Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3.5.2.1. Nâng cao diện tích, năng suất và sản lượng
- Căn cứ vào Kế hoạch phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện Đại Từ giai đoạn 2025 - 2030; Theo kế hoạch đến năm 2025 huyện
Đại Từ có 59,7% diện tích chè toàn huyện được sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP cụ thể từng chỉ tiêu như sau:
- Về số hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2025 sẽ có khoảng 29.500 hộ nông dân; đến năm 2030 tăng lên 39.000 hộ.
- Về diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2025 sẽ tăng lên 4.000 ha; đến năm 2030 tăng lên 5640 ha.
- Năng suất chè sản xuất theo quy trình VietGAP đến năm 2025 năng suất đạt 125 tạ/ha và đến năm 2030 tăng lên 130 tạ/ha.
3.5.2.2. Đổi mới giống chè đáp ứng yêu cầu VietGAP
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm chè. Đối với việc mở rộng diện tích, cần xác định rõ các vùng tập trung trên quan điểm tận dụng và phát huy tối đa lợi thế về sản xuất chè của huyện. Trồng mới bằng các giống chè PH8, PH10, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, LDP1, TRI777, Keo Am tích, Bát Tiên (trong đó tập trung chủ yếu và 3 giống chủ lực: Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, LDP1) thay thế các nương chè Trung du già cỗi, năng suất kém, nâng tỷ lệ nương chè trồng bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao.
Tăng cường kiểm tra quản lý tốt chất lượng giống chè đưa vào sản xuất, đảm bảo 100% lượng giống chè đưa vào sản xuất đều được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, không để giống không rõ nguồn gốc, giống không phù hợp với quy hoạch đưa vào sản xuất.
Tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân về các biện pháp cải tạo, trồng mới, trồng thay thế các giống chè trung du năng suất thấp bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao nhằm tạo thành vùng nguyên liệu tập trung chất lượng, áp dụng KHCN trong chăm sóc, chế biến và bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phát triển vùng chè chất lượng cao, đa dạng sản phẩm, trở thành vùng chè lớn, có hiệu quả kinh tế cao, đến năm 2030 về cơ bản, toàn bộ diện tích
chè của Đại Từ được trồng bằng các giống mới, giống Trung du chọn lọc, nâng cao được hiệu quả sản xuất chè, giá trị sản phẩm tăng.
3.5.2.3. Thực hiện tốt kỹ thuật trồng chè VietGAP
Trồng mới, trồng thay thế các nương chè Trung du bằng các giống chè mới theo đúng quy trình trồng. Áp dụng quy trình kỹ thuật trồng thay thế theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2010, trồng giống chè mới vào giữa 2 hàng chè cũ, sau hai năm phá bỏ hoàn toàn các hàng chè cũ tạo nương chè giống mới. Đây là kỹ thuật nhằm làm ổn định mức thu nhập và sản lượng chè trong thời gian thay giống mới. Kết hợp xây hệ thống giao thông nội đồng, các loại đường trong vùng chè, và tiến tới xây dựng đường bê tông trên các đường liên đồi trong khu chè, mở rộng đường theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; chú ý kỹ thuật cải tạo đất bằng biện pháp sinh học; trồng cây che bóng. Quan tâm mức đầu tư cho trồng thay thế lớn hơn mức đầu tư cho trồng mới vì trong hai năm đầu không những đầu tư cho trồng mới mà còn đầu tư cho chè cũ để có mức thu búp tăng 20-30% so trồng mới.
Lồng ghép các chương trình khuyến nông, các chương trình đào tạo nghề, xây dựng các dự án ưu tiên, các mô hình điểm, tổ chức các chương trình tham quan, tập huấn để chuyển giao kỹ thuật đến người sản xuất. Cần thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý dự án trồng thay thế để tập trung chỉ đạo nhằm đạt yêu cầu số lượng, chất lượng, thời gian, sớm mang lại hiệu quả thiết thực.
Chăm sóc các vườn chè hiện có, trên quan điểm khai thác tiềm năng hiện có, đây được xem là hướng có hiệu quả thiết thực cần tập chung đầu tư, trong đó chú trọng biện pháp thâm canh và biện pháp nâng cao chất lượng và sản xuất an toàn là biện pháp cốt lõi nhất.
Đối với những diện tích chè giống mới, 100% diện tích đều triển khai áp dụng quy trình thâm canh sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Khuyến khích các hộ sản xuất tăng cường bón phân hữu cơ, cải tạo đất. Đối
với diện tích chè Trung du, dựa vào năng suất trung bình của toàn huyện phân thành các chế độ thâm canh như sau:
+ Những diện tích chè có năng suất bằng hoặc trên năng suất trung bình của huyện sẽ áp dụng kỹ thuật thâm canh theo quy trình hiện hành.
+ Những diện tích chè Trung du trồng hạt có năng suất thấp hơn năng suất trung bình của huyện sẽ tập trung cải tạo đất, bón bổ sung phân hữu cơ đồng thời áp dụng các biện pháp thâm canh, các biện pháp kỹ thuật để cải tạo, tăng năng xuất và chất lượng chè.
