Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ

2.1.3.1. Những thuận lợi

Tỉnh Thái Nguyên với sự vào cuộc và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Bộ máy chỉ đạo, điều hành và hệ thống cơ quan tham mưu, giúp việc tổ chức quản lý và triển khai chương trình được thành lập ở các cấp.

Ban hành các cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình. Ngoài cơ chế của tỉnh, các địa phương cũng ban hành cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực thực hiện Chương trình như: Huyện Đại từ, Đồng Hỷ, thị xã Phổ Yên, ban hành quy định hỗ trợ kinh phí xây mới, sửa chữa Nhà văn hóa xóm trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020; Thị xã Phổ Yên, huyện Định Hóa, huyện Võ Nhai, ban hành cơ chế hỗ trợ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn giai đoạn 2017-2020; thành phố Sông Công ban hành quyết định thực hiện thí điểm cơ chế hỗ trợ xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu, hộ gia đình nông thôn mới tại xã Vinh Sơn.

Phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng NTM” được duy

trì thường xuyên, liên tục và nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của nhân dân.

2.1.3.2. Những khó khăn:

Ngoài những thuận lợi thì tỉnh Thái Nguyên vẫn còn có nhiều khó khăn như:

Việc chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình tại một số địa phương, Sở, ngành, đơn vị chưa cụ thể, tâm huyết nên hiệu quả chưa cao.

Mặc dù đạt được kết quả khá toàn diện nhưng tiến độ thực hiện chương trình vẫn còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu của tỉnh; một số tiêu chí đã đạt chuẩn nhưng chưa bền vững.

Nguồn nhân lực phục vụ Chương trình xây dựng NTM còn thiếu và yếu; mốt số địa phương còn thụ động trong chỉ đạo, điều hành Chương trình.

Các xã đã tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là làm đường giao thông nông thôn; thủy lợi; xây dựng, nâng cấp trường học, chợ, nhà văn hóa và khu thể thao xã, xóm... nhưng các nội dung về phát triển sản xuất, nâng thu nhập, xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có sự chuyển biến nhiều.

Xuất phát điểm nông thôn của tỉnh còn thấp; chịu sự tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới; thiên tai, dịch bệnh xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Nguồn lực hỗ trợ của Trung ương còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch được duyệt, lại thường xuyên thay đổi từ chỗ nhà nước hỗ trợ 100% đối với 7 hạng mục xuống còn 3 hạng mục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)