2.3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để mô tả tình hình kinh tế- xã hội của huyện, tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của nông hộ sản xuất chè, kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ nông dân sản xuất chè qua các năm.
2.3.2.2. Phương pháp thống kê so sánh
+ So sánh các số liệu qua các năm. + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tượng tương tự.
Phương pháp này được sử dụng nhằm tính các tốc độ tăng trưởng, xác định mức biến động tương đối, tuyệt đối, so sánh kết quả và hiệu quả của hộ sản xuất chè trước và sau khi chuyển đổi sang sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, so sánh giữa hai nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và không theo tiêu chuẩn VietGAP trong năm 2019.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển kinh tế
- Các chỉ tiêu thể hiện trình độ, điều kiện sản xuất của chủ hộ: Độ tuổi; Trình độ văn hóa/chuyên môn; Số năm kinh nghiệm;
- Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển sản xuất chè: Diện tích trồng chè, diện tích các loại chè, chủng loại chè, số giống chè, năng suất chè; Chi phí sản xuất 1ha chè; Giá bán, doanh thu, lợi nhuận; Đất đai; Lao động; Vốn; Tư liệu sản xuất.
Sản lượng chè (ha) = Diện tích chè (ha) x Năng suất chè (tấn/ha) Theo quan điểm của hệ thống ta coi tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào đều là hoạt động sản xuất kinh doanh thống nhất giữa đầu ra và đầu vào của các sản phẩm sản xuất ra. Các chỉ tiêu so sánh hiệu quả kinh tế được xây dựng trên cơ sở mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào đó.
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh =
Yếu tố đầu vào
Trong đó:
Đầu vào là các chi phí cho quá trình sản xuất. Đầu ra là kết quả của quá trình sản xuất.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kì nhất định, thường là một vụ hoặc một năm.
GO = ≡ × n i Pi Qi 1
Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i Ý nghĩa:
- Làm căn cứ để đánh giá kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp. - Là cơ sở để tính toán một số chỉ tiêu quan trọng khác như giá trị gia tăng, năng suất lao động.
- Chi phí trung gian (IC) ngành nông nghiệp là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thực tế đã chi ra của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và
thuần dưỡng thú, dịch vụ nông nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Ý nghĩa:
- Chi phí trung gian ngành nông nghiệp làm cơ sở để tính toán giá trị gia tăng, từ đó đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp.
- Giá trị tăng thêm (VA) là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp chính là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian của ngành nông nghiệp.
Ý nghĩa:
+ Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện kết quả sản xuất ngành nông nghiệp. Nó dùng đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (tốc độ phát triển hay tốc độ tăng trưởng GDP)
+ Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
+ Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp dùng tính toán các chỉ tiêu thống kê quan trọng khác: như năng suất lao động, thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (Pr)..
VA= GO - IC
Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian
- Chỉ tiêu GO/IC: Phản ánh giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian.
Tỷ lệ GO/IC Giá trị sản xuất (lần)
Chi phí trung gian
- Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí trung gian VA/IC: Chỉ tiêu này phản ánh với mức độ đầu tư một đồng trung gian thì tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu.
Chi phí trung gian
- Các chỉ tiêu phản ánh về kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất chè: Tổng sản lượng chè thu hoạch trong năm (tấn); Tổng giá trị sản xuất chè; Năng suất trung bình trên một ha chè.