+ Đối với những diện tích chè Trung du già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất thấp dưới 90 tạ/01ha, mật độ không đảm bảo cần tiền hành trồng thay thế bằng các giống chè mới có năng suất và chất lượng cao.
Tập trung cho thâm canh diện tích chè hiện có theo hướng nguyên liệu chè an toàn, chất lượng. Thâm canh và phát triển chè kết hợp với bảo vệ diện tích rừng hiện có. Thâm canh và phát triển chè sẽ góp phần tăng độ che phủ cho đất, hạn chế xói mòn rửa trôi, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ổn định sản xuất và đời sống, phát triển bền vững; gắn sản xuất chè với du lịch văn hoá làng nghề và du lịch sinh thái vùng chè.
3.5.2.4. Tăng cường chế biến chè VietGAP
Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo nghề cho nông dân và các đối tượng kinh doanh, chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn; xác định đào tạo nghề để thúc đẩy phát triển cây chè là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của huyện trong chương trình đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Tiếp tục tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khuyến nông, cán bộ kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu phát triển cây chè. Hình thành mạng lưới giảng viên, cộng tác viên, các chuyên gia kỹ thuật để chủ động trong đào tạo huấn luyện kỹ thuật. Đổi mới
mạnh mẽ công tác khuyến nông, gắn quyền lợi của người trồng chè với cán bộ khuyến nông. Tập trung chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong các khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến và bảo quản sản phẩm chè. Có cơ chế hỗ trợ để thu hút các chuyên gia giỏi để tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình, dự án khuyến nông để phát triển cây chè.
Sản phẩm ở Đại Từ chỉ sản xuất chè xanh, do đó chú ý tiêu chuẩn kỹ thuật hái là hái theo tiêu chuẩn hái búp non, với chế biến chè xanh truyền thống chú ý chủ yếu hái thủ công búp 1 tôm 2 lá non, hái theo lứa không hái san trật 12-16 ngày/lứa, chế biến theo công nghệ truyền thống.
Với loại chè xanh chất lượng cao từ các giống mới cần áp dụng kỹ thuật hái non búp tôm 1-2 lá. Chế biến theo công nghệ và thiết bị mới gồm diệt men, hồi ẩm làm nguội, vò, sấy, tạo sản phẩm hương tự nhiên, đóng gói nhỏ.
Với loại chè xanh Đại Từ chất lượng khá từ các giống mới hái 1 tôm 2- 3 lá non, hái theo lứa 20-23 ngày lứa, có thể áp dụng máy hái chè, chế biến chè xanh (mao tiêm, chè duỗi) tạo sản phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu thị trường châu Á.
- Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hoá đối với loại hình chế biến truyền thống quy mô nông hộ nhằm nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn sản phẩm và giảm chi phí công lao động;
- Đối với nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa khuyến khích phát triển theo hướng chế biến truyền thống ứng dụng cơ giới hoá kết hợp chế biến công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy mô công suất phù hợp; khuyến khích chế biến thành phẩm được đóng gói, có bao bì, nhãn mác, chỉ dẫn địa lý. Hạn chế xuất bán sản phẩm sơ chế chất lượng, giá trị thấp;
- Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư chế biến ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm chè.
3.5.2.5. Tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị chế biến chè VietGAP
Hiện trạng thiết bị chế biến chè ở Đại Từ chủ yếu là thủ công, lạc hậu, không đồng bộ, trước mắt cần chú ý thay thế các thùng diệt men bằng tôn hoặc thép gỉ không đáp ứng nhu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, bằng các thùng diệt men làm từ vật liệu chất lượng an toàn.
Đối với các xưởng chế biến quy mô nhỏ (hộ gia đình, trang trại) triển khai thay thế các thiết bị chế biến bằng inox hoặc thép không gỉ đáp ứng nhu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu tư theo hướng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh sảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống. Từng bước cơ giới hoá và tự động hoá các trang thiết bị nhằm nâng cao giá trị sản xuất.
Đổi mới công nghệ và thiết bị tiên tiến trong canh tác, chế biến chè, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, bao gồm: đổi mới thiết bị tiên tiến trong chế biến chè xanh quy mô nhỏ chiếm 70% tổng công xuất chế biến, các thiết bị chế biến nhỏ (thủ công) chiếm 30% công suất, tạo ra các loại sản phẩm chè xanh, đáp ứng yêu cầu thị trường nội tiêu và xuất khẩu.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến có quy mô vừa và nhỏ với thiết bị đồng bộ, hiện đại, chế biến theo công nghệ chè xanh. Thu hút đầu tư trực tiếp vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè tại huyện. Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp với người sản xuất trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè.
