tỉnh Thái Nguyên
- Đại Từ là “Vùng địa lợi”: nằm khu vực căn cứ kháng chiến cũ, có nhiều di tích lịch sử văn hóa; nằm trên quốc lộ 37, cách Hà nội 100 km, thành
ATK Thái Nguyên với Tuyên Quang; có khu du lịch hồ Núi Cốc… thu hút nhiều khách du lịch, là cơ hội tốt để giao thương, giao lưu văn hóa lịch sử gắn với du lịch sinh thái, văn hóa chè và tiêu thụ sản phẩm chè.
- Về điều kiện tự nhiên, sinh thái: khí hậu, đất đai, nước, nhiệt độ, độ ẩm rất thuận lợi cho sinh trưởng phát triển cây chè. Tài nguyên đất của Đại Từ có 5 nhóm, trong đó đất thích nghi với cây chè là toàn huyện có 10.708 ha diện tích đất rất thích hợp và thích hợp cho phát triển cây chè (diện tích đất rất thích hợp là 2.369,09 ha và 8.339,03ha đất thích hợp cho cây chè).
- Trên địa bàn huyện có 25 chợ đó là điều kiện thuận lợi khi phát triển hệ thống thị trường chè xanh nội tiêu. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội bước đầu phát triển, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng đáng kể.
- Đại Từ có lực lượng lao động dồi dào, người dân có truyền thống lao động cần cù. Trong những năm qua, cây chè được huyện coi là cây trồng chủ lực, mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp, là cây giúp cho các hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu.
- Huyện Đại từ là vùng sản xuất chè có truyền thống lâu đời, có tiềm năng năng suất, nguyên liệu chè có chất lượng cao: Là huyện sản xuất chè có 3 chỉ tiêu về số lượng lớn nhất so với quy mô sản xuất cấp huyện (diện tích 6.333 ha) chiếm 30,5 % diện tích chè của tỉnh Thái Nguyên, lớn nhất miền Bắc, sản lượng chè lớn: 58.250 tấn búp/năm. Chất lượng chè xanh Đại Từ rất tốt, có các hàm lượng tanin thích hợp (2%). Đó là lợi thế lớn cho vùng nguyên liệu chè Đại Từ, tạo ra sản phẩm chè xanh có hương cốm, vị ngọt dịu. Đây là những lợi thế rất lớn để thúc đẩy phát triển sản xuất chè bền vững.
- Giá trị kinh tế của cây chè huyện Đại Từ trên một đơn vị diện tích cao, là cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất trong các loại cây trồng trên địa bàn huyện. Ngành chè Đại Từ giữ vai trò mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp và là cây trồng số một trên vùng đồi. Đồng thời huyện sớm có chủ trương về việc xây dựng phát triển sản xuất chè thành ngành sản xuất hàng
hóa mũi nhọn; vùng sản xuất, chế biến chè xanh đặc sản chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.