới 01 Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với 07 HTX thành viên. Số hợp tác xã đang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 là 224 HTX, chiếm tỷ lệ 84.21%.
Về giao thông: xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp được1.989,2 km đường
giao thông nông thôn. Có 103/139 xã đạt tiêu chí Giao thông (74,1%).
Về thủy lợi: xây dựng mới và cải tạo:197,5 km kênh mương thuỷ lợi do xã quản lý; 50 công trình đập, kè, trạm bơm. Có 125 xã đạt tiêu chí Thủy Lợi (89,9%).
Các công trình hạ tầng khác: Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp:148 trạm biến áp; 189,3 km đường điện; 640 phòng học; 83 nhà văn hóa và khu thể thao xã; 611 nhà văn hóa xóm; 17 chợ; 08 trạm y tế xã; 29 công trình trụ sở xã; 06 bưu điện. Xây dựng và khởi công mới 10 công trình nước sạch. Xây dựng 15 nghĩa trang; 182 điểm thu gom rác; xóa 105 nhà tạm dột nát… và một số công trình hạ tầng khác.
Đến nay có 139/139 xã (100%) đạt tiêu chí điện; có 121/139 xã (87,1%) đạt tiêu chí Trường học; có 91/139 xã (65,5%) đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa; có 132/139 xã (95%) đạt tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn…
nông thôn mới
Thực hiện Nghị quyết số 47/2016/NQ-HĐND, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 Quy định về Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn tỉnh.
Tổng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ từ năm 2016-2019: 468.830 triệu đồng. Tổng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ từ năm 2017-2019, khi Nghị quyết số 47/2016/NQ-HĐND ban hành: 321.100 triệu đồng. Trong đó:
+ Hỗ trợ xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới: 213.361 triệu đồng (BQ 4.849 triệu đồng/xã, vượt định mức 849 triệu đồng/xã);
+ Hỗ trợ xã nông thôn mới kiểu mẫu: 45.341 triệu đồng (BQ 1.679,3 triệu đồng/xã/năm, thiếu 320,7 triệu đồng/xã/năm);
+ Hỗ trợ xã còn lại: 29.995 triệu đồng (BQ 208,3 triệu đồng/xã/năm, thiếu 197,7 triệu đồng/xã/năm);
+ Hỗ trợ xã đã đạt chuẩn nông thôn mới: 32.403 triệu đồng (BQ 160,4 triệu đồng/xã/năm, thiếu 139,6 triệu đồng/xã/năm).
Chính thực hiện kế hoạch vốn NSNN cho xây dựng NTM mà đến nayTP. Thái Nguyên và TP. Sông Công hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Thị xã Phổ Yên đã hoàn thiện xong hồ sơ, hiện nay đang trình Thủ tướng Chính phủ