b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất chè bền vững về
mặt xã hội, môi trường
- Số hộ, số lao động trồng chè
- Tuổi bình quân lao đồng trồng chè
- Trình độ giáo dục của lao động trồng chè - Diện tích trồng chè theo quy hoạch
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng phát triển chè của huyện Đại Từ
3.1.1. Kết quả sản xuất chè của huyện Đại Từ
Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, huyện có 30/30 xã, thị trấn đều trồng chè. Theo số liệu thống kê đến hết năm 2019, tổng diện tích chè toàn huyện có trên 6.342,43 ha, trong đó diện tích chè cho sản phẩm là 5.842,47 ha, với sản lượng chè búp tươi trên 69.617,52 tấn/năm. Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Đại Từ giai đoạn 2017 - 2019 TT Nội dung Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ PTBQ/năm (%) 1 Huyện Đại Từ - Tổng diện tích Ha 6.336 6.337 6.342,43 100,05 - Diện tích cho sản phẩm Ha 5570 5655 5.842,47 102,42 - Năng suất chè búp tươi Tạ/ha 119,5 118,98 119,5 100 - Sản lượng chè búp tươi Tấn 66.561 67.282 69.617,52 102,27 2 Tỉnh Thái Nguyên - Tổng diện tích Ha 21.649 22.027 22.282,24 101,45 - Diện tích cho Ha 19.170 19.683 20.082,43 102,35
sản phẩm - Năng suất chè búp tươi Tạ/ha 117,22 117,31 119,13 100,81 - Sản lượng chè búp tấn 224.711 230.903 239.244,63 103,18
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Đại Từ năm 2019)
- Tính trong giai đoạn 2017-2019, diện tích chè của huyện Đại Từ hầu như không tăng, (mức tăng bình quân của toàn tỉnh là 1,05 %), năng suất chè hầu như không thay đổi nhiều, trong 2 năm 2017, 2018 năng suất cao hơn của tỉnh 2,3 tạ/ha, năm 2019 gần như bằng nhau. Sản lượng chè búp tươi của huyện Đại Từ tăng 1,05% (mức tăng bình quân của toàn tỉnh là 1,02%).
- Xét về diện tích: Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn nhất trong các huyện, thành, thị của tỉnh Thái Nguyên, diện tích chè của huyện năm 2017 là 6.336 ha, chiếm 31,6% tổng diện tích chè của Tỉnh (mức tăng bình quân của toàn Tỉnh là 1,05%). Nguyên nhân làm cho diện tích chè của huyện Đại Từ tăng chậm và thấp hơn mức tăng của tỉnh là do quỹ đất để phát triển trồng chè của huyện còn ít; mặt khác theo kết quả rà soát đánh giá và điều tra của huyện, trên địa bàn do diện tích đất đồi hạn chế nên đã có khoảng trên 100 ha chè trồng mới được trồng trên nền đất chuyển đổi từ đất trồng lúa, ao… Một số diện tích đã có thu hoạch, một số diện tích chuyển đổi không thành công do đất ở khu vực trồng chè không có khả năng thoát nước, dẫn đến rễ chè không phát triển và đất tích lũy độc tố gây chết cây; đặc biệt là huyện đã quy hoạch phát triển cây chè đến năm 2020 trong đó đã xác định là không tăng diện tích chè mà cơ bản giữ ổn định diện tích để tập trung đầu tư chuyển đổi giống và thâm canh tăng năng suất và chất lượng chè.
- Về năng suất chè: Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn nhất của tỉnh, tuy nhiên năng suất chè của huyện tăng chậm, hầu như không tăng và nhưng năng suất cao hơn so với năng suất bình quân chung của tỉnh;. So sánh với các huyện, thành, thị trong tỉnh thì năng suất chè của huyện Đại Từ chỉ đứng thứ 6, mặc dù là huyện có diện tích chè lớn, chiếm trên 31,6% diện tích chè của tỉnh. Mặt khác theo đánh giá trong quy hoạch phát triển cây chè của huyện, toàn huyện có 10.708 ha diện tích đất thích hợp cho phát triển cây chè (diện tích đất rất thích hợp là 2.369,09ha và 8.339,03 ha đất thích hợp cho cây chè) nhưng năng suất chè của huyện năm 2019 mới đạt 119,5 tạ/ha cao năng suất bình quân của Tỉnh năm 2019 (119,13 tạ/ha); điều này cho thấy ngoài việc bị ảnh hưởng do một số diện tích chè mới trồng mới chuyển sang giai đoạn chè kinh doanh, năng suất chưa cao, thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong thâm canh tại huyện Đại Từ còn hạn chế, diện tích chè trung du già cỗi còn 1.864 ha, chiếm 29,39% diện tích chè của huyện đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến năng suất chè của huyện thấp hơn so với bình quân của tỉnh.
- Về sản lượng: Là huyện có sản lượng chè lớn nhất của tỉnh, sản lượng chè búp tươi năm 2019 đạt 69.637 tấn/năm (chiếm 32,6%) sản lượng chè của toàn tỉnh, trong giai đoạn 2017-2019, sản lượng tăng đều qua các năm 2017-2019, năm 2018 tăng 1,01% sản lượng so với năm 2017, năm 2019 tăng 1,04% sản lượng so với năm 2018; so sánh sản lượng chè của huyện với tỉnh cho thấy sản lượng chè của huyện tăng ổn định hơn của tỉnh.
3.1.2. Thực trạng cơ cấu giống chè huyện Đại Từ năm 2019
Huyện Đại Từ đã tích cực trong việc triển khai chuyển đổi và đưa các giống chè mới có năng suất cao vào sản xuất. Diện tích chè giống mới hiện nay đang chiếm 70,61% cơ cấu giống chè toàn huyện, chủ yếu là các giống: LDP1 (49,42%), Kim Tuyên (11,74%), Phúc Vân Tiên (7,32%), TRI777 (3,65%), Bát Tiên, keo am tích (0,62%). Cơ cấu giống chè của
huyện là khá phong phú, đều là giống chè có chất lượng tốt, một số giống có thể chế biến chè Ôlong Bảng 3.2. Thực trạng cơ cấu giống chè của huyện Đại Từ năm 2019 TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) % so với tổng diện tích I Diện tích trồng chè của huyện phân theo giống 6.342,43 100 1 Diện tích chè trung du 1.864 29,39
2 Diện tích chè giống mới 4.478,43 70,61
- LDP1 3.134,7 49,42
- Kim Tuyền 744,4 11,74
- Phúc Vân Tiên 328 7,32
- TRI777 231,9 3,65
- Bát tiên và các giống khác 39,43 0,62
3 Diện tích trồng mới, trồng thay thế giai đoạn 2017 – 2019
1.076 36,29
II Diện tích chè đáp ứng được yêu cầu theo tiêu chuẩn VietGAP
6.170 97,36
- Diện tích đã được giấy chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
730,5 11,53
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đài Từ, năm 2019)
3.1.3. Thực trạng phát triển chè bền vững theo hướng VietGAP tại huyện Đại Từ Đại Từ
3.1.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển chè bền vững theo hướng VietGAP
Thái Nguyên được mệnh danh là đệ nhất danh trà, là cây chè là xóa đói giảm nghèo cho nhân dân địa bàn tỉnh do đó Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND đều trú trọng đến phát triển cây chè nhằm phát triển lợi thế so sánh giữa các vùng, miền trồng chè trong của nước để phát kinh tế của người dân do đó từ năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định 3130/QĐ-UBND ngày 13/12/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 26/1/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ - dự toán Đề án nâng cao giá trị và phát triển bền vững chè Thái Nguyên, giai đoạn 2016-2020.
Huyện Đại Từ là đơn vị có diện tích chè trên 6.337 ha chè kinh doanh đứng thứ 02 trên toàn quốc do đó Huyện ủy, Hộng đồng nhân dân và UBND huyện đều chú trọng và quan tâm đến cây mũi nhọn của huyện để phát triển kinh tế cụ thể năm 2012 UBND huyện Đại Từ đã có Quyết định số 1711/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2012 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cây chè huyện Đại Từ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thực hiện Nghị quyết số 102/2015/NQ-HĐND, ngày 21/12/2015 của HĐND Huyện về việc thông qua Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Đại Từ giai đoạn 2016-2020.
