Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 48)

VietGAP cho huyện đại từ, tỉnh Thái Nguyên

Một là, phát huy và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phương, phát triển bền vững và ổn định, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tự nhiên, dựa trên cơ sở khai thác lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu... để phát triển sản xuất chè đặc sản, có sản lượng hàng hóa tập trung. Đưa cây chè VietGAP thực sự là cây trồng chủ lực, mũi nhọn; cây làm giàu trong phát triển kinh tế của huyện Đại Từ. Phát triển mạnh ở cả 3 khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Hai là, áp dụng các quy trình sản xuất chè VietGAP đầu tư chăm sóc theo chiều sâu, tạo vùng nguyên liệu tập trung chất lượng, an toàn, từng bước đưa các giống chè mới có chất lượng tốt, năng suất cao thay thế chè giống cũ, tạo cơ cấu giống chè phù hợp, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật hiện có trong ngành chè để nâng cao năng suất và chất lượng chè. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tích cực tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp đồng bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm ổn định lâu dài.

Ba là, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển giao thông, thuỷ lợi, điện và hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển cây chè nâng cao đời sống nhân dân. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân đầu tư vào phát triển cây chè. Thúc đẩy việc liên doanh liên kết trong phát triển cây chè; hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến công nghiệp, cho xuất khẩu; gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ.

Bốn là, tăng cường công tác điều tra dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại chè và hướng dẫn nông dân phòng trừ hiệu quả, an toàn; đề xuất hình thức dịch vụ phát triển cây chè. Đẩy mạnh công tác quản lý việc kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng chè, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản

kiên quyết xử lý đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện sản xuất, chế biến theo quy định.

Năm là, hệ thống khuyến nông tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng chè. Xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho vùng sản xuất chè tập trung. Khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường chỉ đạo tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ, đẩy mạnh vai trò hoạt động của các hợp tác xã sản xuất chè đã có và tiếp tục phát triển các hợp tác xã mới; tiếp tục nghiên cứu tái cơ cấu ngành hàng chè, trong đó hết sức chú ý đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường liên kết, đảm bảo hiệu quả, bền vững. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các mô hình có hiệu quả (trồng cây che bóng, bón phân chuyên dùng, sản xuất an toàn…); hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; trồng cây che bóng; sử dụng máy hái chè đúng kỹ thuật, sản xuất theo hướng an toàn đảm bảo phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Đại từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc củatỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 Km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía đông giáp

huyện Phú Lương; Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.

Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện là 57334,6 ha và 165.302 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân274,65 người/km2.

Là Huyện có diện tích lúa và diệntích chè lớn nhất tỉnh ( Lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là Huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: Có 169 điểm di tích lịch sửvà danh thắng. Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

a) Về đồi núi: Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi:

- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m .

- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.

- Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m. - Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam.

b) Sông ngòi thuỷ văn:

- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện.

- Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh

Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.

- Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện (đặc biệt là cây chè).

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80% , nhiệt độtrung bình hàng năm từ 22 - 270 ( là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).

2.1.1.4.Kết cấu hạ tầng

a. Hệ thống cung cấp điện: Huyện Đại Từ có mạng lưới điện Quốc gia kéo đến 31 xã, thị trấn.

b. Giao thông: Đại Từ có mật độ đường giao thông khá cao so với các Huyện trong Tỉnh. Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km.

Trong đó:

+ Đường Quốc lộ 37, chạy dài suốt Huyện, dài 32km, đã được dải nhựa. + Đường Tỉnh quản lý: Gồm 3 tuyến đường: Đán đi Hồ núi Cốc; Đại Từ đi Phổ Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến -Định Hoá; Phú Lạc đi Đu- ôn Lương Phú Lương.

Còn lại là các tuyến đường đá, cấp phối thuộc Huyện và xã quản lý, chủ yếu là đường liên xã, liên thôn, xóm; Cả 31 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, Song do đặc điểm của Huyện miền núi, hệ thống giao thông còn gây ách tắc về mùa mưa lũ, do vậy chưa đáp ứng cho sự phát triẻn và giao lưu hàng hoá trên địa bàn.

