4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch nguồn vốn NSNN cho xâydựng
Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư NSNN chương trình xây dựng nông thôn mới về quy trình, thời gian và nội dung được Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành Trung ương hướng dẫn hàng năm giống như xây dựng kế hoạch nguồn vốn đầu tư NSNN nói chung. Riêng nguồn vốn này có đặc thù là cơ quan được giao xây dựng xong dự thảo kế hoạch năm tới thì phải lấy ý kiến tham gia của các hộ dân trong thôn, có sự tham gia của các đoàn thể xã hội, trong vòng 15 ngày sau khi bản dự thảo kế hoạch được công bố công khai tại trụ sở UBND xã và sau khi đã họp lấy ý kiến nhân dân, Hội đồng Nhân dân xã tổ chức cuộc họp nghe ý kiến đại diện các thôn, ý kiến giải trình, tiếp thu của Ban quản lý xã, trên cơ sở đó ban hành Nghị quyết thông qua kế hoạch năm tới.
Trên thực tế quy trình này mất khá nhiều thời gian, nên các xã nông thôn mới phải chủ động xây dựng kế hoạch năm sau ngay từ quý I năm trước năm kế hoạch, vì tháng 6 hàng năm UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về định hướng xây dựng kế hoạch năm sau, Sở Kế hoạchvà đầu tư ban hành hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư năm sau, công tác này ba cấp (xã, huyện, tỉnh) chỉ thực hiện trong tháng 7, trước 31/7 gửi bản kế hoạch về các cơ quan quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
Tiếp theo, sau khi được Hội đồng Nhân dân xã thông qua, Ban quản lý xã gửi kế hoạch của xã cho UBND huyện để tổng hợp, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch chung toàn huyện, gửi cho UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp. UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình toàn tỉnh và gửi cho các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, làm căn cứ bố trí vốn.Song trên thực tế bản kế hoạch này thường không thông qua kỳ họp HĐND 6 tháng đầu năm do thực hiện muộn
Chính nhờ công tác xây dựng kế hoạch vốn NSNN phù hợp mà kết quả huy động nguồn vốn NSNN của tỉnh Thái Nguyên đạt được kết quả rất cao được thể hiện qua bảng 3.1:
Bảng 3.1: Kết quả huy động các nguồn vốn xây dựng NTMtỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2019
ĐVT: triệu đồng
TT Nội dung Kết quả thực hiện Kế hoạch 2020 Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 Tổng cộng Giai đoạn 2010-2015 Giai đoạn 2016-2019 Tổng cộng 66.124.549 38.120.877 28.003.672 6.812.363 34.333.500 1 Ngân sách Nhà nước 9.562.388 4.880.948 4.681.440 1.312.363 6.833.500 - Ngân sách trung ương 4.027.947 1.427.401 2.600.546 874.154 3.550.000
+ Vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM 756.625 84.535 672.090 433.310 1.250.000 + Vốn Trái phiếu Chính phủ 285.000 194.000 91.000 + Vốn lồng ghép 2.986.322 1.148.866 1.837.456 440.844 2.300.000 - Ngân sách tỉnh 2.612.005 1.643.425 968.580 235.000 1.783.500 - Ngân sách huyện 2.212.176 1.183.484 1.028.692 192.944 1.300.000 - Ngân sách xã 250.260 166.638 83.622 10.265 200.000
- 13/2009/QVốn tín dụĐng -TTg cưu ủđa Thãi ưủu tướđãi theo Quyng Chính phếủt định số 460.000 460.000
2 Huy và nguồn vốn hợp pháp khác động đóng góp từ người dân, doanh nghiệp 11.795.174 9.655.741 2.139.433 500.000 2.500.000
- Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 3.343.865 2.270.732 1.073.133 200.000 1.000.000
- VHTX, trang trốn đầu tư phát triại, hộể gia n sản xuđình và các nguất của các doanh nghiồn vốn hệợp, p
pháp khác 8.451.309 7.385.009 1.066.300 300.000 1.500.000
- Người dân hiến đất xây dựng kế cấu hạ tầng (ha) 593 346 247 50 300
3 Vsản xuất ốn của ngân hàng cho người dân vay Phát triển 44.766.987 23.584.188 21.182.799 5.000.000 25.000.000
Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên
Tổng vốn huy động thực hiện Chương trình của tỉnh đến nay đạt trên 21.357 tỷ đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương 4.028 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 18,8%, trong đó: + Vốn đầu tư trực tiếp Chương trình MTQG xây dựng NTM 756,6 tỷ đồng; + Vốn trái phiếu Chính phủ 285 tỷ đồng;
+ Vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác 2.986,3 tỷ đồng; - Vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ 460 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,1% - Ngân sách tỉnh 2.612 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 12,2%
- Ngân sách huyện 2.212 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 10,4% - Ngân sách xã 250 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 1,2%
- Đóng góp của động đồng dân cư (gồm: Tiền, ngày công lao động, vật tư, hiến đất và tài sản,… đã tính quy đổi bằng tiền mặt) 3.344 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 15,7%.
- Vốn đầu tư phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, HTX, trang trại, hộ gia đình và các nguồn vốn hợp pháp khác: 8.451 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 39,6%.
3.1.3. Thực trạng công tác phân bổ kế hoạch nguồn vốn NSNN cho xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên