Nội dung phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 30)

1.1.2.1. Phát triển bền vững về kinh tế

Phát triển kinh tế bền vững là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế được thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế ổn định lâu dài và sự thay đổi về

chất theo hướng tiến bộ của nền kinh tế, gắn với quá trình tăng năng suất lao động, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế - xã hội và môi trường sống.

Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNP và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.

1.1.2.2. Phát triển bền vững về xã hội

Tăng trưởng kinh tế phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Có việc làm thì người lao động mới có quyền, thu nhập và các điều kiện tự hoàn thiện nhân cách của chính mình. Người lao động nếu không có việc làm, bị thất nghiệp sẽ không có thu nhập, dễ nảy sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội. Theo quy luật Okun, cứ 1% thất nghiệp tăng thêm ngoài thất nghiệp tự nhiên, thì sẽ làm mất đi 2% GDP.

Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo. Mục tiêu đầu tiên của PTBV là thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu về ăn mặc, vệ sinh, sức khỏe, nhà ở, nước sạch, giáo dục,... Ngoài ra tình trạng đói nghèo liên hệ chặt chẽ với sự cân bằng của hệ sinh thái và với chất lượng của môi trường -

môi sinh. Tại các nước giàu nói chung, thành phần xã hội có thu nhập thấp thường có nhận thức kém về bảo vệ môi trường - môi sinh và có cuộc sống gây ô nhiễm nhiều hơn tầng lớp có thu nhập và đời sống cao. Còn tại các nước chậm tiến, vì phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu và vì thiếu phương tiện tài chính, kỹ thuật, vật chất và tri thức cho nên không có khả năng bảo vệ môi trường - môi sinh. Không những thế, tại các nước này, hệ sinh thái bị hư hại, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng đói nghèo ảnh hưởng bất lợi lên môi trường - môi sinh tới mức khiến cựu Thủ tướng Indira Gandhi đã tuyên bố rằng “đói nghèo là thủ phạm gây ô nhiễm đáng sợ nhất”.

Tăng trưởng kinh tế phải hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư như: Thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ bình quân, tỷ lệ trẻ em sơ sinh tử vong, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ bác sỹ trên 1.000 dân, tỷ lệ dân số được dùng nước sạch, tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đi học... Liên Hợp Quốc đã đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI), là chỉ số tổng hợp của ba chỉ số cơ bản: Thu nhập bình quân đầu người, chỉ số về giáo dục (tỷ lệ % người lớn biết chữ) và chỉ số về y tế (tuổi thọ bình quân).

1.1.2.3. Phát triển bền vững về môi trường

Môi trường là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải cần ít nhất một trong các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, môi trường trong sạch… Nói cách khác, môi trường là địa bàn, là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi với môi trường. Tác động hoạt động phát triển đến với môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó. Mặt khác, kinh tế xã hội cũng tác động đến nguồn tài nguyên thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường từ đó dẫn đến gia tăng các thảm họa, thiên tai gây ảnh

hưởng ngược lại đến sự phát triển các hoạt động kinh tế xã hôi trong khu vực. Đó chính là sự tác động nhiều chiều, là mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển.

Năm 1970, các nhà khoa học câu lạc bộ Roma đưa ra khuyến cáo: Dân số tăng theo cấp số nhân, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn đến sự đói kém, loài người dẫn đến diệt vong do đói và ô nhiễm môi trường. Chính vì thế một số lý thuyết cho rằng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất, quốc gia và khu vực cần ngăn chặn khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tùy tiện, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà bỏ qua an ninh môi trường. Ở các nước nghèo, con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp) đây là bài toán khó bởi muốn bảo vệ môi trường phải giảm tăng trưởng kinh tế hiện đang thâm dụng tài nguyên.

Mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên là lao động giá rẻ chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn nhất định, nhưng điều đáng buồn là các nước nghèo rơi vào vòng luẩn quẩn hiện nay chưa có lối thoát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)