- Tuyến đường sắt Quán triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợn lớn trong việc phục vụ sản xuất và giao lưu hàng hoá (Chủ yếu là vận chuyển than).

Nhìn chung, hệ thống giao thông của Huyện tương đối thuận lợi, song về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu (Chủ yếu là đường đá cấp phối, đất), cần phải có kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống cầu, đường liên Huyện, liên xã, xóm trong những năm tới.

c. Thông tin liên lạc: Toàn Huyện đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình, 31/31 xã, thị trấn có điện thoại; Hệ thống giao thông thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho Bưu điện phục vụ các thông tin, báo trí đến các xã, xóm trong kịp thời trong ngày.

2.1.1.5. Tài Nguyên - khoáng sản

a) Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy.

b) Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất Tỉnh, 15/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng. Được chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau:

- Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của Huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê. Có 3 mỏ lớn thuộc Trung ương quản lý và khai thác: Mỏ Núi Hồng, Khánh Hoà, Bắc làng Cẩm. Sản lượng khai thác hàng năm từ 10 đến 20 nghìn tấn/ năm.

- Nhóm khoáng sản kim loại:

+ Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. Mỏ thiếc Hà Thượng lớn nhất mới được khai thác từ năm 1988, có trữ lượng khoảng 13 nghìn tấn, mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lượng lớn khoảng 28 nghìn tấn. Ngoài các mỏ chính trên quặng thiếc còn nằm rải rác ở 9 xã khác trong Huyện như: Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, tân Thái, Văn Yên, Phục Linh, Tân Linh, Cù vân.

+ Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là Titan, sắt nằm rải rác ở các điểm thuộc các xã phía Bắc của Huyện như Khôi Kỳ, Phú Lạc trữ lượng không lớn lại phân tán.

- Nhóm khoáng sản phi kim loại:pyrit, barit, nằm ở rải rác các xã trong Huyện, trữ lượng nhỏ, phân tán.

- Khoáng sản và vật liệu xây dựng:

Đại Từ là vùng có mỏ đất sét lớn nhất tỉnh ở xã Phú Lạc, ngoài ra còn có nguồn đá cát sỏi có thể khai thác quanh năm ở dọc theo các con sông Công, bãi bồi của các dòng chảy phục vụ vật liệu xây dựng tại chỗ của Huyện.

2.1.2. Điu kin v kinh tế - xã hi

2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Tài nguyên đất đai của Đại Từ có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai Đại Từ được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém. Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Theo số liệu thống kê năm 2019 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 57334,6 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp có 49227,97 ha chiếm 85,86%. Như vậy, đất nông nghiệp của huyện chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, đây sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm từ nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Diện tích đất trồng cây hàng năm năm 2019 là 7827,48 ha, chiếm 39,34% diện tích đất nông sản xuất nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp của huyện năm 2019 là 7.910,37 ha chiếm 13,80% diện tích đất tự nhiên.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất huyện Đại Từ giai đoạn 2017- 2019 Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát

triển bình quân giai đoạn

2017 - 2019 Tổng số (ha) Cơ cấu (%) Tổng số (ha) cấu (%) Tổng số (ha) cấu (%) TỔNG SỐ 57334,6 100,00 57334,6 100,00 57334,6 100,00 100 Đất nông nghiệp 50052,67 87,30 50001,89 87,21 49227,97 85,86 99,17 1 Đất sản xuất nông nghiệp 20.011,27 39,98 19.999,89 40,00 19.897,71 40,42 99,72 - Đất trồng cây hàng năm 7026,94 35,11 7021,14 35,11 7.827,48 39,34 105,54 - Đất trồng cây lâu năm 12984,33 64,89 12978,75 64,89 12.070,22 60,66 96,42 2 Đất lâm nghiệp có rừng 29.213,84 58,37 29.176,94 58,35 28.502,84 57,90 98,78 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 809,82 1,62 807,33 1,61 809,71 1,64 99,99 4 Đất nông nghiệp khác 17,74 0,04 17,73 0,04 17,72 0,04 99,94

