- Thực trạng phát triển sản xuất theo bền vững theo chiều rộng
- Phát triển về diện tích sản xuất chè bền vững theo hướng VietGAP trên địa bàn huyện cụ thể là năm 2017 toàn huyện có 374,5 ha; năm 2018 toàn huyện có 514,5 ha tăng 137,4 %; năm 2019 toàn huyện có 730,5 ha tăng so với năm 2018 là 142,0 % bình quân các năm diện tích chè sản xuất bền vững theo hướng VietGAP tăng 140% trong các năm từ 2017 đến năm 2019.
- Phát triển về số hộ sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện từ 2017 đến 2019 là năm 2017 toàn huyện có 1.200 hộ nhưng đến năm 2018 tăng lên 2.500 hộ tăng 208,3% / năm; đến năm 2019 tổng số hộ tăng lên 5.500 hộ tăng 220,0%/ năm; trên toàn địa bàn huyện trong giai đoạn từ 2017 đến năm 2019 tăng trưởng về sản xuất chè bền vững theo hướng VietGAP là gần 2.000 hộ/năm.
- Phát triển về số xã (có các nhóm hộ) sản xuất chè bền vững theo hướng VietGAP năm 2017 tổng số xã đăng ký sản xuất chè bền vững tho tiêu chuẩn VietGAP là 11 xã nhưng đến năm 2018 số xã tăng lê là 21 xã tương đương tăng 190,9 %/năm; đến năm 2019 tăng lên 26 xã tương ứng với 86,7% số xã có trồng chè trên địa bàn huyện tương ứng với 123,8%/năm; Sự phát
triển về số xã trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP trung bình quân các năm là 154%/ năm.
Bảng 3.6. Tình hình phát triển sản xuất chè theo chiều rộng
TT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQ 1 Số xã trồng chè xã 11 21 26 190,9 123,8 153,7 2 Số hộ trồng chè hộ 1.200 2.500 5.500 208,33 220,0 223,6 3 Diện tích chè ha 374,5 514,5 730,5 137,4 141,98 814,92
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ
- Thực trạng phát triển theo chiều sâu
Cho ta thấy việc áp dụng các tiến hộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh tăng năng xuất đã được các hộ sản sản xuất chè áp dụng đúng quy trình được thể hiện như sau:
- Số hộ trồng chè: Việc số hộ trồng chè đúng quy trình sản xuất theo tiêu Chuẩn VietGAP đạt 5.380 hộ, chỉ có 120 hộ không làm theo quy trình trồng chè như không đào rãnh mà chỉ quốc hố, trồng không đúng khoảng các cây, khoảng cách hàng và tổng lượng cây /ha; Số hộ trồng đúng quy trình đạt 97,82%/hộ.
- Về phân bón thì số hộ bón phân đúng quy trình theo tiêu chuẩn VietGAP như sau: như phân Đạm số hộ bán đúng quy trình đạt 96,15%/hộ; Phân Lân 98,55%/hộ/; Phân Kali 62,74%/hộ và Phân hữu cơ đại đa số các hộ gia đình bón phân đúng yêu cầu chỉ đạt 82,34%/hộ.
- Về lao động: Việc đầu tư lao động theo đúng các công đoạn để sản xuất chè VietGAP các hộ sản xuất chè chỉ đạt 93,35% theo yêu cầu với lý do nhiều hộ sản xuất chè vẫn phải dùng đến máy móc và thuốc hóa học ở các khâu khác nhau.
Bảng 3.7. Thực trạng sản xuất chè bền vững theo hướng VietGAP của huyện năm 2019 TT Chỉ tiêu Yêu cầu của VietGAP Số hộ áp sản xuất theo quy trình VietGAP Số hộ áp sản xuất chè không đúng quy trình Tỷ lệ hộ sản xuất đúng quy trình (%) 1 Số hộ trồng chè mới theo VietGAP 5.500 5.380 120 97,82 2 Phân bón các loại - Đạm (kg) 600 5.288 212 96,15 - Lân (kg) 600 5.420 80 98,55 - Kali (kg) 200 3.451 2.049 62,74 - Phân hữu cơ (kg) 6500 4.529 971 82,34
3 Công Lao động (công) 120 5134 366 93,35
Nguồn: số liệu điều tra (2019)
* Đầu tư trồng chè mới cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
Việc đầu tư trồng mới cho 1ha chè theo tiêu chuẩn VietGAP được thể hiện kết quả như sau:
- Về giống chè trong thời gia từ năm 2017 đến 2019 số lượng cây giống được nhân dân trồng ổn định là 1.800 cây/1 ha.
- Về Phân bón các loại trong giao đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 nhân dân đầu tư cho việc thâm canh chè ổn định chỉ có phân chuồng và lao động là tăng qua 3 năm.
- Về thuốc trừ sâu trong gia đoạn từ năm 2017 đến 2019 nhân dân có xu hướng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giảm dần; Như năm 2017 mua thuốc bảo vệ thực vật là 22 triệu/ha/năm, nhưng đến năm 2018 mua thuốc bảo vệ thực vật là 20 triệu đồng/1ha/năm; đến năm 2019 đầu tư cho thuốc bảo vệ thực vật là 18 triệu đồng/1ha/năm.
- Về lao động số lượng lao động cũng giảm theo các năm cụ thể như sau: năm 2017 chi phí 55 triệu đồng /ha; nhưng đến năm 2018 giảm xuống 54
triệu đồng/ha; đến năm 2019 chi phí cho lao động giảm xuống 52 triệu đồng/ha tương đương tăng.
Bảng 3.7. Việc đầu tưđể trồng 01ha chè theo tiêu chuẩn VietGAP
(Tính trên 01 ha/năm) TT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 1 Giống Cây 18.000 18.000 18.000 2 Phân Bón Phân Chuồng Tấn 10 15 18 Đạm Kg 3.325 3.325 3.325 Lân Kg 4.585 4.585 4.585 Kali Kg 1.280 1.280 1.280
3 Thuốc trừ sâu Triệu 22 20 18
4 Lao động Triệu 55 54 52
Nguồn: Số liệu điều tra và phòng Nông nghiệp và PTNT Đại Từ
3.2. Thực trạng sản xuất chè theo VietGAP ở các hộđiều tra