VietGAP tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Nhóm yếu tố vềđiều kiện tự nhiên
Phát triển sản xuất chè nguyên liệu chịu ảnh hưởng lớn vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu của vùng thuận lợi sẽ làm tăng năng suất, chất lượng của chè nguyên liệu. Ngược lại nếu các yếu tố trên không thuận lợi sẽ làm thiệt hại nghiêm trọng tới năng suất, sản lượng mà còn ảnh hưởng lâu dài cho các chu kỳ tiếp theo.
Qua điều tra cho thấy yếu tố đất đai chiếm tỷ lệ lớn nhất trong phát triển sản xuất chè nguyên liệu, có tới trên 80% các hộ nông dân đánh giá đất đai là yếu tố quyết định lớn nhất, tiếp đó là tới thời tiết chiếm tỷ lệ 64% đứng thứ 2 trong thứ tự quan trọng, nếu thời tiết thuận lợi ít sâu bệnh, lượng nước mưa cung cấp đủ trong một năm sẽ làm cho năng suất, sản lượng chè nguyên liệu đạt kết quả cao. Trong khi đó nếu đất trồng chè kém thuận lợi, hàm lượng dinh dưỡng trong đất ít, chi phí đầu tư phải cao hơn nhưng năng suất lại thấp chất lượng của chè nguyên liệu thấp dẫn tới hiệu quả kinh tế trong hộ nông dân không cao.
Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng chè. Chè trồng ở trên núi cao có hương vị thơm và mùi vị tốt hơn vùng thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn ở vùng thấp. Đồi chè có độ dốc bình quân hợp lý, nếu độ dốc quá cao khó khăn cho việc trồng trọt, thu hái và thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp, dồi dào nước ngầm, mùa mưa thoát nước nhanh, không bị úng. So với một số cây trồng khác, cây chè yêu cầu về đất không nghiêm ngặt. Nhưng để cây sinh trưởng tốt, có năng suất cao thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu: đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp là 4,5-6,0, đất phải có độ sâu ít nhất là 60cm, mực nước ngầm phải dưới 1m.
Bảng 3.11. Đánh giá của nông hộ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới sản xuất chè
TT Các yếu tố Tỷ lệ (%) Thứ tự quan trọng 1 Đất đai tốt 82 1 2 Thời tiết 64 2 3 Lượng mưa 60,4 4 4 Sâu bệnh, dịch hại 59 5 5 Độ dốc của đất 61,5 3 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019) 3.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế kỹ thuật
* Giống chè: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Giống chè tốt là giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được điều kiện sống khắc nghiệt và sâu bệnh. Cùng với giống tốt, trong sản xuất kinh doanh chè cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việc chọn tạo giống chè là rất quan trọng trong công tác giống.
Ở Đại Từ đã chuyển đổi và chuyển sang trồng nhiều giống chè tốt như: LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, TRI777... Đây là một số giống chè khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè già cỗi. Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu.
* Bón phân: ở Đại Từ, người sản xuất chè bón cả các nguyên tố N, P, K; thường sử dụng N dưới dạng Urê, P dưới dạng Surpelân, K dưới dạng Clorua kali. Về số lượng qua điều tra cho thấy: Lượng phân đạm Urê bón ở mức khoảng 5-12 kg/sào/năm, trung bình khoảng 108N/ha, lượng bón trên là thấp so với yêu cầu đầu tư thâm canh chè hiện nay; lượng bón P là hợp lý nhưng lượng bón K vẫn thấp so với năng suất thu hoạch búp. Ngoài các loại phân đạm, lân, ka ly trên địa bàn huyện các hộ nông dân còn sử dụng NPK tổng hợp chủ yếu có 2 loại: 5-10-3 và 12-5-10, bón làm 2-4 lần trong năm.
lần/năm, phân kali 1-2 lần/năm, nhưng không phải hộ nào cũng chú trọng bón bổ sung kali (mặc dù Kali có ảnh hưởng tốt đến chất lượng chè xanh), theo kết quả điều tra tại 07 xã thì chỉ có 05 xã có nông hộ sử dụng phân kali để bón cho chè. Nhìn chung, mức đầu tư phân NPK cho chè ở Đại Từ thấp hơn so với yêu cầu của quy trình, và chưa đúng quy trình cả về số lần bón, thời gian bón và tỷ lệ phối hợp giữa các nguyên tố...; chưa phát huy hết tiềm năng năng suất, nhất là nhóm giống LDP1, LDP2, Phúc Vân Tiên. Cần nâng cao lượng bón để nâng cao năng suất nhóm giống này. Phun thuốc bảo vệ thực vật cho chè vẫn áp dụng phun theo định kỳ là chính; nhìn chung các nông hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cơ bản đúng chủng loại do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định.
* Chế biến: Hiện nay, trên địa bàn huyện, sản phẩm chè chủ yếu có 2 loại: chè xanh và chè đen. Song sản phẩm chè xanh vẫn là chủ lực, chè đen chỉ được sản xuất bởi các công ty, nhà máy, xí nghiệp.