Tập trung các cơ sở sản xuất, chế tạo thiết bị thủ công của huyện vào các trung tâm dịch vụ kỹ thuật chè để chế tạo các thiết bị thủ công, bán cơ giới (máy vò, thùng quay, sao lăn) đạt các tiêu chuẩn chất lượng phục vụ cho việc đổi mới các cụm chế biến thủ công. Các cơ sở có kinh nghiệm và uy tín sẽ liên doanh, liên kết với các cơ sở trong và ngoài nước để xây dựng các cơ
sở sản xuất và bảo dưỡng thiết bị chế biến chè cơ giới đồng bộ hiện đại. Các cơ sở sản xuất thiết bị là những cơ sở sản xuất hỗ trợ quan trọng trong mối liên kết sản xuất dịch vụ của ngành chè.
3.5.2.6. Tăng cường hỗ trợ sản xuất chè VietGAP
Xây dựng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ kinh phí để thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ chè, trong đó tập trung hỗ trợ giống cho các hộ trồng mới, trồng thay thế các diện tích chè già cỗi, chất lượng kém bằng các giống chè mới. Có cơ chế hỗ trợ lãi xuất vốn vay cho các hợp tác xã, các doanh nghiệp và các hộ nông dân để đầu tư mua máy móc thiết bị tưới chè, chế biến, đóng gói bảo quản để đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến có quy mô nhỏ và vừa với thiết bị đồng bộ, hiện đại, chế biến theo công nghệ chè xanh. Thu hút đầu tư trực tiếp vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè tại huyện. Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp với người sản xuất trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, mặt bằng và hỗ trợ kinh phí ban đầu cho việc thành lập Hợp tác xã, các HTX liên doanh liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè. Xây dựng cơ chế để khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển cây chè, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các trung tâm dịch vụ kĩ thuật, thương mại và du lịch vùng chè.
Từng bước thực hiện liên kết “4 nhà’’ trong công tác phát triển cây chè để đảm bảo khép kín từ khâu sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ chè. Xây dựng cơ chế để khuyến khích, nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời quản lý tốt của đội ngũ cán bộ khuyến nông nhất là đội ngũ cán bộ khuyến nông phát triển cây chè.
Xác định sản phẩm: muốn tiêu thụ sản phẩm chè ổn định cần xác định chiến lược sản phẩm. Căn cứ vào lợi thế sản xuất chè ở Đại Từ cần xác định sản xuất sản phẩm của huyện là chè xanh nội tiêu và xuất khẩu, trong đó tập trung vào sản xuất chè xanh đặc sản chất lượng cao, theo hương thơm tự nhiên của giống mới; sản xuất trên thiết bị hiện đại, quy mô nhỏ, đóng gói nhỏ, chè túi lọc hay các gói nhỏ, có ướp hoa phục vụ thị trường nội tiêu và sản xuất chè xanh chất lượng cao, chế biến trên thiết bị hiện đại, quy mô vừa, đóng gói có khối lượng lớn sản phẩm phục vụ xuất khẩu và các trung tâm đô thị lớn và xuất khẩu.
Từ sản xuất sản phẩm trên, xác định các thị trường tương ứng, đó là: chè xanh truyền thống bán nhỏ lẻ tại các đại lý bán chè, các chợ và các yêu cầu thị trường khác; loại chè gói nhỏ chủ yếu bán trên các trung tâm thương mại dịch vụ, các điểm tham quan du lịch, các điểm văn hóa Trà; các loại sản phẩm chè xanh có đóng gói lớn sẽ bán cho các thị trường xuất khẩu cho các nước Châu Á: Trung quốc, Đài Loan, Hông Kông, Paskitan…; các trung tâm lớn như: Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh phía Nam…
Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm thông qua xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính cho các loại sản phẩm chủ yếu, công bố làm cơ sở để xây dựng đăng ký nhãn hiệu tập thể (chè xanh truyền thống Đại Từ, chè xanh giống mới Đại Từ,..).
Tiêu thụ chè thông qua mua bán trực tiếp người sản xuất và người tiêu dùng, tiêu thụ chè thông qua người du lịch tại các trung tâm dịch vụ qua các điểm, tuyến du lịch trong nước và Thái Nguyên, tiêu thụ chè thông qua các đại lý tiêu thụ ở các trung tâm và thành phố lớn; tiêu thụ chè thông qua các hợp đồng trực tiếp hay ủy thác với các nhà tiêu thụ chè nước ngoài.
Quản lý, xác nhận tiêu chuẩn sản phẩm, quản lý thương hiệu sản phẩm: các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm địa phương, tuyên truyền vận động người sản xuất buôn bán chè thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
đã công bố, kiểm tra thường xuyên và xử lý kịp thời vi phạm về tiêu chuẩn, thương hiệu sản phẩm.
- Tăng cường mở rộng thị trường trong nước do đời sống người dân ngày càng được nâng cao, sức tiêu thụ các mặt hàng chè tiếp tục tăng, đặc biệt là các loại chè có chất lượng được đóng gói với mẫu mã hiện đại.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu đối với sản phẩm chè. Phát triển thị trường, chú ý các thị trường ngách, thị trường tiềm năng để tiêu thụ các sản phẩm có giá trị gia tăng. Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm, khảo sát thị trường tại một số nước có ngành chè phát triển; trên cơ