- Thực trạng phát triển chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP
- Diện tích chè trên địa bàn huyện Đại Từ trên có 6.337 ha chè kinh doanh được trồng ở 30 xã thị trấn; theo khảo sát của các chuyên gia cây chè và viện chè Việt Nam điều kiện thổ những, điều kiện khí hậu, điều kiện đất đai thì có tới 98,5% diện tích chè của huyện Đại Từ đủ tiêu chuẩn sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên quy mô rộng; Diện tích chè VietGAP huyện Đại Từ năm 2017 là có 374,5 ha; đến năm 2018 diện tích chè VietGAP tăng lên 514,5 ha tương tăng 137,4% so với năm 2017; năm 2019 diện tích chè VietGAP tăng lên 730,5 ha tương ứng tăng 142% so với năm
2018; Diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tăng bình quân các năm là 1,4%/năm.
- Năng suất chè VietGAP năm 2017 đạt 118 tạ/ha/năm; năm 2018 năng suất chè VietGAP tăng lên 120tạ/ha/năm, năng suất tăng so với năm 2017 là 101,7%/năm; Đến năm 2019 năng suất Chè theo đã tăng lên 121tạ/ha/năm tương ứng với mức tăng 100,8%/năm; trong 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019 năng suất chè VietGAP của huyện Đại Từ tăng bình quân 1,01%/năm do các hộ nông dân và người tiêu dùng đã nhận thức và đánh giá được công tác vệ sinh an toàn thực phẩn đối với cây chè; do đó sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP được người tiêu dùng và các hộ gia đình đặt lên hàng đầu để đầu tư thâm canh tăng năng suất.
- Sản lượng Chè VietGAP trên địa bàn huyện Đại Từ năm 2017 sản lượng đạt 4.419 tấn/năm; Sang năm 2018 sản lượng chè VietGAP tăng lên 6.174 tấn/năm tăng 139,7%/năm; sang đến năm 2019 số hộ gia đình và diện tích chè sản suất theo tiêu chuẩn VietGAP tăng lên sản lượng tăng vọt lên 8.839 tấn/năm tướng ứng với mức tăng là 143,2% /năm; trong giai đoạn 2017 đến năm 2019 sản lượng chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tăng bình quân các năm là 1,41%/năm.
- Số xã có các hộ gia đình tham gia sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP thì năm 2017 trên địa bàn huyện có 11/30 xã, thị trấn; đến năm 2018 có 21/30 xã, thị trấn; đến năm 2019 có 26/30 xã các hộ dân tham gia sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tương ứng với mức tăng 1,54%/năm. - Số hộ gia đình tham gia sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP thì năm 2017 có 1.200 hộ; đến năm 2018 tăng lên 1500 hộ và đến năm 2019 số hộ tăng lên 5.500 hộ gia đình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tương ứng với mức tăng là 2,14% /năm.
Bảng 3.3. Thực trạng phát triển chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP So sánh (%)
1 Diện tích Ha 374,5 514,5 730,5 137,4 142,0 1,4 2 Năng suất Tấn/Ha 118 120 121 101,7 100,8 1,01 3 Sản lượng Tấn 4.419 6.174 8.839 139,7 143,2 1,41 4 Số xã trồng chè (Các nhóm hộ SX chè VietGAP) Xã (28 t11xã ổ (48 t21xã ổ) 26 xã (86 tổ nhóm) 190,9 123,8 1,54 5 Số hộ trồng chè Số hộ 1.200 2.500 5.500 208,3 220,0 2,14
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ
* Để phát triển về diện tích, năng suất, sản lương và chất lượng chè của huyện Đại Từ; trong những năm gần đây huyện đã tập trung vào chuyển đổi cơ cấu giống chè trồng mới và trồng thay thế giai đoạn 2017 - 2019 được 2.300 ha. Các giống chè LDP1 và các giống chè nhập nội như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên có năng suất, chất lượng cao để làm nguyên liệu chế biến chè xanh cao cấp. Việc chuyển dịch mạnh mẽ nói trên cơ bản là do năng suất của các loại chè giống mới cao hơn hẳn so với chè Trung