Kinh nghiệm sản xuất chè VietGAP ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 44)

1.2.2.1. Kinh nghiệm sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Tính đến nay, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã trồng hơn 2.000 ha chè, trong đó có gần 1.900 ha đã cho thu hoạch. Nhằm nâng cao giá trị của cây chè, người trồng chè đang chuyển hướng trồng và chế biến chè từ phương pháp truyền thống sang trồng và chế biến chè an toàn.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè VietGAP, huyện Hàm Yên đã áp dụng rất nhiều các biện pháp hỗ trợ cho người nông dân, đồng thời bản thân các hộ dân cũng rất tích cực trong việc nâng cao giá trị cây chè của địa phương mình.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh và UBND huyện Hàm Yên triển khai mô hình trồng chè an toàn từ đầu năm 2013. Dự án đã hỗ trợ đầu tư nhà xưởng, thiết bị sao sấy, máy hút chân không cho một số hộ dân trong các tổ hợp tác để giúp họ chế biến và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.

Để đảm bảo sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ trong Tổ hợp tác chè an toàn phải ký cam kết thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng” là: đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và đúng thời gian. Hộ nào không thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật thì lô chè đó không được chứng nhận và buộc phải trả lại. Thành viên tổ hợp tác phải tuyệt đối tuân thủ quy định trồng, chăm sóc cũng như thu hái, chế biến sản phẩm, mới đảm bảo được chất lượng an toàn. Từ giống chè, vùng đất, nguồn nước tới chế độ chăm sóc, hộ dân hoàn toàn tuân thủ theo những quy định được phép dùng trên sản phẩm an toàn. Việc thu hái và cơ sở chế biến cũng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xác định cây chè là thế mạnh trong phát triển kinh tế, UBND huyện Hàm Yên đã đồng hành cùng người dân xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng, giá trị của cây chè bằng các giống chè mới chất lượng cao và sản xuất chè theo hướng an toàn, sạch bệnh. Các xã có diện tích trồng chè lớn được đầu tư xây dựng những hố rác bằng bê tông để thu gom vỏ thuốc trừ sâu, đảm bảo môi trường sản xuất an toàn, không chứa tác nhân gây bệnh. Chính vì sự nỗ lực của cả chính quyền địa phương và người dân, mà nhiều hộ đã có thu nhập cao nhờ sản xuất chè VietGAP. Giá 1kg chè búp khô theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn từ 30- 50 nghìn đồng so với chè sản xuất thông thường. Tỷ lệ hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/ 1 năm ngày càng gia tăng. Nhiều gia đình đã xây được nhà cửa khang trang, làm thay đổi diện mạo quê hương.

Như vậy, việc áp dụng đúng kiến thức, khoa học kỹ thuật trong sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, cùng với nhận thức của người nông dân được nâng cao, và sự vào cuộc có trách nhiệm của chính quyền địa phương tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã thực sự giúp người dân thay đổi hình thức canh tác lạc hậu, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất chè, là cơ hội để người dân phát triển kinh tế bền vững.

1.2.2.2. Kinh nghiệm sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Quang Bình là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ giúp người dân xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực. Để nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng và chất lượng, xã Xuân Minh được chọn thực hiện trồng, chăm sóc và chế biến chè theo quy trình VietGAP, bước đầu đem lại kết quả tốt.

Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Quang Bình có thể phát triển được các giống chè hiệu quả kinh tế cao như Shan tuyết. Người sản xuất kinh doanh chè không những thoát nghèo mà còn có thể làm giàu chính đáng bằng chính sức lao động của mình. Tiêu biểu cho phát triển sản xuất chè của huyện như: Xã Xuân Minh, Tiên Nguyên, Tân Bắc và Tân Trịnh, mỗi xã cung ứng nguyên liệu chè ra thị trường đạt hàng nghìn tấn mỗi năm, tạo cho nền sản xuất chè của huyện ngày càng phát triển.

