Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 41)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Hiện nay, công tác quản lý nguồn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới đã và đang là mối quan tâm của Đảng, chính phủ và nhân dân. Chính vì vậy, nội dung này cũng nhận được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều tổ chức và cá nhân trong nước. Có thể kể đến một số nghiên cứu dưới đây:

Tác giả Nguyễn Hoàng Hà (2014), trong đề tài nghiên cứu khoa học

“Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020” đã cho

rằng những nguyên nhân chính làm hạn chế kết quả huy động vốn của Chương trình giai đoạn 2011-2013 là khả năng của ngân sách trung ương; tư tưởng trông chờ vào nguồn đầu tư từ trung ương của các địa phương; khả năng hạn chế của ngân sách địa phương... Tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp,trong đó có giải pháp cụ thể hoàn thiện chính sách huy động vốn đối với các nguồn trong thời gian tới.

Nghiên cứu của Đoàn Thị Hân (2012), cho rằng các xã có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội thì việc huy động sự đóng góp của các đơn vị ,cá nhân trên địa bàn đạt kết quả khá tốt; ngược lại, ở những xã nghèo thì vấn đề huy động sự đóng góp các nguồn lực cho XD NTM là hết sức khó khăn, vấn đề đầu tư cho chương trình XD NTM chủ yếu phải trông chờ vào nguồn đầu tư từ ngân sách.

Nghiên cứu của Hoàng Văn Hoan (2014), trong công trình nghiên cứu:

“Quản lý nguồn vốn cho công tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh Xây dựng mô hình nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc nước ta hiện nay” đã cho rằng để tăng cường huy động vốn cho phát triển nông thôn

vùng Tây Bắc, cần những giải pháp cơ bản như: (i) quy hoạch lại dân cư để tránh đầu tư tốn kém ở các vùng dân cư thưa thớt, (ii) thực hiện lồng ghép các chương trình nhằm tăng thêm nguồn lực; (iii) huy động vốn phải đi kèm với phân bổ hợp lý, (iv) Nhà nước cần quy định các doanh nghiệp phải trích một tỷ lệ nhất định lợi nhuận cho XDNTM, (v) tăng cường tuyên truyền vận động đóng góp của các hộ dân.

Trương Thị Bích Huệ (2015) trong công trình nghiên cứu:“Quản lý nguồn vốn cho công tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh”, đưa ra nhận định: để

thực hiện Chương trình XDNTM đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, nhất là đầu tư nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn. Tác giả cho rằng để quản lý tốt nguồn vốn XDNTM cần thực hiện tốt các khâu từ lập kế hoạch, phân bổ vốn, thanh, quyết toán, công tác kiểm tra giám sát và báo cáo. Bên cạnh đó việc ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn kịp thời; sự vào cuộc đồng bộ, kiểm tra,giám sát của các cấp các ngành cũng hết sức quan trọng.

VươngĐìnhHuệ(2012),trongbài:“Địnhhướng,giảipháptăngcườngvà nângcaohiệuquảđầutưcôngchonôngnghiệp,nôngdânvànôngthôn”,đãcho rằng

để phát triển nông thôn trong tình hình mới, cần thực hiện tốt những giải pháp: tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tăng cường NSNN đầu tư cho tam nông; tập trung nguồn vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) cho các dự án phát triển giao thông nông thôn vùng sâu, vùng xa, hoàn thành cơ bản hệ thống thuỷ lợi; tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thông qua chương trình mục tiêu.

Nguyễn Quế Hương (2013), Công trình nghiên cứu: “Một số giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn đóng góp của người dân vào chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đan Phượng - Thành phố Hà Nội” cho rằng

XDNTM là chương trình có cách tiếp cận và triển khai thực hiện khác với các chương trình phát triển nông thôn trước đây, đó là tiếp cận từ dưới lên, tiếp cận có sự tham gia, lấy người dân làm trung tâm, người dân là chủ thể, do vậy vấn đề nâng cao vai trò của người dân, thu hút sự tham gia đóng góp của người dânvào chương trình này là vấn đề then chốt quyết định sự thành công của chương trình. Theo tác giả, sự sẵn lòng tham gia đóng góp của người dân chịu ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố chính là: Mức độ người dân được tham gia ra quyết định và trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể của chương trình và Chất lượng của công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân.

Như vậy, ta thấy vấn đề về quản lý các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới tại các địa phương đã cho các tác động tích cực đặc biệt là nguồn vốn ngân

sách nhà nước có tác động tích cực đến hiệu quả quá trình xây dựng nông thôn mới. Đã có rất nhiều nghiên cứu về các vấn đề khác nhau của quản lý nguồn vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng nông thôn mới. Nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách cụ thể vấn đề này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đây chính là khoảng trống giúp tác giả nghiên cứu vấn đề này trong luận văn thạc sĩ của mình.