Đất phi nông nghiệp 7.082,37 12,35 7133,25 12,44 7.910,37 13,80 105,68

1 Đất ở 1.281,94 18,10 1335,65 18,72 2.115,07 26,74 128,45

2 Đất chuyên dùng 3.516,66 49,65 3517,78 49,32 3.513,77 44,42 99,96

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 28,55 0,40 27,44 0,38 26,11 0,33 95,63

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 140,66 1,99 139,56 1,96 138,77 1,75 99,33 5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.107,23 29,75 2.105,43 29,52 2.109,21 26,66 100,05

6 Đất phi nông nghiệp khác 7,33 0,10 7,39 0,10 7,45 0,09 100,82

Đất chưa sử dụng 199,56 0,35 199,46 0,35 196,26 0,34 99,17

Đạ ă

Nhìn chung, diện tích đất đai nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tuy có giảm nhưng không biến động lớn. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp cũng không thay đổi nhiều, Diện tích đất phi nông nghiệp tuy có tăng nhưng không nhiều, Trong đó đất ở cũng thay đổi tăng lên do quá trình đô thị hóa, các khu dân cư, khu đô thị được quan tâm đầu tư. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ yếu do xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển một số khu công nghiệp và công trình công cộng, Diện tích đất chưa sử dụng của huyện không đáng kể, chỉ chiếm 0,34% diện tích đất tự nhiên

2.1.2.2. Dân số và nguồn lao động

Tổng dân số của huyện Đại Từ tính đến hết năm 2019 đạt 169.216 người. Tỷ lệ tăng bình quân giai đoạn 2017 -2019 là 100,91%. Trong đó dân thành thị là 18.880 người và dân nông thôn là 150.336 người như vậy tỳ lệ dân thành thị của huyện Đại Từ nhiều hơn dân nông thôn đây là kết quả của quá trình đô thị hóa dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang làm tại các khu công nghiệp.

Theo như xu thế chung hiện nay ta thấy nguồn lao động của Đại Từ tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, số lao động trẻ hầu như sau khi tốt nghiệp THPT đều tìm kiếm việc làm tại các công ty, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, những lao động trẻ tuổi thường ít mặt mà với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Do vậy để phát huy nâng cao giá trị ngành nông nghiệp trong những năm tới huyện cần phải có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, tập trung thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.2. Dân số huyện Đại Từ giai đoạn 2017- 2019

Năm T(ngổng sười) ố Phân theo g

ới tính Phân theo thành thnông thôn ị, Nam

(người) N

(người) Thành th

(người) Nông thôn (người)

2017 163.860 81.125 82.735 17.540 146.320 2018 167.692 82.247 85.445 18.777 148.915 2019 169.216 82.996 86.220 18.880 150.336 Tỷ lệ tăng (%) Năm 2017 100,32 100,94 99,71 104,85 99,77 2018 102,34 101,38 103,28 107,05 101,77 2019 100,91 100,91 100,91 100,55 100,95

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đại Từ năm 2017- 2019

2.1.3. Nhng li thế trong phát trin kinh tế xã hi ca huyn Đại T

Với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội mà tự nhiên ưu đãi cho Đại Từ có những lợi thế sau trong phát triển kinh tế xã hội.

Lợi thế có tính chất quyết định và bền vững của huyện là: Sự đoàn kết nhất trí của các dân tộc anh em trong huyện, sự nhiệt tình cách mạng với sự lãnh đạo vững vàng của đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc trong huyện quyết tâm phấn đấu xây dựng nền kinh tế -xã hội phát triển về mọi mặt.

Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho sự phát triển. Là huyện miền núi chỉ cách trung tâm tỉnh lị hơn 20 km. Hạ tầng cơ sởthuận lợi hơn các huyện miền núi khác trong tỉnh, sự nắm bắt về thông tin và tiếp nhận sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp thuận lợi hơn.

Là huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, mặc dù trữ lượng nhỏ, không lớn, Đây là nhân tố quan trọng hình thành các cơ sở công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)