Để vươn tới sản phẩm chè có chất lượng tốt, an toàn, đáp ứng nhu cầu của thị trường, năm 2013 thực hiện kế hoạch của tỉnh về hỗ trợ áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất, chế biến chè, UBND huyện Quang Bình phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm thủy sản thực hiện Dự án trồng, chăm sóc chè theo quy trình VietGAP tại xã Xuân Minh với tổng diện tích là 200 ha, dự án thực hiện trong 2 năm 2013 và 2014. Năm 2013 có 68 hộ

Sau quá trình tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng và chế biến chè an toàn theo hướng VietGAP, hầu hết các hộ dân tham gia đều nắm được quy trình và tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về kỹ thuật trong quá trình thực hiện. Hiện nay, diện tích chè được trồng và chăm sóc theo quy trình VietGAP đều phát triển tốt, nhất là năng suất và chất lượng chè vượt trội hơn so với cách làm đại trà trước đây.

Thực hiện dự án trồng, chăm sóc và chế biến theo quy trình VietGAP đã giúp các hộ dân nâng cao được nhận thức kỹ thuật trong sản xuất chè. Thực hiện quy trình VietGAP khi trồng chè trên đất có độ dốc, phải tạo thành các đường đồng mức, do đó việc chăm sóc thuận lợi hơn, phân bón không bị rửa trôi, giữ được độ màu mỡ cho đất, cây chè phát triển và cho năng suất, chất lượng búp tốt hơn. Hơn nữa, ở diện tích chè trồng mới trong 2 năm đầu bà con có thể trồng xen các loại hoa màu khác vừa tạo bóng mát cho cây chè, lại vừa có thêm thu nhập.

Việc áp dụng các kiến thức trong sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã dần dần giúp người dân thay đổi những hình thức canh tác lạc hậu, biết áp dụng những tiến bộ trong sản xuất, biết ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, môi trường và sức khỏe... Có thể nói sau một năm thực hiện dự án chè VietGAP đã góp phần thay đổi rõ rệt nhận thức của mỗi hộ dân, mang lại những hiệu quả tích cực, sản lượng và chất lượng chè được nâng lên đáng kể, cùng với đó thu nhập của người dân cũng được cải thiện.

Để tiếp tục phát huy tiềm năng thế mạnh của cây chè, cấp ủy, chính quyền huyện Quang Bình đang tập trung triển khai có hiệu quả phát triển vùng chè sạch Xuân Minh, Tiên Nguyên với mục tiêu xây dựng vùng sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn với việc hỗ trợ, nâng cao năng lực thị trường cho người sản xuất, nâng cao vai trò liên kết các doanh nghiệp, các tổ hợp tác với nông dân trong sản xuất nguyên liệu, xây dựng thương hiệu chè của huyện, góp phần đưa hương vị đặc trưng của chè Quang Bình đến với đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước.

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

1.4. Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cho huyện đại từ, tỉnh Thái Nguyên VietGAP cho huyện đại từ, tỉnh Thái Nguyên

Một là, phát huy và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phương, phát triển bền vững và ổn định, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tự nhiên, dựa trên cơ sở khai thác lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu... để phát triển sản xuất chè đặc sản, có sản lượng hàng hóa tập trung. Đưa cây chè VietGAP thực sự là cây trồng chủ lực, mũi nhọn; cây làm giàu trong phát triển kinh tế của huyện Đại Từ. Phát triển mạnh ở cả 3 khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Hai là, áp dụng các quy trình sản xuất chè VietGAP đầu tư chăm sóc theo chiều sâu, tạo vùng nguyên liệu tập trung chất lượng, an toàn, từng bước đưa các giống chè mới có chất lượng tốt, năng suất cao thay thế chè giống cũ, tạo cơ cấu giống chè phù hợp, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật hiện có trong ngành chè để nâng cao năng suất và chất lượng chè. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tích cực tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp đồng bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm ổn định lâu dài.