1.4. Bài hc kinh nghim được rút ra trongqun lý vn ngân sách nhà nước

đầu tư xây dng nông thôn mi ti tnh Thái Nguyên

Từ kinh nghiệm về quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Hà Tĩnh, Thái Bình, Nam Định. Bài học kinh nghiệm được rút ra về quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới tại tại tỉnh Thái Nguyên như sau:

Một là: Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn NSNN, hoạt động này phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và sự vào cuộc của cấp ủy chính quyền các cấp.

Hai là: Nâng cao chất lượng công tác lập thẩm định phê duyệt dự án, trách nhiệm của cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền quyết định trong từng lĩnh vực và quyết định đầu tư đối với hiệu quả của dự án. Việc lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư của huyện, xã.

Ba là: Việc phân bổ, bố trí vốn theo đúng các tiêu chí, nguyên tắc quy

định, đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương, tập trung không dàn trải, tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư nhằm ngăn chặn tình trạng đầu tư không hiệu quả gây thất thoát, lãng phí. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, nâng cao chất lượng hệ thống thanh tra chuyên ngành, trung tâm kiểm định chất lượng, mở rộng công tác giám sát có sự tham gia của cộng đồng.

Bốn là: Bảo đảm các công trình được bố trí vốn của Nhà nước phải được

thanh quyết toán đúng tiến độ và thời gian.

Sáu là: Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán chủ

đầu tư, quản lý dự án đầu tư, giám sát, đánh giá đầu tư, đấu thầu, thanh quyết toán công trình… đặc biệt là quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp huyện, xã, bảo đảm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Bảy là: Phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp.

Tám là: Phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả. Có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả.

Chín là: Lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà

nước và các nguồn vốn hỗ trợ khác; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ, không gượng ép quá sức dân.

Chương 2

ĐẶC ĐIỀM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Điu kin t nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng trung du miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 3.531,7 km2 (chiếm 1,07% diện tích tự nhiên cả nước), phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và 6 huyện (Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá) với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 16 xã vùng cao, 108 xã miền núi, 56 xã trung du và đồng bằng.

Thái Nguyên có vị trí quan trọng là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội rất thuận lợi với các vùng lân cận, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km.

a. Vềđịa hình

Nét đặc thù lớn nhất của địa hình Thái Nguyên là miền chuyển tiếp từ địa hình núi sang địa hình đồi và đồng bằng, nhưng địa hình núi đồi vẫn chiếm ưu thế hơn. Địa hình Thái Nguyên đa số là đồi, núi thấp chạy theo hướng bắc - nam, thấp dần từ bắc xuống nam. Phía bắc được bao bọc bởi cánh cung Ngân Sơn (bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc - tây nam đến Võ Nhai), cánh cung Bắc Sơn cũng chạy theo hướng tây bắc - đông nam; phía tây nam được bao bọc bởi cánh cung Tam Đảo với đỉnh cao nhất đạt 1591m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. Với hướng núi của

ba cánh cung trên đã có tác động rất lớn đến đặc điểm khí hậu của tỉnh Thái Nguyên, giúp Thái Nguyên bớt chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc.

b, Về khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu tỉnh Thái Nguyên có 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng 6 nóng nhất là 280c và tháng 1 lạnh nhất là 13,70c. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng từ 1.300 - 1.750 giờ; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500-2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.

Khí hậu Thái Nguyên được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa kết hợp với hoàn cảnh địa lý cụ thể đã hình thành nên khí hậu nóng ẩm, có mùa đông lạnh và rất thất thường trong năm.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thuỷ văn của tỉnh tương đối thuận lợi để phát triển đa dạng hệ sinh thái, nhất là ngành nông nghiệp. Nhưng vào mùa mưa với địa hình đồi núi dốc sẽ thường xảy ra lũ quét, lở đất, ngập lụt ở vùng trũng dọc theo sông Cầu và sông Công.

2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua số liệu trong bảng 3.1.

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển BQC (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 353.320,91 100,00 352.664,00 100 353.170,00 100,00 99,98 I Đất nông nghiệp 294.011,32 83,21 303.674,00 86 290.992,41 82,39 99,49 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 108.074,68 30,59 112.797,00 32 103.919,51 35,71 98,06 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 63.794,05 18,06 61.620,00 17 60.739,00 58,45 97,58 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 44.280,63 12,53 51.177,00 15 43.180,51 41,55 98,75 1.2 Đất lâm nghiệp 181.436,52 51,35 186.022,00 53 182.157,29 62,6 100,20 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 4.373,16 1,24 4.651,00 1 4.673,16 1,606 103,37 1.4 Đất làm muối - - - - - 1.5 Đất nông nghiệp khác 126,96 0,04 204,00 0 242,45 0,083 138,19 download by : skknchat@gmail.com