Sản xuất chè xanh muốn có chất lượng cao đòi hỏi nguyên liệu phải có chất lượng tốt, không bị ôi ngốt. Sau khi hái, cần đưa ngay nguyên liệu về nhà máy để chế biến. Trên địa bàn huyện, phần lớn nguyên liệu được các hộ trồng chè chế biến trong các cụm chế biến nhỏ bằng các thiết bị bán công nghiệp. Đây là mô hình rất phù hợp trong điều kiện sản xuất chè hiện nay. Mô hình này đang chiếm 97% tổng công suất chế biến chè của huyện. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm trên, mô hình các hộ nông dân tự chế biến sản phẩm còn có nhược điểm cần khắc phục là: các thiết bị thủ công lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu; quy trình chế biến chưa đồng bộ về các thông số kỹ thuật, chế biến dựa vào kinh nghiệm là chính, thiếu hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng, nhìn chung khó tạo ra sản phẩm chè đồng đều đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, khi thị trường xuất khẩu cần sản phẩm với khối lượng đủ lớn, có tiêu chuẩn đồng đều sẽ rất khó đáp ứng. Đây cũng là vấn đề khó khăn khi mở rộng thị trường xuất khẩu chè xanh Đại Từ.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 9 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và chế biến chè (loại hình này chiếm 3% sản lượng chè toàn huyện), gồm có:
- Công ty cổ phần chè Quân Chu; - Xí nghiệp chè Đại Từ;
- Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu chè Thái Nguyên; - Doanh nghiệp chè Tín Đạt;
- Công ty chè Thế Hệ Mới; - Doanh nghiệp chè Đại Hưng; - Doanh nghiệp chè Thảo Công; - Nhà máy chè Hà Thái;
- Nhà máy chè xuất nhập khẩu Bản Ngoại;
Các doanh nghiệp này đa số sản xuất chè xanh, chủ yếu thu mua nguyên liệu của dân, do các doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu riêng. Các doanh nghiệp trên hàng năm thu mua khoảng 1.500 tấn chè búp tươi, còn lại chủ yếu thu mua chè búp khô với số lượng khoảng 900 tấn (tương đương 4.500 tấn chè búp tươi, gấp 3 lần so với lượng nguyên liệu tự chế biến) để gia công và tiêu thụ sản phẩm. Vì không có vùng nguyên liệu nên không chủ động trong sản xuất; công suất các nhà máy lớn (>10 tấn/ngày) nên vào thời vụ cao điểm luôn không đủ nguyên liệu để sản xuất dẫn đến hoạt động cầm chừng, gây lãng phí. Rõ ràng, đây là một điểm yếu trong sản xuất chè ở Đại Từ hiện nay.
3.3.3. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội
- Thị trường: Đây là yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định đến sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh chè trong nền kinh tế thị trường. Tại sơ đồ 3.1 về chuỗi giá trị chè của người dân huyện Đại Từ, nông dân không tham gia liên kết bán chè cho các DN thu gom (hoặc thương lái) hoặc bán trực
và sau đó bán chè đã chế biến cho DN thu gom. Người dân bán sản phẩm ra thị trường hầu như không theo bất kỳ sự chỉ dẫn hay khống chế nào từ phía khách mua. Nói cách khác, người dân tự chọn lựa khách mua và tin rằng giá mà họ nhận được là công bằng hợp lý. Rất ít bằng chứng cho thấy nông dân cảm thấy bị thua thiệt thậm chí là ở những vùng sâu, vùng xa.
Sơđồ 3.1: Chuỗi phân phối chè của nông dân huyện Đại Từ
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
- Giá cả: Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung và người trồng chè nói riêng, mối quan tâm hàng đầu là giá chè trên thị trường, bởi nếu giá cả
40% Chè lá Chè Chè xanh Chè đen 20% Doanh nghiệp (ô tô) Thương gia nhỏ (xe máy) Xưởng chế biến DNVVN CHẾ BIẾN NÔNG DÂN Hộ tự chế biến Thương giả nhỏ (xe máy) Xuất khẩu Người bán lẻởđịa phương Người bán lẻ ở thành phố Siêu thị ở thành phố 20% 20%
không ổn định sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè. Do đó việc ổn định giá cả và mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho ngành chè góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp.
Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chiếm 70% với sản phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản, chỉ có khoảng 30% sản lượng chè chế biến được xuất khẩu, giá xuất từ 1.400-1.500 USD/tấn, thị trường nhập khẩu chủ yếu là các nước Trung Đông, một số nước Châu Á và Đông Âu.
Nhìn chung giá chè Thái nguyên tiêu thụ trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định, hiện đang ở mức 120.000 đồng đến 220.000 đồng/kg chè thành phẩm đối với sản phẩm loại trung bình; từ 280.000- 450.000 đồng/kg chè xanh đặc sản; chè đặc sản cao cấp có giá 2.500.000 - 3.000.000 đồng/kg.
- Nguồn lao động: Nông hộ sử dụng lao động chủ yếu là lao động gia đình. Tuy nhiên lao động trong nông hộ đông đảo về số lượng nhưng cơ bản vẫn là lao động thủ công, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế. Phát triển sản xuất chè vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội, bởi vì ngoài việc mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động, phát triển sản xuất chè đã giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao động ở miền núi, đặc biệt là lao động nông thôn.