Ba là, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển giao thông, thuỷ lợi, điện và hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển cây chè nâng cao đời sống nhân dân. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân đầu tư vào phát triển cây chè. Thúc đẩy việc liên doanh liên kết trong phát triển cây chè; hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến công nghiệp, cho xuất khẩu; gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ.

Bốn là, tăng cường công tác điều tra dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại chè và hướng dẫn nông dân phòng trừ hiệu quả, an toàn; đề xuất hình thức dịch vụ phát triển cây chè. Đẩy mạnh công tác quản lý việc kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng chè, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản

kiên quyết xử lý đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện sản xuất, chế biến theo quy định.

Năm là, hệ thống khuyến nông tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng chè. Xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho vùng sản xuất chè tập trung. Khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường chỉ đạo tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ, đẩy mạnh vai trò hoạt động của các hợp tác xã sản xuất chè đã có và tiếp tục phát triển các hợp tác xã mới; tiếp tục nghiên cứu tái cơ cấu ngành hàng chè, trong đó hết sức chú ý đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường liên kết, đảm bảo hiệu quả, bền vững. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các mô hình có hiệu quả (trồng cây che bóng, bón phân chuyên dùng, sản xuất an toàn…); hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; trồng cây che bóng; sử dụng máy hái chè đúng kỹ thuật, sản xuất theo hướng an toàn đảm bảo phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Đại từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc củatỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 Km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía đông giáp

huyện Phú Lương; Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.

Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện là 57334,6 ha và 165.302 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân274,65 người/km2.

Là Huyện có diện tích lúa và diệntích chè lớn nhất tỉnh ( Lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là Huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: Có 169 điểm di tích lịch sửvà danh thắng. Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

a) Về đồi núi: Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi:

- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m .

- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.

- Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m. - Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam.

b) Sông ngòi thuỷ văn:

- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện.

- Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh

Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.

- Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện (đặc biệt là cây chè).

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80% , nhiệt độtrung bình hàng năm từ 22 - 270 ( là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).

2.1.1.4.Kết cấu hạ tầng

a. Hệ thống cung cấp điện: Huyện Đại Từ có mạng lưới điện Quốc gia kéo đến 31 xã, thị trấn.

b. Giao thông: Đại Từ có mật độ đường giao thông khá cao so với các Huyện trong Tỉnh. Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km.

Trong đó:

+ Đường Quốc lộ 37, chạy dài suốt Huyện, dài 32km, đã được dải nhựa. + Đường Tỉnh quản lý: Gồm 3 tuyến đường: Đán đi Hồ núi Cốc; Đại Từ đi Phổ Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến -Định Hoá; Phú Lạc đi Đu- ôn Lương Phú Lương.

Còn lại là các tuyến đường đá, cấp phối thuộc Huyện và xã quản lý, chủ yếu là đường liên xã, liên thôn, xóm; Cả 31 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, Song do đặc điểm của Huyện miền núi, hệ thống giao thông còn gây ách tắc về mùa mưa lũ, do vậy chưa đáp ứng cho sự phát triẻn và giao lưu hàng hoá trên địa bàn.

- Tuyến đường sắt Quán triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợn lớn trong việc phục vụ sản xuất và giao lưu hàng hoá (Chủ yếu là vận chuyển than).

Nhìn chung, hệ thống giao thông của Huyện tương đối thuận lợi, song về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu (Chủ yếu là đường đá cấp phối, đất), cần phải có kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống cầu, đường liên Huyện, liên xã, xóm trong những năm tới.

c. Thông tin liên lạc: Toàn Huyện đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình, 31/31 xã, thị trấn có điện thoại; Hệ thống giao thông thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho Bưu điện phục vụ các thông tin, báo trí đến các xã, xóm trong kịp thời trong ngày.

2.1.1.5. Tài Nguyên - khoáng sản

a) Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)