II Đất phi nông nghiệp 45.637,80 12,92 44.209,00 12,54 57.702,59 16,34 112,44

2.1 Đất ở 13.682,29 3,87 11.921,00 3,38 13.741,00 23,81 100,21

2.2 Đất chuyên dùng 21.345,00 6,04 22.021,00 6,24 23.765,00 41,19 105,52

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 107,17 0,03 11.729,00 3,33 13.376,00 23,18 1.117,19

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 818,92 0,23 144,00 0,04 144,00 0,25 41,93

2.5 Đất sông suối và mặt

nước chuyên dùng 9.637,20 2,73 783,00 0,22 764,00 1,32 28,16

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 47,22 0,01 9.328,00 2,65 5.912,59 10,25 1.118,99

III Đất chưa sử dụng 13.671,79 12,65 4.781 1,36 4.475,00 1,27 57,21

Nguồn: Niên giám thống kê, Sở Tài nguyên & Môi trường Thái Nguyên, năm 2019

Theo số liệu Cục thống kê Thái Nguyên và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (tính đến ngày 31/12/2019), tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 353.170 ha giảm so với năm 2017 là 150,91 ha. Nguyên nhân giảm diện tích đất tự nhiên là do hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc kiểm kê đất đai, xác định lại gianh giới với các tỉnh lân cận. Diện tích tự nhiên được tổng hợp từ các khoảnh đất trên cơ sở dùng bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, bản đồ hiện trạng sử dụng đất để điều tra thực địa, chỉnh lý biến động, xây dựng bản đồ điều tra kiểm kê, từ đó tổng hợp diện tích đấttự nhiên của từng đơn vị hành chính, các biểu kiểm kê theo quy định, cũng như bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Do đó trong những năm vừa qua tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên có xu hướng biến động giảm.

Năm 2019, tổng diện tích đất nông nghiệp là 290.992,41ha (chiếm

82,39%); đất phi nông nghiệp là 57702,59 ha (chiếm 16,34%); đất chưa sử dụng là 4.475,00ha (chiếm 1,27%). Trong 290.992,41 ha diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 103919,51 ha, chiếm 35,71 % diện tích đất nông nghiệp. Tốc độ giảm bình quân của diện tích đất nông nghiệp trong gia đoạn 2017 - 2019 là 0,01 %. Nguyên nhân của diện tích đất nông nghiệp giảm là do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Diện tích đất phi nông nghiệp trong giai đoạn 2017 - 2019 lại tăng lên đáng kể qua các năm, diện tích đất phi nông nghiệp năm 2017 là 45637,80 ha chiếm 12,92 % diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, đến năm 2019 là 57702,59 ha chiếm 16,34 %; tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2017 - 2019 là 0,12 %. Sự gia tăng của diện tích đất phi nông nghiệp chủ yếu là sự gia tăng của đất chuyên dùng. Diện tích đất này tăng lên là do một phần chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các loại đất khác để phục vụ các KCN trên địa bàn tỉnh.

b, Tài nguyên nước

Thái Nguyên có hai con sông chính là sông Công và sông Cầu. Sông Công có lưu vực 951km2, sông Công được ngăn lại tạo thành hồ Núi Cốc thuộc huyện Đại Từ, có mặt nước rộng 25km2, với sức chứa khoảng 175 triệu m2 nước, cung cấp nước tưới cho 12.000 ha lúa, cây trồng và nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.

Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) chảy theo hướng Bắc - Đông Nam, tổng lượng nước khoảng 4,5 tỷ m3, có khả năng tưới tiêu cho 24.000 ha lúa.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và sông Lô. Đây là một tiềm năng rất lớn về xây dựng, khai thác thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ.

c, Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả thăm dò phục vụ cho quy hoạch các ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh, tiềm năng khoáng sản của Thái Nguyên trong đó có than là rất lớn có khoảng 11 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 63,8 triệu tấn. Ngoài ra, còn một số kim loại khác như: thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, thuỷ ngân... được khai thác tại khu khoáng sản Núi Pháo với diện tích 9000 ha.

d, Tài nguyên rừng và các thảm thực vật, động vật

Diện tích đất lâm nghiệp năm 2016 của Thái Nguyên là 182.157,29 ha. Với diện tích như vậy nên các thảm thực vật khá phong phú, diện tích cây lâu năm và cây nông nghiệp chiếm gần 1/3 diện tích toàn tỉnh như: lúa, chè, sắn, ngô, khoai, vải, nhãn, đỗ tương, lạc...

e, Tài nguyên du lịch

Thái Nguyên có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo, di tích lịch sử như: Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, hang Thần Sa, núi Văn, núi Võ,... đặc biệt là di tích lịch sử an toàn khu (ATK) được Nhà nước xếp hạng năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)